Những thực phẩm không tốt cho răng miệng tuyệt đối nên tránh xa
Banner giảm béo

Những thực phẩm không tốt cho răng miệng tuyệt đối nên tránh xa

Cập nhật ngày: 26/09/2019

Những thực phẩm không tốt cho răng luôn tồn tại ở xung quanh ta và có sức hấp dẫn vô cùng lớn. Tuy nhiên, để giữ cho hàm răng luôn trắng sáng, khỏe mạnh, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có hại cho răng dưới đây.

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Trái cây sấy khô

Một trong những loại thực phẩm không tốt cho răng đầu tiên phải kể đến là trái cây khô. Mặc dù trong trái cây khô có chứa rất nhiều vitamin và chất xơ nhưng nó lại là thực phẩm có hại cho răng. Trong trái cây khô không chỉ chứa nhiều đường, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Ngoài ra, nó còn có tính dính rất khó vệ sinh. Vì thế, trái cây khô mắc vào các kẽ răng, làm các lỗ sâu răng phát triển.

Trái cây sấy khô

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Cà phê có đường

Cà phê là một trong những loại đồ uống mà bạn cần hạn chế để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Trong cà phê có chứa chất gây màu, là nguyên nhân khiến răng bị nhiễm vàng. Không chỉ thế, cà phê kết hợp với sữa hoặc đường lại gây tác hại nghiêm trọng hơn. Việc tiếp xúc với sữa và đường quá lâu sẽ làm suy giảm khả năng chống lại lượng đường và axit sản sinh ra bởi vi khuẩn và nước bọt trong khoang miệng của nước bọt.

Cà phê có đường

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Các loại hạt

Nếu bạn muốn răng mình có hình dạng ổn định và đẹp, thì bạn nên từ bỏ thói quen cắn các loại hạt. Rất nhiều hạt cần phải sử dụng răng cửa để cắn vỡ vỏ, và do vậy, rất dễ gây vỡ các răng cửa của bạn. Không chỉ gây hại cho răng, làm men răng bị phá vỡ mà những loại thực phẩm này còn không tốt cho răng giả và răng trồng hay người niềng răng. Chính vì thế, trước khi sử dụng những loại thực phẩm này, bạn nên nghiền nhỏ chúng.

Các loại hạt

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Các loại đồ uống giàu axit

Một số loại nước trái cây hay soda đều là những loại đồ uống mát lạnh, thơm ngon. Tuy nhiên, những thực phẩm này lại giàu tính axit và đường. Chính vì thế, chúng cũng thuộc nhóm những thực phẩm không tốt cho răng. Những loại thực phẩm giàu đường và axit làm phá hủy men răng, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng như: vàng răng, răng bị ê buốt, sâu răng,…. Nếu vừa muốn sử dụng các loại đồ uống này, lại vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bạn có thể lựa chọn những loại thương hiệu đồ uống ít đường hoặc những loại hoa quả không giàu axit như: nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu, nước ép ổi,….

Các loại đồ uống giàu axit

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Kẹo cứng

Kẹo cứng là loại đồ ăn vặt vô cùng hấp dẫn. Khỏi nói, bạn cũng có thể cảm nhận được hương vị ngọt ngào của những viên kẹo thơm ngon. Để ăn loại kẹo này, bạn phải mút thật lâu hoặc phải nhai nhỏ chúng ra. Vì thế, răng dễ bị sứt mẻ, làm đe dọa sức khỏe vùng miệng. Kẹo dẻo có chứ nhiều đường. Hơn nữa, chúng phải bám rất lâu trong khoang miệng rồi mới tan ra. Làm cho răng và nướu có nguy cơ bị phá hủy cao, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng. Chính vì thế, bạn cần hạn chế sử dụng những loại kẹo này. Sau khi ăn, bạn cần vệ sinh răng miệng ngay lập tức.

Kẹo cứng

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Đá viên

Nhiều người có thói quen sử dụng đá viên. Tuy nhiên, đây là lại là thói quen vô cùng có hại cho răng. Việc nhai đá viên có thể làm nứt men răng và lộ ngà răng. Hơn nữa, sử dụng đá viên là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt. Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng. Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ những thói quen xấu cho răng như dùng răng để mở nắp chai hay xé vỏ bao.

Đá viên

 Xem thêm: Muốn biết mài răng bọc sứ có ảnh hưởng gì không thì đừng bỏ qua bài viết sau

Thực phẩm không tốt cho răng miệng: Bánh mì

Có lẽ nhiều người sẽ bất ngời vì bánh mì chính là một trong những thực phẩm không tốt cho răng miệng. Khi sử dụng bánh mì, nước bọt sẽ chuyển hóa bột thành đường và gây hại cho răng miệng. Hơn nữa, vụn bánh mì còn rất dễ dính vào răng và gây sâu răng. Bạn có thể sử dụng bánh mì ngũ cốc vì chúng khó có thể chuyển hóa thành đường hơn. Sau khi ăn, bạn cũng nên súc miệng sạch sẽ để loại bỏ tối đa những vụn thức ăn còn xót lại.

Bánh mì

Trên đây là những loại thực phẩm không tốt cho răng miệng mà bạn cần tránh để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng nên chăm sóc răng miệng cẩn thận, đánh răng hàng ngày, sử dụng chỉ nha khoa và đừng quên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề răng miệng, bạn có thể gọi điện tới Hotline 1800.2045 của Nha khoa Quốc tế Nevada để được tư vấn trực tiếp.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng của trẻ ngày càng xấu đi vì sự vô ý, tùy tiện này của cha mẹ
Sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng là điều vô cùng quan trọng cần được ...
Những hàm răng dễ gây hiêu nhầm nhất thế giới – Bạn đoán chính xác được bao nhiêu?
Bạn đã từng nhìn thấy những hàm răng như này bao giờ chưa? Trông có ...
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng [1] có hay không 1 mối quan ...
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mới sinh
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng [1], câu trả lời có trong bài ...
Răng nhạy cảm là gì? Cách chữa bệnh răng nhạy cảm như thế nào?
Răng nhạy cảm là gì khi bạn tự thấy mình liên tiếp gặp phải tình ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia