Đăng ký Tư vấn miễn phí
2 nhóm răng mọc lệch hàm dưới và cách khắc phục phù hợp cho từng nhóm
Răng mọc lệch hàm dưới là tình trạng răng sắp xếp lộn xộn, không thẳng hàng diễn ra ở 1 răng đơn lẻ hoặc 1 nhóm răng. Theo các chuyên gia nha khoa, tình trạng này không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc giao tiếp, ăn nhai và vệ sinh răng miệng thường ngày mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu kéo dài. Để có cách khắc phục hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ cần biết được kiểu mọc lệch và vị trí răng cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xác định tình trạng răng mọc lệch của mình và gợi ý hướng điều trị phù hợp.
Răng mọc lệch hàm dưới kéo theo rất nhiều rắc rối
2 nhóm răng mọc lệch hàm dưới thường gặp nhất
Hàm răng của mỗi người là khác nhau, chính vì thế mà thế răng mọc lệch hàm dưới cũng có sự khác nhau – dù là mọc lệch theo kiểu nào thì nó cũng kéo theo những phiền hà, rắc rối nhất định. Để dễ dàng trong việc điều trị, chuyên gia nha khoa thống nhất chia làm 2 nhóm răng hàm dưới khác nhau: nhóm răng thường và nhóm răng khôn.
Nhóm răng thường hàm dưới mọc lệch
Nhóm này bao gồm tất cả các vị trí trên khuôn hàm: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm (6 và 7). Các loại răng mọc lệch này có xu hướng lệch ra ngoài hoặc mọc thụt vào trong, một số trường hợp răng mọc chồi lên (răng thừa) và khiến cho những chiếc răng còn lại lệch không theo một đường lối nào hết (răng mọc lệch cả hàm).
Răng có thể mọc lệch hết 1 hàm bên dưới
Dù là răng hàm dưới mọc lệch vào trong hay răng hàm dưới mọc lệch ra ngoài đều kéo theo những hậu quả:
+ Ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, khiến hàm răng mất cân đối. Nếu chiếc răng cửa hàm dưới mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài thì nụ cười của bạn sẽ kém duyên đi rất nhiều.
+ Khoảng trống giữa răng mọc lệch với răng mọc thẳng tạo thành “bẫy thức ăn” – các loại mảng bám thức ăn thừa dễ dàng lưu lại trong khoang miệng và hình thành vi khuẩn.
+ Tạo thành kẽ răng sâu và kín, rất khó tác động để vệ sinh như thông thường, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu nguy hiểm.
+ Việc ăn nhai không được đảm bảo, các răng mọc lệch hàm dưới sẽ không làm tốt được chức năng của mình – việc này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Nhóm răng khôn mọc lệch hàm dưới
Bạn có thể dễ dàng nhận ra răng khôn của mình đang mọc nhờ những cơn đau khó chịu bên trong cùng của khoang miệng. Đây là tình trạng thường gặp nhất và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp. Các hướng mọc lệch của răng khôn có thể kể đến: răng khôn mọc lệch ra má hàm dưới, mọc lệch sang bên cạnh đâm vào răng số 7, mọc lệch vào bên trong, mọc lệch nhưng ngầm bên dưới…
Răng khôn mọc lệch với đủ mọi tư thế khác nhau
Bạn “nhận được” gì nếu có một chiếc răng khôn mọc lệch hàm dưới?
+ Những cơn đau dữ dội, kéo dài nhiều ngày không ngớt.
+ Đau do răng khôn mọc lệch có thể kèm theo sốt nhẹ hoặc sưng nhức vùng lợi.
+ Răng hàm số 7 bị tổn thương nếu răng khôn đâm về phía nó
+ Mô mềm (má trong, lưỡi) bị tổn thương nếu bị tác động nhiều bởi răng khôn.
+ Tăng nguy cơ sâu răng lên 80% vì răng khôn ở vị trí khuất lại kèm theo mọc lệch khiến việc vệ sinh thực sự khó khăn.
Nhổ răng mọc lệch hàm dưới – Nên hay không nên?
Có thể bạn chưa biết – bảo tồn răng là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu trong nha khoa, chỉ trong những trường hợp không thể giữ lại răng bằng những biện pháp thông thường bác sĩ mới chỉ định nhổ răng. Chính vì thế, không phải trường hợp răng mọc lệch hàm dưới nào cũng cần nhổ bỏ.
Có nên nhổ răng mọc lệch hàm dưới không?
Khi nào cần nhổ răng bình thường mọc lệch ở hàm dưới?
Nếu khuôn hàm đủ khoảng trống, bác sĩ sẽ thực hiện niềng răng, kéo những chiếc răng này về đúng vị trí. Trong một số trường hợp, răng mọc lệch là răng thừa, mọc chen chúc khiến những chiếc răng còn lại bị lộn xộn thì bác sĩ sẽ buộc phải nhổ chiếc răng này để tạo khoảng trống, sau đó mới có thể niềng để kéo những chiếc răng còn lại được (vị trí răng cần nhổ thường là răng số 4).
Một số trường hợp răng lệch nhẹ hoặc rất nhẹ (chỉ lệch 1 chút ở thân răng mà chân răng vẫn đúng vị trí) thì có thể thực hiện bọc răng sứ – đây là cách chỉnh răng mọc lệch không cần niềng hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ mài đi một phần nhỏ chiếc răng bị lệch và thiết kế mão răng sứ bọc ra bên ngoài sao cho sát khít và cân đối nhất.
Răng khôn mọc lệch ở hàm dưới có nên nhổ không?
Câu trả lời là CÓ – mọi trường hợp răng khôn mọc lệch bao gồm răng mọc lệch hàm trên và hàm dưới đều nên nhổ và nhổ càng sớm càng tốt. Răng khôn không có bất cứ tác dụng nào trên khuôn hàm, chưa kể đến việc mọc lệch của chúng còn kéo theo đau nhức và những rắc rối nghiêm trọng.
Nhổ răng khôn mọc lệch là việc nên thực hiện càng sớm càng tốt
Vì là chiếc răng ở vị trí khó nhổ, thân răng to và chân răng nhiều khiến cho không ít người lo lắng với việc nhổ răng khôn và đưa ra thắc mắc nhổ răng khôn mọc lệch hàm dưới có đau không? Hiện nay nhờ vào công nghệ hiện đại, việc nhổ răng khôn không hề gây áp lực như bạn tưởng. Trước khi nhổ răng, bác sĩ thực hiện gây tê nên toàn bộ quá trình nhổ răng sẽ không gây đau đớn hay khó chịu.
Tại Nha khoa Quốc tế Nevada, công nghệ siêu âm cho phép toàn bộ ca nhổ răng diễn ra nhanh chóng, hạn chế tối đa tổn thương mô mềm nên sau khi nhổ răng xong và thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ chỉ cảm thấy cơn đau thông thường và nhanh chóng giảm dần khi vết thương đã cầm máu. Bạn có thể xảy ra tình trạng đau nhẹ và hơi ê vùng nhổ răng khoảng 3 – 5 ngày, lúc này chườm nóng hoặc chườm lạnh bên ngoài sẽ giúp cơn đau dịu đi nhanh chóng.
Chườm lạnh (hoặc nóng) ngoài vùng má vị trí nhổ răng sẽ giúp giảm bớt cơn đau hiệu quả
Răng mọc lệch hàm dưới dù là ở vị trí nào cũng sẽ kéo theo những biến chứng không thể lường trước. Để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng răng mọc lệch của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa theo 2 cách:
+ Gọi đến hotline 1800.2045
+ Để lại thông tin theo form đăng ký bên dưới, bác sĩ nha khoa sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất và tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn mọi vấn đề!
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]