Đăng ký Tư vấn miễn phí
Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ | Lộ trình quan trọng ba mẹ chớ bỏ qua!
Tìm hiểu độ tuổi mọc răng sữa của trẻ là điều hết sức cần thiết cho các bậc cha mẹ. Nắm vững kiến thức và chủ động trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho bé luôn là yếu tố giúp bé khoẻ mạnh nhất.
Răng sữa là những chiếc răng quan trọng ở thời điểm khởi đầu của trẻ. Việc răng sữa mọc có đầy đủ, đúng chuẩn hay không ảnh hưởng rất nhiều đến khung hàm và lịch mọc răng vĩnh viễn sau này. Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi, hoàn thiện khi đã được khoảng 3 tuổi. Lịch mọc răng của trẻ sẽ khác nhau, nhưng sự chênh lệch sẽ không tới 1 năm. Cụ thể trình tự mọc răng sữa ở trẻ ra sao? Mấy tháng trẻ mọc răng sữa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!
Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ thường bắt đầu từ 6 tháng tuổi
Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ nhỏ
Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ là điều ba mẹ bắt buộc phải quan tâm nếu không muốn con mình lớn lên với hàm răng xấu xí, đầy khuyết điểm. Mỗi 1 trẻ sẽ có một lịch mọc răng sữa khác nhau. Thường thì thời gian để trẻ mọc đủ số răng sữa cần thiết là khoảng 2 năm, từ khi trẻ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi rưỡi hoặc lâu hơn 1 chút.
Dấu hiệu trẻ bắt đầu mọc răng sữa
Để ba mẹ có thể theo dõi chính xác hơn tình trạng của trẻ khi đến độ tuổi mọc răng sữa, cũng như lịch mọc răng sữa của trẻ, hãy cùng tham khảo vài dấu hiệu dưới đây nhé:
– Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, khó chịu, dễ bị kích động
– Chảy nhiều nước dãi, nướu sưng đỏ, có thể hơi viêm
– Hay bị ngứa răng nên sẽ thường xuyên cắn, gặm, nghiến nướu
– Rối loạn tiêu hóa
– Sốt nhẹ, đôi khi với trường hợp đặc biệt sẽ sốt quá 38 độ C
– Kém ăn, sụt cân
Trong giai đoạn mọc răng, bé có thể chán ăn và sút cân
Những dấu hiệu mọc răng sữa này thường sẽ xuất hiện khoảng 3-5 ngày trước khi răng nhú mọc, và tự hết sau 3-7 ngày.
Tuổi mọc răng sữa của trẻ em
Nắm rõ trình tự mọc răng sữa của bé sẽ giúp ba mẹ cảm thấy “dễ thở” hơn khi phải “đối phó” với từng cơn quấy nhiễu của con. Hãy cùng tìm hiểu trẻ bao nhiêu tháng thì mọc răng sữa hay khi nào thì trẻ mọc răng gì để có thể hỗ trợ bé tốt hơn nhé!
- Từ 5 – 9 tháng: Mọc bốn răng cửa giữa
Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng sẽ gây đau nhức, khó chịu cho trẻ nhiều nhất. Đây là chiếc răng đầu đời của trẻ và sẽ xuất hiện ở tháng thứ 6, đôi khi trẻ 5 tháng tuổi đã mọc răng sữa. Chiếc răng đầu tiên này sẽ mọc ở vị trí răng cửa hàm dưới. Khi mọc răng sữa đầu tiên này, có thể trẻ sẽ thường xuyên bị cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và sốt nhẹ.
Sau khi hai răng cửa hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.
4 răng cửa giữa xuất hiện từ 6 – 9 tháng
- Từ 7 – 10 tháng: Mọc hai răng cửa trên
2 chiếc răng cửa phía trên, bên cạnh răng cửa chính của trẻ sẽ mọc vào tháng tuổi 7-10 của trẻ. 2 chiếc răng cửa hàm dưới ở vị trí đối diện, tương đương sẽ mọc muộn hơn, thường là vào tháng tuổi thứ 16.
- Từ 12 – 14 tháng: Mọc 4 răng hàm sữa
Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Sau khi răng sữa mọc đầy đủ sẽ tới lượt các răng hàm phía ngoài của trẻ. Đầu tiên sẽ là 2 răng hàm trên, sau đó là 2 răng hàm dưới. Việc chăm sóc răng và bổ sung flo cho trẻ ở thời điểm hiện tại là vô cùng quan trọng.
Đây là giai đoạn phụ huynh cần để tâm nhiều hơn đến việc vệ sinh răng miệng cho bé
- Từ 16 – 18 tháng: Mọc 4 răng nanh sữa
Răng nanh sẽ mọc sau răng cửa và răng hàm, thường răng nanh sữa sẽ mọc vào tháng tuổi thứ 16-18 của trẻ. Trong một vài trường hợp, độ tuổi mọc răng sữa của trẻ sẽ trễ hơn 1 chút, và thường răng nanh sẽ xuất hiện vào tháng tuổi thứ 22.
- Từ 20 – 30 tháng: Mọc bốn răng hàm sữa cuối cùng
Các răng hàm cuối cùng của trẻ sẽ mọc nốt vào tháng thứ tuổi thứ 20 của trẻ. Khi 2 răng hàm cuối của hàm dưới mọc xong sẽ đến hai răng của hàm trên. Tuổi mọc răng sữa ở trẻ em hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30.
Một hàm răng sữa hoàn chỉnh với những chiếc răng đáng yêu thường kết thúc khi trẻ được khoảng 30 tháng
Cách chăm sóc răng sữa cho trẻ
Sau khi nắm rõ được độ tuổi mọc răng sữa của trẻ cũng như lịch mọc răng của bé ba mẹ cũng cần lưu ý đặc biệt đến vấn đề chăm sóc và vệ sinh răng sữa cho trẻ ngay từ đầu.
- Chăm sóc răng sữa ở giai đoạn đầu (0 – 6 tháng)
Ba mẹ có thể vệ sinh miệng cho trẻ bằng cách sử dụng khăn hoặc gạc y tế sạch, quấn quanh ngón trỏ, rồi chà nhẹ lên nướu lợi của trẻ. Việc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại, tránh bề mặt mọc răng sữa của trẻ bị phá vỡ.
Vệ sinh nướu của bé nhẹ nhàng bằng gạc sạch
- Chăm sóc răng sữa giai đoạn 6 – 12 tháng
Ở giai đoạn bắt đầu mọc răng, bé sẽ chảy nhiều nước dãi và hay nhai, gặm các đồ vật xung quanh. Ba mẹ có thể giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách dùng gạc hoặc khăn nhỏ quấn quanh ngón trỏ, chà nhẹ lên nướu trẻ. Nếu việc mọc răng gây đau nhức cục bộ, dai dẳng khiến trẻ quấy khóc triền miên, ba mẹ có thể tham khảo bác sĩ các loại thuốc giảm đau phù hợp dành cho bé.
- Chăm sóc răng sữa giai đoạn 12 – 18 tháng
Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể học cách sử dụng bàn chải đánh răng. Lựa chọn bàn chải và kem đánh răng phù hợp, có hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu sẽ hấp dẫn trẻ trong việc học cách vệ sinh răng miệng hơn.
Hãy tạo niềm vui và sự thích thú cho trẻ trong việc đánh răng hàng ngày
Ngoài việc học cách chải răng sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày, ba mẹ cũng nên dạy bé cách vệ sinh khoang miệng và vùng lưỡi bằng nước súc miệng. Điều này sẽ giúp trẻ loại bỏ hoàn toàn mọi vi khuẩn, mảng bám gây hôi miệng, sâu răng một cách triệt để nhất. Kết hợp với đó, ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe trẻ 1 cách toàn diện nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin về độ tuổi mọc răng sữa của trẻ cũng như những điều cần lưu ý để chăm sóc răng sữa của trẻ 1 cách tốt nhất. Nếu ba mẹ có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh răng sữa của trẻ, có thể gọi điện tới Hotline: 1800.2045 để các chuyên gia nha khoa tại Nha khoa Quốc tế Nevada giúp tư vấn miễn phí, cụ thể, tận tình, chu đáo nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]