Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao? Chữa đau răng khôn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao thì mới hết đau an toàn?!
Răng khôn thuộc nhóm răng hàm, là răng mọc sau cùng khi bạn đã đủ 18-25 tuổi. Việc mọc răng khôn tuỳ người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng thường là sẽ gây đau từ vừa cho đến nặng. Mọc răng khôn khi trạng thái sức khoẻ bình thường sẽ có nhiều cách để điều trị. Tuy nhiên, mọc răng khôn khi mang bầu lại là một chuyện khác. Mẹ bầu có thể trạng vô cùng nhạy cảm và luôn phải chú ý tới sức khoẻ. Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao là 1 vấn đề cần đặc biệt chú ý, quan tâm vì chỉ 1 sai sót nhỏ trong khâu điều trị cũng có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến bé yêu. Do đó, để biết cách điều trị an toàn cho bà bầu mọc răng khôn, xin đừng bỏ qua bài viết này!
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao? Chữa đau răng khôn an toàn cho mẹ bầu
Bà bầu bị mọc răng khôn có sao không?
Trước khi xác định việc bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu rõ việc mọc răng khôn có ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ mẹ bầu đã nhé. Với mẹ bầu, việc mang trên 1 hình hài nhỏ bé tuy thiêng liêng nhưng cũng không kém phần mệt mỏi. Những cơn đau nhức, mỏi mệt, choáng váng hay khó ăn cũng phần nào khiến sức khoẻ của mẹ có chút khó chịu. Do vậy, khi mọc răng khôn, phải có thể trạng khoẻ lắm thì mẹ bầu mới không cảm thấy đau đớn gì cả. Còn hầu hết các ca mọc răng khôn đều khiến đau nhức từ bình thường đến cực kỳ nghiêm trọng.
Mọc răng khôn có thể khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi gấp bội
Nếu răng khôn có đủ cơ hội để mọc ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ bầu sẽ chỉ đau nhức 1 chút trong giai đoạn răng bắt đầu tách lợi để nhú lên. Còn nếu răng khôn bị chèn ép, dẫn đến mọc ngang, mọc lệch hoặc mọc ngầm… thì cơn đau sẽ trở nên kinh khủng hơn bao giờ hết. Lúc đó, sự khó chịu không dừng lại ở việc lợi bị sưng gây cộm vướng, hay những cơn đau bất chợt theo từng giai đoạn nhỏ nữa. Mà sự đau nhức sẽ gần như “hoành hành” toàn bộ nửa đầu phía bên có răng mọc. Cơn đau buốt sẽ lấn thẳng tới thái dương của mẹ, khiến mẹ choáng váng, mệt mỏi. Sự đau nhức răng khôn còn khiến mẹ ăn kém hơn, lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé yêu cũng vì thế mà giảm sút. Cơ thể mẹ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng khiến mẹ yếu hơn, khó bảo vệ con yêu hơn.
Bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao?
Vậy bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao? Có cách điều trị an toàn nào dành cho bà bầu khi bị răng khôn “ghé thăm” hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là có. Có rất nhiều cách để giúp mẹ bầu giảm đau an toàn, hiệu quả khi răng khôn nhú mọc trong suốt giai đoạn thai kỳ.
-
Sử dụng nước muối ấm để súc miệng
Nước muối ấm có khả năng giảm đau, kháng khuẩn tự nhiên vô cùng hiệu quả, lành tính với tất cả mọi người. Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối ấm để súc miệng ngày 2 lần sau khi đánh răng. Mỗi 1 lần súc miệng như vậy mẹ bầu nên ngậm nước muối trong miệng khoảng 5 phút để có thể làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm tối đa cho vùng răng bị đau.
Nước muối với khả năng sát khuẩn tự nhiên sẽ giúp vết sưng bớt đau hơn
-
Chườm nước đá lạnh hoặc nước nóng
Chườm nóng hoặc lạnh là 1 giải pháp gây tê tạm thời khá hiệu quả dành cho vùng răng bị đau. Khi cơn đau trở nên khó chịu hơn hết, hãy lập tức sử dụng túi chườm hoặc miếng dán hạ sốt để áp vào vùng răng bị đau. Như vậy, cơn đau sẽ nhanh chóng suy giảm, giúp mẹ bầu dễ chịu ngay tức thì.
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau tức thì
-
Tỏi tươi trị đau – tăng đề kháng hiệu quả
Tỏi tươi được chứng minh có khả năng kháng khuẩn, giảm đau vô cùng hiệu quả. Khi cơn đau buốt do răng khôn gây ra khiến mẹ bầu khó chịu, chỉ cần nhai sống 1 nhánh tỏi, hoặc giã nát cùng muối trắng sau đó đắp lên chỗ đau răng khoảng 10 phút là được.
Đắp tỏi tươi giã cùng muối vào vết sưng răng khôn giúp giảm đau hiệu quả
-
Lá lốt giúp giảm đau răng an toàn cho mẹ bầu
Trong lá lốt có 1 loại tinh dầu kết hợp cùng Alcaloid có khả năng giảm đau, kháng khuẩn hiệu quả. Sở dĩ lá lốt có được công dụng hữu ích trong việc chữa đau răng như vậy là bởi tinh dầu của chúng chứa 1 lượng lớn Beta-carypphylen – chất chuyên dùng để chế tạo kháng sinh vô cùng hiệu quả. Chỉ cần lấy lá, thân, rễ làm sạch, sắc nước đặc và ngậm nước cốt khoảng 5 phút mỗi lần đau. Cơn đau răng khôn sẽ dần thuyên giảm và biến mất chỉ sau 3-4 ngày.
Tinh dầu trong lá lốt giúp giảm đau, kháng khuẩn vô cùng hiệu quả
-
Thăm khám nha sĩ với những cơn đau “cực điểm”
Nếu những cách trên không khiến cơn đau của mẹ bầu thuyên giảm, rất có thể răng khôn của mẹ bầu đã mọc sai cách. Trong trường hợp này, bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao? Cách tốt nhất khi cơn đau trở lên dữ dội, lan sang cả vùng thái dương lẫn đỉnh đầu quá lâu, mẹ bầu hãy lập tức tới thăm khám tại các trung tâm nha khoa uy tín, cơ sở vật chất hiện địa cùng đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, tay nghề giỏi để được thăm khám, điều trị bằng những loại thuốc an toàn với sức khoẻ nhất. Sở dĩ mẹ bầu không nên mổ răng khôn trong thời điểm này là bởi tác động ngoại biên có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng xấu rất nhiều. Do đó, với những cơn đau kinh khủng nhất cũng chỉ có thể sử dụng thuốc để cầm chừng mà thôi. Tuy nhiên, mẹ bầu tuyệt đối KHÔNG tự ý mua thuốc để giảm đau mà không có chỉ định từ bác sĩ.
Khi cơn đau quá tệ mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà phải đến thăm khám nha khoa ngay lập tức
Chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang bầu
Mẹ bầu cần rất nhiều sự chăm sóc trong suốt giai đoạn quan trọng và đầy nhay cảm này. Chăm sóc răng miệng đúng cách cũng là 1 trong những cách để cơn đau răng khôn không quá nguy hiểm tới sức khoẻ bạn. Bên cạnh việc chải răng đều đặn 2 lần/ngày sau bữa ăn chính 30 phút. Mẹ bầu nên chú ý chọn bàn chải đánh răng với phần lông mềm mại, không quá cứng để tránh tổn thương vết sưng. Kem đánh răng cũng nên chọn loại chứa Flour để giúp tái tạo men răng tốt nhất. Mẹ cũng có thể kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng không cồn để tăng tính hiệu quả trong việc vệ sinh răng miệng. Nếu bàn chải đã quá cũ, mẹ bầu cũng nên thay mới, trung bình nên thay bàn chải 3 tháng/lần để các loại vi khuẩn gây hại không có cơ hội ẩn trú hay sinh sôi, phát triển.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu tối đa khả năng viêm nhiễm khi mọc răng khôn
Ngoài việc vệ sinh bên ngoài bề mặt răng, mẹ bầu cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin B12, magie, kẽm, sắt… để cấu trúc răng được nuôi dưỡng khoẻ mạnh từ sâu bên trong. Những loại chất kể trên không chỉ giúp răng miệng khoẻ mạnh mà còn giúp hệ xương của mẹ được đảm bảo, bé cũng phát triển thể chất đầy đủ, khoẻ mạnh, trọn vẹn nhất. Thăm khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần cũng giảm thiểu tối đa nguy cơ sưng tấy, viêm nhiễm khi mẹ bầu mọc răng khôn.
Bổ sung canxi không chỉ giúp tăng cường sức khoẻ răng miệng mà hệ xương của mẹ và bé cũng được bảo vệ toàn diện hơn
Trên đây là những thông tin về vấn đề bà bầu bị mọc răng khôn đau phải làm sao hiệu quả, nhanh chóng nhất. Để được tư vấn, thăm khám, điều trị tận tình, hiệu quả, chính xác nhất khi gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khi mọc răng khôn. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới liên hệ theo số HOTLINE: 1800.2045 để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]