Đăng ký Tư vấn miễn phí
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi không thể lơ là được
Có phải bạn đang khổ sở vì mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi. Cơn đau sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn qua bài viết sau.
Mọc răng khôn gây đau nhức trở thành ám ảnh của không ít người. Hàm dưới chứa hiều dây thần kinh V nằm bên dưới lớp niêm mạc và quanh ống xương. Vì vậy Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi gây đau nhức ảnh hưởng một phần không nhỏ tới cuộc sống. Những điều cần biết về mọc răng khôn nói chung và mọc răng khôn hàm dưới sưng đau lợi nói riêng sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi
Mọc răng khôn nói chung cũng như mọc răng khôn hàm dưới nói riêng khiến lợi bị sưng tấy, gây ra những cơn đau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và tính nghiêm trọng của vấn đề này:
-
Vì sao răng khôn mọc làm sưng lợi?
Nguyên nhân dẫn đến mọc răng khôn bị sưng lợi do:
+ Do viêm lợi: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sưng lợi khi mọc răng khôn. Khi mọc răng khôn, phần nướu khu vực mọc răng khôn thường bị nứt ra, thường gây cảm giác đau nhức. Lúc này, khi ăn nhai thức ăn rất dễ còn xót lại, đồng thời lợi bị đau nên việc vệ sinh sạch sẽ cũng trở nên khó khăn hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và dẫn đến lợi bị viêm và sưng đau.
+ Do quá trình mọc răng: Khi có dấu hiệu mọc răng, răng sẽ nhú dần lên khiến lợi bị sưng nhẹ rồi bắt đầu nứt ra. Đi cùng với sưng, người bệnh thường sẽ đau nhức lợi, đau họng, sốt,…
+ Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất như: Vitamin (C, B, E,…), Canxi,… có thể khiến lợi dễ bị sưng đau hơn. Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết nuôi lợi khỏe hơn.
+ Kích thước răng: Kích thước răng khôn quá lớn so với kích thước cung xương hàm. Do đó, răng số 8 không thể mọc lên hết được và bị mọc ngầm hoặc ẩn dưới nướu. Lúc này, nướu sẽ bị đội lên khiến lợi sưng to.
Răng khôn đang nhú dần lên khiến lợi bị sưng và đau
Phải đọc: Mọc răng khôn sưng lợi có mủ – Nguyên nhân và cách điều trị
-
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi có nguy hiểm không?
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi mọc răng khôn nói chung và đặc biệt là răng khôn hàm dưới ngoài đau nhức có thể dẫn đến những vấn đề sau nếu không chăm sóc đúng cách:
+ Ảnh hưởng đến các răng bên cạnh: Răng khôn hàm dưới thường nằm ở vị trí rất khó vệ sinh hơn so với các răng khác. Vì vậy, đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng tấ công vào răng và nướu thậm chí có thể lây lan sang các vùng răng và nướu lân cận khác. Vì vậy, cần đánh răng, vệ sinh lại với chỉ nha khoa và súc miệng với nước sát khuẩn nhằm hạn chế tối đa nhất vi khuẩn phát triển.
+ Miệng khó há, khó vệ sinh và hôi miệng: Răng khôn hàm dưới chứa nhiều dây thần kinh vì vậy gay ra những cơn đau nhức khó chịu hơn so với những răng khác. Khi răng đau nhức nhiều, dây thần kinh bị ảnh hưởng khiến việc há miệng và vệ sinh cũng khó khăn hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Dù hơi đau nhức một chút, hãy cố gắng ăn những đồ ăn mềm, lỏng không tác động mạnh đến răng và dễ vệ sinh ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
+ Sốt cao: Bạn có thể bị sốt khi mọc răng khôn hàm dưới. Bởi lúc này răng khôn đang trồi lên trên hàm và làm vỡ lớp màng chắn niêm mạc miệng. Đây chính là cơ hội để vi khuẩn tấn công tới gây viêm nhiễm và sốt cao.
Mọc răng khôn đau nhức và sốt cao
Cách xử lý mọc răng khôn bị sưng lợi
Mọc răng khôn bị sưng lợi có nhiều cách để khắc phục, mỗi cách tùy thuộc vào từng tình trạng sẽ đem lại những kết quả khác nhau.
-
Bị sưng lợi vì mọc răng khôn xử lý tại nhà như thế nào?
Một số mẹo giảm sưng nướu răng khôn có thể áp dụng ngay tại nhà:
+ Vệ sinh răng thật nhẹ nhàng.
+ Súc miệng với nước muối loãng để sát khuẩn.
+ Chườm đá lên vùng má ngoài giúp giảm đau.
+ Ăn nhiều rau, củ, quả và những đồ ăn mềm.
+ Uống thuốc giảm đau.
Chườm đá lên vùng má ngoài giúp giảm đau răng khôn
Đọc ngay: Khám phá những cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn
-
Sưng lợi mọc răng khôn uống thuốc gì?
Một số thuốc uống nên tham khảo để kháng viêm, bớt sưng đau:
+ Thuốc hạ sốt Paracetamol
+ Thuốc kháng viêm, chống phù nề: Alpha Choay
+ Kháng sinh: Spiramy (nếu nặng hơn có thể kết hợp Spiramy với Metronidazol).
+ Ngoài ra có thể sử dụng thuốc tiêm như: Tetracyline, penicillin, almoxicillin,…
Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc này khi dùng cần có sự giám sát của bác sĩ.
Bị lợi trùm khi mọc răng khôn
-
Cách xử lý mọc răng khôn bị viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm có thể xảy ra ở răng cửa, răng nanh nhưng đặc biệt rất hay xảy ra ở vị trí răng khôn. Viêm lợi trùm răng khôn nếu ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi nhưng sẽ mất một thời gian dài. Để khắc phục viêm lợi trùm răng khôn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và uống thuốc kháng sinh hoặc cắt lợi trùm hay nhổ răng khôn tùy thuộc vào tình trạng. Tuy nhiên, tất cả những cách xử lý này không nên tự ý thực hiện tại nhà, nên đến cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao.
-
Mọc răng khôn và sưng lợi khi nào cần đến nha sĩ?
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi hay đối với bất kỳ tường hợp mọc răng khôn khiến lợi sưng đau nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín càng sớm càng tốt nếu lợi sưng đau ngày một nặng hơn kèm theo một số triệu chứng như: Cứng khớp hàm, đau khi ăn hoặc va chạm nhẹ, hôi miệng,… Tùy vào tình trạng bạn gặp phải bác sĩ thường sẽ đưa ra phác đồ điều trị như: Vệ sinh sạch sẽ răng khôn và vùng xung quanh, kê đơn thuốc kháng sinh, nhổ bỏ răng khôn,…
Mọc răng khôn bị sưng lợi nên đến phòng khám nha khoa kiểm tra và khắc phục tình trạng gặp phải
Giải đáp một số thắc mắc khi mọc răng khôn
Chuyên gia giải đáp một số vấn đề thường gặp phải và cách xử lý khi mọc răng khôn như sau:
-
Mọc răng khôn sưng má bao lâu?
Thời gian mọc răng khôn ở mỗi người đều không giống nhau, tương ứng với mỗi giai đoạn thời gian sưng má hoặc đau cũng sẽ khác nhau. Thông thường, khi mọc răng khôn sẽ bị đau khoảng 3 – 5 ngày. Cơn đau tùy thuộc vào kích thước của răng, cơ địa mỗi người,… Các cơn đau răng chỉ thực sự hết khi răng khôn mọc lên hoàn chỉnh.
-
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới đau họng phải làm sao?
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới rất dễ bị vi khuẩn tấn công. Răng trong cùng hàm dưới hay còn gọi là răng khôn, răng khôn có vị trí rất gần họng. Khi sưng lợi mọc răng khôn và có dấu hiệu đau họng có nghĩa là vi khuẩn ở lợi đã lây lan và phát triển vào họng dẫn đến viêm đau. Giải pháp đầu tiên, chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ và súc miệng, súc họng với nước súc miệng diệt khuẩn. Đồng thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý với những món ăn mềm, lỏng tránh gây tổn thương lớp niêm mạc họng. Nếu tình trạng không giảm, nên đến cơ sở y tế thăm khám và được bác sĩ điều trị sớm nhất có thể.
Răng khôn có vị trí gần họng
Phải đọc: Mọc răng khôn bị đau họng phải làm sao?
-
Dấu hiệu răng khôn mọc lệch
Răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng như: Sâu răng, nhiễm khuẩn, viêm lợi, lợi trùm, rối loạn phản xạ,… Đẻ tránh những biến chứng không mong muốn, trước tiên cần lưu ý những dấu hiệu sau để có cách khắc phục sớm nhất:
+ Đau nhức nhiều và kéo dài.
+ Ăn nhai khó chịu.
+ Sốt cao không đỡ.
+ Nhiễm trùng, viêm nhiễm.
Lời khuyên tốt nhất khi có dấu hiệu mọc răng khôn nên đến phòng khám nha khoa để khám và theo dõi tình hình phát triển của răng.
Vơi những thông tin nêu trên, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi cũng như cách khắc phục một số trường hợp khi mọc răng khôn. Mọc răng khôn bị sưng lợi là tình trạng bình thường phổ biến nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ giúp bạn giảm đau và chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất. Nếu chưa tìm được cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. hãy liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo hotline 1800. 2045
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]