Trẻ mọc răng nanh khi nào? Hiện tượng mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Banner giảm béo

Trẻ mọc răng nanh khi nào? Hiện tượng mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Cập nhật ngày: 21/02/2020

Mỗi một đứa trẻ đều trải qua giai đoạn mọc răng nanh, vào thời điểm này các bé quấy khóc rất nhiều khiến các ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng. Do đó việc chuẩn bị tâm lý trước khi trẻ mọc răng nanh cũng như cách nhận biết hiện tượng con đang mọc răng nanh qua hình ảnh nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ tìm ra cách giải quyết sớm nhất.

Trẻ mọc răng nanh khi nào?

Mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh là giai đoạn mà con trẻ phải trải qua và là một phần không thể thiếu đối với trẻ. Thông thường sau khi mọc hết răng cửa sẽ mọc sang răng nanh, tuy nhiên ở một số trẻ răng nanh lại mọc trước răng cửa. Hiện tượng này không có gì đáng lo và cũng không ảnh hưởng gì sức khỏe của con trẻ, bởi trình tự trẻ mọc răng nanh còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ.

Hiện tượng mọc răng ở trẻ sơ sinh: thông thường thì trẻ mọc răng nanh ở giai đoạn 16 – 22 tháng tuổi, trong đó răng nanh hàm trên mọc ở thời điểm 16 – 20 tháng và mọc răng hàm trên vào thời điểm 18 – 24 tháng. Răng nanh về sau sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành cho tới khi trẻ thay răng mới.

Trẻ mọc răng nanh

Trẻ mọc răng nanh

Hiện tượng mọc nanh ở trẻ như thế nào?

Nhiều ông bố bà mẹ cho biết con đang ngoan ngoãn bỗng nhiên quấy khóc rất nhiều kèm theo rất nhiều những biểu hiện như sau:

Bé mọc răng nanh làm trẻ chảy nhiều dãi, xuất hiện nhiều nốt đỏ nhân trắng trong miệng

Trong thời gian mọc răng nanh sẽ chảy nhiều dãi hơn bình thường, khiến các nốt mẩn đỏ xuất hiện xung quanh vùng miệng. Bố mẹ nên buộc khăn ở cổ để lau dãi cho con, tránh dãi rơi rớt xuống quần áo gây mùi hôi.

Trẻ mọc răng nanh trước răng cửa gây sưng tấy lợi

Khi mọc răng năng chân răng sẽ dần nhú lên, khiến lợi bị sưng, khiến bé bị đau khi bú mẹ. Để nhận biết lợi sưng hay không các mẹ có thể sờ vào phần lợi của con và thấy lợi trở nên cứng hơn.

Trẻ mọc răng nanh

Trẻ bị sưng tấy lợi

Bé mọc răng nanh bị sốt

Vào giai đoạn mọc răng, con trẻ thường bị sốt, lúc này các mẹ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt tương tự những lần con bị sốt trước đó.

Trẻ sơ sinh mọc răng nanh có thể thấy quấy khóc nhiều hơn bình thường

Lợi sưng cộng thêm sốt cao khiến con bị đau nên khuấy khóc rất nhiều. Vì thế khi con bỗng nhiên quấy khóc nhiều mẹ nên nghĩ ngay đến giai đoạn con chuẩn bị mọc răng nanh.

Bé mọc răng nanh trước sẽ làm trẻ đi tướt nhiều lần

Tình trạng đi tướt có thể xảy ra hoặc không tùy từng trẻ, những trẻ đang mọc răng nanh, đi ngoài phân lỏng từ 3 – 5 lần/ ngày.

Trẻ mọc răng nanh

Trẻ quấy khóc nhiều

Mẹo chữa nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Trong giai đoạn trẻ mọc răng nanh thường xuất hiện một vài đốm trắng trên lợi nên thường bị nhầm lẫn là mọc răng nanh. Tuy nhiên những đốm trắng đó được gọi là nanh sữa. Vậy nanh sữa ở trẻ sơ sinh là gì? Là những đốm màu trắng cùng màu với răng sữa nên thường bị lầm tưởng là răng nanh.

Các nanh sữa thường xuất hiện cùng với thời điểm mọc răng và sẽ biến mất sau 2 tuần, nanh sữa không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Trong một số trường hợp nanh sữa bị nhiễm khuẩn có thể gây sưng lợi khiến trẻ bị đau khi bú, lúc này bố mẹ nên đưa con đi gặp bác sĩ để giải quyết các nanh sữa này.

Trẻ mọc răng nanh

Nanh sữa bị nhầm lần là răng nanh

Cách xử lý khi trẻ mọc răng nanh trước

Xoa dịu cho trẻ

bé mọc răng nanh trước răng hàm thì xứ lý đơn giản nhất nếu như trẻ cảm thấy khó chịu bạn có thể xoa dịu cho con bằng cách cho bé ngậm núm vú cao su, nếu như trẻ không ngừng quấy khóc thì tốt nhất bạn nên đưa con đi khám sớm nhất có thể.

Vệ sinh răng miệng

Trẻ mọc răng nanh trước răng hàm thì việc vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ cũng là cách giảm nguy cơ mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Hãy quan sát trông nom con thật kĩ không đẻ con cho bất cứ vật gì vào miệng để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm.

Cho trẻ uống nhiều nước

Khi mọc răng nanh trẻ thường đi tướt, vì thế hãy cho con uống nhiều nước sẽ giảm tình trạng mất nước. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm để trẻ dễ ăn uống hơn và không gây đau cho phần lợi.

Trẻ mọc răng nanh

Vệ sinh miệng cho con để hạn chế mọc nanh sữa

Với những dấu hiệu nhận biết về thời điểm mọc răng nanh cũng như cách xử lý khi con quấy khóc nhiều trong khi mọc răng nanh, các ông bố bà mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con. Răng nanh về sau sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành nên rất nhiều mẹ muốn nhổ răng nanh của con, nhưng đối với trẻ răng nanh rất quan trọng. Nếu muốn can thiệp đến răng nanh của con các mẹ có thể thăm khám nha sĩ để được tư vấn chính xác nhất. Bên cạnh đó cũng giúp đỡ các mẹ dễ dàng phân biệt răng nanh và nanh sữa.

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Xu hướng trẻ: Cách làm răng nanh dài ra tại nhà đón Halloween siêu HOT!
Một mùa Halloween sắp tới gần, những trào lưu làm răng nanh giả quỷ lại ...
Giải đáp thắc mắc: Chi phí mài răng nanh nhọn giá bao nhiêu tiền?
Chào bác sĩ, em có một chiếc răng nanh ở hàm bên trái nhọn hơn ...
Răng nanh nhọn thì sao? Người có răng nanh nhọn nắm giữ vận mệnh gì?
Răng nanh đóng vai trò quan trọng trong việc nhai xé thức ăn, người có ...
Chuyên gia giải đáp: Trẻ mọc răng sớm tốt hay xấu?
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Thông thường tôi thấy trẻ từ 7 - 8 tháng ...
Trẻ mọc răng nanh khi nào? Hiện tượng mọc răng nanh ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Mỗi một đứa trẻ đều trải qua giai đoạn mọc răng nanh, vào thời điểm ...
Bật mí chi phí đắp răng nanh bao nhiêu tiền bạn không nên bỏ lỡ
Đắp răng nanh là thuật ngữ không còn xa lạ gì nữa. Hiện nay, rất ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia