Răng sữa không lung lay có nhổ được không? Trường hợp nào nên nhổ?
Banner giảm béo

Răng sữa không lung lay có nhổ được không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tùy tiện nhổ răng sữa?

Mẹ đang lo lắng răng sữa không lung lay có nhổ được không thì tuyệt đối hãy đọc kỹ nội dung bài viết dưới đây.

Theo quy luật tự nhiên thì thì khi đến tuổi sẽ được thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Thông thường, răng sữa sẽ lung lay và có thể tự nhổ tại nhà hoặc nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên có một thắc mắc được đặt ra là răng sữa không lung lay có nhổ được không? Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách để hàm răng vĩnh viễn mọc đẹp và khỏe mạnh như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Nevada đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết dưới đây.

Răng sữa không lung lay có nhổ được không?

Răng sữa không lung lay có nhổ được không?

Bình thường đa số tất cả các trường hợp răng sữa lung lay thì mới được nhổ bỏ. Tuy nhiên lại có trường hợp chân răng vẫn còn chắc và chưa lung lay. Chính vì thế, không ít các bậc cha mẹ thắc mắc rằng răng sữa không lung lay có nhổ được không?

Có được nhổ răng sữa khi chân răng vẫn còn chắc, chưa có dấu hiệu lung lay?

Theo các nha sĩ, khi răng sữa chưa lung lay thì không nên nhổ, đặc biệt là tự ý nhổ tại nhà sẽ gây nên các vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhổ răng sữa chưa lung lay có đau không thì câu trả lời là CÓ, chắc chắn sẽ đau hơn so với việc răng đã lung lay vì hàm răng còn chắc. Tuy nhiên trước khi nhổ thì nha sĩ sẽ tiến hành gây tê nên nhổ răng sữa có đau không là điều cha mẹ không cần quá lo lắng.

Có nhiều trường hợp răng sữa không rụng tự nhiên, cũng không có dấu hiệu lung lay khi đến tuổi thay răng thì ba mẹ nên cho con đến thăm khám, kiểm tra bác sĩ để được xử lý kịp thời nhất. Trường hợp răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ được sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng của bé, tuy nhiên sẽ giao động trong khoảng vài ngày đến hơn 1 tuần.

Như vậy, răng sữa không lung lay có nên nhổ thì câu trả lời là KHÔNG, trừ những trường hợp khẩn cấp và phải được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa.

Nhổ răng sữa cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa

Những trường hợp răng sữa chưa lung lay nhưng được chỉ định nhổ bỏ

Như vậy, răng sữa không lung lay có nên nhổ không đã có câu trả lời cho bạn. Tuy nhiên, một số trường hợp nên nhổ răng sữa mặc dù chưa lung lay như sau:

– Răng sữa bị sâu nặng không điều trị được thì có thể nhổ bỏ sớm để tránh lây lan sang các vùng răng bên cạnh cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vĩnh viễn mọc sau này.

– Răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa lại không có dấu hiệu lung lay cũng được chỉ định nhổ bỏ răng sữa để tạo không gian cho răng vĩnh viễn, tránh trường hợp mọc lệch lạc.

– Răng mọc lẫy, mọc bất thường trên hàm gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ cũng như việc mọc răng sau này cũng có thể được khuyên nên nhổ sớm.

Nhổ răng sữa tuy là thủ thuật đơn giản nhưng cũng cần được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa tay nghề cao để đảm bảo nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách, an toàn tuyệt đối.

Các trường hợp răng sữa chưa lung lay nên được nhổ như răng bị sâu nặng, răng mọc lệch,…

Một số câu hỏi thường gặp về răng sữa

Dưới đây là một số các vấn đề được rất nhiều cha mẹ thắc mắc và quan tâm về việc thay răng của trẻ. Ngoài ra, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, mẹ có thể để lại câu hỏi trực tiếp ở dưới bài viết để được tổng hợp lại và giải đáp bởi chuyên gia của Nha khoa Nevada nhé.

  • Tại sao răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này, trong đó phải kể đến như: trẻ mọc răng sữa chậm nên răng sữa cũng bị rụng chậm, do răng vĩnh viễn mọc lệch, do thói quen xấu trong quá trình ăn uống (con lười nhai, chỉ nuốt thức ăn dẫn đến việc răng sữa không được sử dụng nhiều nên khó lung lay vào đúng giai đoạn). Điều này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng cũng như dễ gây phát sinh các vấn đề bệnh lý như sâu răng, đau nhức,…

Răng sữa chưa rụng đã mọc răng mới do thói quen ăn uống, thời gian mọc răng sữa chậm,…

  • Răng sữa có tự rụng không?

Thông thường răng sữa sẽ lung lay và lâu dần sẽ tự rụng do tác động từ ngoại lực để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên cũng có không ít các trường hợp răng sữa không tự rụng, cũng không có dấu hiệu lung lay mặc dù đã đến tuổi thay răng thì lúc này cần có sự can thiệp sớm từ các bác sĩ nha khoa.

  • Nhổ răng sữa vứt ở đâu?

Theo quan niệm của người Việt, sau khi nhổ răng sữa sẽ vứt lên mái nhà với răng hàm dưới và vứt xuống gầm giường nếu là răng hàm trên. Tuy nhiên hiện nay khoa học có những nghiên cứu từ răng sữa có thể giúp ích trong việc “cứu sống” trẻ sau này. Chính vì thế cha mẹ có thể tìm hiểu về công nghệ này và giữ lại chiếc răng sữa cho con của mình.

  • Làm gì để răng nhanh lung lay?

Để răng nhanh lung lay, cha mẹ cần tích cực cho con ăn uống các loại thực phẩm có thể nhai, vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ và dùng tay để lung lay thường xuyên. Nếu không có dấu hiệu lung lay cần đến kiểm tra nha sĩ để được xử lý kịp thời.

Nếu răng chưa lung lay cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám tình trạng

Như vậy, răng sữa không lung lay có nhổ được không và những trường hợp răng sữa chưa lung lay được chỉ định nhổ đã được mang đến trong bài viết trên đây. Mọi vấn đề về răng miệng cần được hỗ trợ xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại Hotline: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia