Top 5 điều quan trong ba mẹ cần nhớ sau khi răng sữa nhổ xong làm gì?
Banner giảm béo

Top 5 điều quan trong ba mẹ cần nhớ sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Cập nhật ngày: 13/02/2020

Thay răng sữa là 1 thời kỳ vô cùng quan trọng đối với trẻ. Răng trẻ về sau này có đều đẹp, khoẻ mạnh hay không đều phụ thuộc vào giai đoạn thay răng sữa này. Chính vì thế, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý TOP 5 điều quan trọng sau khi răng sữa nhổ xong làm gì theo bài viết dưới đây.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Răng sữa nhổ xong làm gì?

Nhổ răng sữa là 1 cột mốc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thay răng sữa, trẻ sẽ rất dễ bị hoảng sợ do đau và thấy máu. Làm sao để trẻ luôn bình tĩnh khi thay răng, cũng như sau khi răng sữa nhổ xong làm gì để bảo vệ an toàn cho trẻ? Hãy cùng các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực nha khoa giải đáp vấn đề lạ mà quen này nhé!

Nhanh chóng cầm máu cho trẻ bớt sợ hãi

Hầu hết những đứa trẻ nào sau khi nhổ răng cũng đều rất hoảng sợ khi nhìn thấy máu chảy ra từ chân răng của mình. Việc này có thể khiến trẻ khóc thét, hoảng loạn khiến vết thương trở nên nặng hơn. Do đó, ba mẹ cũng như bác sĩ nha khoa khi thực hiện nhổ răng cho trẻ cần đảm bảo trấn an, giải thích và trò chuyện giúp trẻ bình tĩnh trong suốt quá trình nhổ răng.

Thông thường, khi bé nhổ răng tại các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp sẽ được các bác sĩ thực hiện cầm máu ngay sau khi nhổ bỏ răng cũ. Tuy nhiên, với trường hợp răng bé tự rụng hoặc bị tác động lực khiến răng rụng ngẫu nhiên. Ba mẹ cần nhanh chóng thực hiện cầm máu cho trẻ theo cách sau, để tránh khiến trẻ sợ hãi quá lâu:

– Sử dụng bông y tế tiệt trùng, quấn thành 1 lớp bông dày.

– Nhanh chóng hướng dẫn trẻ để bông vào phần răng vừa rụng.

– Giữ trẻ cắn chặt bông trong khoảng 30-40 phút.

– Nếu bông đã quá ướt, gây khó chịu cho trẻ, hãy thay bông mới để máu nhanh được cầm hơn.

– Nhắc bé không dùng tay, lưỡi hay làm bất cứ động tác nào tác động lên vùng răng mới nhổ.

– Nếu trẻ chảy máu liên tục không ngừng quá 1 giờ, hãy lập tức đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và khắc phục kịp thời.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Giúp trẻ cầm máu nhanh chóng bằng bông y tế vô trùng

Răng sữa nhổ xong làm gì để giảm sưng đau cho trẻ?

Thông thường, sau khi nhổ răng 1 thời gian trẻ sẽ hay bị sưng đau vùng răng mới mất. Điều này sẽ khiến bé trở nên cáu gắt, biếng ăn thậm chí là sốt và quấy khóc. Răng sữa nhổ xong làm gì để giảm sưng đau cho trẻ? Thực ra điều này rất dễ dàng, ba mẹ chỉ cần sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh (tuỳ thể trạng của bé và thời tiết lúc đấy) áp nhẹ lên vùng răng mới nhổ. Việc này sẽ giúp bé dễ chịu trong 1 thời gian ngắn. Hoặc tiện dụng hơn, ba mẹ có thể dán miếng hạ sốt lên vùng răng bị sưng để giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu sau 2-3 ngày bé vẫn không hết đau, thậm chí còn sốt hoặc nôn mửa nhiều lần, ba mẹ hãy lập tức đưa trẻ tới khám bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Trẻ sau khi nhổ răng dễ bị sưng nướu gây biếng ăn

Đảm bảo quá trình đông máu diễn ra bình thường

Sau khi thay răng sữa, các vết thương hở của bé theo thời gian sẽ dần hình thành những cục máu đông. Những cục máu đông này xuất hiện tại ổ răng của trẻ với vai trò ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vùng lợi bị hổng. Bảo vệ vết thương 1 cách tối đa cho đến khi chúng lành lại, và mầm răng vĩnh viễn bắt đầu nhú mọc. Trong suốt quá trình hình thành cục máu đông này, ba mẹ cần hết sức lưu ý:

– Không cho trẻ sử dụng ống hút trong 24h sau khi nhổ răng, tránh việc nghiền, cắn ống hút sẽ vô tình làm vết thương chảy máu trở lại.

– Không để bé súc miệng quá mạnh. Nướu trong giai đoạn cầm máu vô cùng nhạy cảm, việc súc miệng với lực quá mạnh có thể khiến vết thương khó cầm máu.

– Nghiêm cấm trẻ sử dụng các đồ uống có ga cho đến khi vết thương lành lại, các chất tạo ngọt có thể khiến vi khuẩn sinh sôi 1 cách nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ răng vĩnh viễn.

– Không để trẻ chà bàn chải trực tiếp lên vùng nướu có răng vừa nhổ, tránh làm tan cục máu đông, khiến chân răng tiếp tục bị chảy máu.

– Không để trẻ vận động hay nô đùa quá nhiều, dùng sức quá mạnh trong 1 ngày sau khi nhổ răng.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Hãy đảm bảo quá trình đông máu diễn ra bình thường để tránh gây nguy hiểm tới bé

Lưu ý về chế độ ăn uống của trẻ sau khi nhổ răng

Để cơ thể trẻ phục hồi 1 cách nhanh chóng, khoẻ mạnh nhất cũng như tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mới mọc lên chắc khoẻ, đều đẹp. Ba mẹ ngoài việc chú ý đến vấn đề răng sữa nhổ xong làm gì, cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ sau khi nhổ răng. Cụ thể như sau:

– Nhắc trẻ uống nhiều nước để enzyme có thể hoạt động, bảo vệ khoang miệng 1 cách tốt nhất. Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước quá nóng, tránh ảnh hưởng đến quá trình đông máu ở chân răng.

– Khi răng mới nhổ xong, ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn các món ở dạng mềm hoặc lỏng như súp, cháo, bún, phở… để tránh vết sưng của trẻ đau thêm.

– Không ăn đồ quá nóng, hay đồ ngọt, đồ chiên giòn như kẹo, bánh, khoai tây chiên, bỏng ngô… để vết thương lành lại 1 cách nhanh chóng nhất.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Những đồ ăn mềm hay nước ép trái cây đều được khuyến khích cho bé sử dụng sau khi nhổ răng

Ngoài ra, ba mẹ nên chú ý tăng cường, bổ sung những món ăn sau vào menu hàng ngày của trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hết đau, cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho mầm răng vĩnh viễn phát triển hoàn hảo nhất như: bơ, chuối, sữa, cháo, súp, nước dùng từ thịt, nước ép trái cây hoặc rau củ tươi, sữa chua, cá hồi, khoai tây nghiền…

Hình thành thói quen đánh răng đúng cách cho trẻ

Bên cạnh việc chú ý cầm máu, giảm đau hay bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Ba mẹ cũng cần dạy bé đánh răng đúng cách, bởi vệ sinh răng miệng đều đặn mới là cách bảo vệ răng toàn diện nhất. Việc đánh răng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ răng miệng của trẻ. Để trẻ đánh răng an toàn, đúng cách sau khi nhổ răng. Ba mẹ cần lưu ý dạy trẻ những điều sau đây:

– Duy trì thói quen đánh răng đều đặn ngày 2 lần, sau ăn khoảng 30 phút cho trẻ.

– Sử dụng bàn chải lông mềm, không chà trực tiếp vào vùng nướu mới nhổ răng.

– Dạy bé vệ sinh lưỡi, kẽ răng chính xác bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng dành riêng cho trẻ.

– Lựa chọn kem đánh răng chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ để bé thích ứng tốt hơn với thói quen có phần “phiền phức” này.

Sau khi răng sữa nhổ xong nên làm gì?

Dạy bé đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khoẻ răng miệng trẻ 1 cách toàn diện

Thay răng sữa ở trẻ em tuy là 1 hiện tượng bình thường, nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến khuôn hàm cũng như sức khoẻ răng vĩnh viễn của trẻ sau đó. Cho nên, ngoài việc chú ý đến răng sữa nhổ xong làm gì, ba mẹ cũng nên tham khảo và nắm rõ thời gian, trình tự thay răng sữa ở trẻ để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt nhất, giúp trẻ mau lớn khôn, khoẻ mạnh. Cùng với đó, ba mẹ cũng nên thường xuyên cho trẻ thăm khám nha khoa định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình hình phát triển và sức khoẻ răng miệng của trẻ 1 cách trọn vẹn nhất.

Nếu ba mẹ có bất cứ thắc mắc nào về thăm khám, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ. Hãy liên hệ ngay với nha khoa quốc tế Nevada thông qua HOTLINE: 1800.2045 hoặc ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn, thăm khám bởi các chuyên gia hàng đầu lĩnh vực 1 cách nhanh chóng, tận tình, chu đáo nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bật mí: Nhổ răng hàm hết bao nhiêu tiền? Giá cả và chất lượng có tỉ lệ thuận với nhau?
Chi phí nhổ răng hàm hết bao nhiêu tiền [1] hiện nay. Nếu bạn là ...
Chia sẻ từ chuyên gia nha khoa | mới nhổ răng có ăn được thịt gà không?
Mới nhổ răng có ăn được thịt gà không [1]? Đi tìm câu trả lời ...
Nhổ răng số 8 ở đâu tốt? Địa chỉ nha khoa nhổ răng số 8 uy tín
Nhổ răng số 8 ở đâu tốt nhất? là thắc mắc luôn được đặt ra ...
Giá nhổ răng khôn mọc thẳng bao nhiêu tiền và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Dành ra 60s để tìm hiểu bài viết này bạn sẽ có những thông tin ...
Nguyên nhân sâu răng hàm dưới – Nhổ răng hàm dưới có ảnh hưởng gì không?
Sâu răng hàm dưới là tình trạng bệnh lý khi cấu trúc răng hàm dưới ...
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không? Nên hay không nhổ răng thừa?
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không [1]? Trường hợp nào thì cần phải nhổ ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia