Khám phá những cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn
Banner giảm béo

Khám phá những cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Cập nhật ngày: 04/06/2022

Mọc răng khôn khiến lợi sưng đau khó chịu. Đừng bỏ qua những cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn ngay sau đây.

Răng khôn không còn là một cái tên xa lạ đối với mọi người. Răng khôn mọc khiến lợi bị sưng, đau gây cảm giác bất tiện, ăn uống khổ sở, khó chịu,… Vậy mọc răng khôn bị sưng lợi phải làm sao? Cùng lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia về cách giảm sưng mặt khi mọc răng khôn qua bài viết sau.

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Lợi bị sưng đau khi mọc răng khôn

Cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm. Mọc răng khôn thường gây ra sưng lợi do răng khôn thường có kích thước lớn trong khi kích thước xương hàm lại quá nhỏ, vì vậy răng khôn thường bị mọc lệch, mọc ngầm dẫn đến sưng nướu. Ngoài ra, khi lợi nứt ra để răng xuất hiện, lợi bị tổn thương và việc vệ sinh cũng khó khăn hơn. Nếu trong giai đoạn này, vệ sinh không cẩn thận tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong nướu dẫn đến viêm lợi và sưng lợi.

Nên đọc: Mọc răng khôn có sốt không? Mọc răng khôn bị sốt phải làm sao?

Sau đây là một số cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn:

  • Cách giảm sưng lợi khi mọc răng khôn bằng nước muối ấm

Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào các vết thương hở. Vì vậy, khi bị sưng lợi khi mọc răng khôn súc miệng bằng nước muối ấm có tác dụng giữ cho vết lợi bị nứt khi răng chuẩn bị nhú lên được vệ sinh sạch sẽ, tránh viêm lợi. Ngoài ra, nước muối cũng giúp giảm sưng tấy ở vùng tổn thương và vùng lân cận.

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Súc miệng với nước muối ấm giúp kháng viêm, giảm sưng đau lợi

Cách thực hiện:

+ Pha 1/4 thìa cà phê muối với 100ml nước ấm

+ Súc miệng nhẹ nhàng 4 lần/ ngày sau khi chải răng và sau bữa ăn.

  • Chữa sưng lợi khi mọc răng khôn bằng túi trà lọc

Trong trà có chứa hàm lượng axit tannic cao. Đây là một chất có tác dụng khán viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra, túi trà lọc trong lúc mới hãm trà xong, nhiệt độ còn ấm cũng giúp giảm vết sưng tấy phần nướu.

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị một túi trà nhỏ, nhúng vào nước sôi 5 – 10 phút lấy nước và túi trà được nở ra.

+ Chườm trực tiếp túi trà lọc (còn ấm) vào phần lợi bị sưng đau.

Lưu ý: Ngoài ra, ta có thể cho túi lọc trà vào ngăn mát tủ lạnh. Hơi lạnh cũng có tác dụng như chườm đá. Loại trà túi lọc tốt nhất là trà bạc hà.

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Giảm sưng đau lợi bằng cách sử dụng trà túi lọc chườm lên chỗ đau

  • Cách chữa sưng lợi khi mọc răng khôn bằng thuốc giảm đau

Đây là cách được nhiều người lựa chọn nhất bởi tác dụng nhanh và tiện lợi. Tuy nhiên, dùng thuốc tây giảm đau có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách. Vì vây, với giải pháp này, khi sử dụng cần có sự giám sát của bác sĩ.

Nhiều câu hỏi đặt ra mọc răng khôn bị sưng lợi uống thuốc gì? Gợi ý một số thuốc uống giảm đau khi bị sưng lợi:

+ Paracetamol: Ngoài công dụng giảm đau nhanh, thuốc có thể sử dụng hạ sốt khi mọc răng khôn.

+ Aspirin: Hạ sốt, giảm đau nhanh chóng cho đau răng, viêm răng, đau cơ.

+ Efferalgan: Thuốc giảm đau, hạ sốt dùng cho trường hợp đau răng, đau cơ, đau đầu, sốt cao,…

+ Ibuprofen: Giảm đau, kháng viêm phù hợp cho trường hợp răng sưng đau, viêm lợi. Nếu kèm theo sốt nên tham khảo thuốc khác.

+ Spiramycin: Thuốc kháng viêm, chống phù nề, ngăn ngừa gây sưng đau.

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Dùng thuốc kháng sinh giảm đau nhức, chống viêm nhiễm, phù nề

Một số cách khắc phục khi mọc răng khôn

Ngoài gặp phải tình trạng sưng lợi, đau nhức khó chịu; nhiều người mọc răng khôn thường gặp phải những tình trạng khác. Chuyên gia đưa ra những giải pháp cho một số tình trạng thường gặp phải sau khi nhổ răng khôn như sau:

  • Mọc răng khôn sưng má bao lâu

Mọc răng khôn thường sẽ kéo dài cả một quá trình, mỗi đợt răng chỉ nhú lên một ít. Nếu răng khôn mọc thẳng, răng sẽ chỉ bị đau và sưng nhẹ trong 1 – 2 đợt đầu, mỗi đợt khoảng 2 – 3 ngày. Còn đối với tình trạng răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm răng sẽ đau và má sẽ sưng cho đến khi răng mọc hoàn thiện tương đương khoảng 3 – 4 năm.

Đọc ngay: Làm gì khi mọc răng khôn bị đau?

  • Mọc răng khôn đau mấy ngày

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nên thời gian bị đau răng khi mọc răng khôn sẽ khác nhau. Giống với tình trạng sưng má khi mọc răng khôn. Nếu răng mọc thẳng răng sẽ đau nhẹ trong một vài ngày đầu đối với những đợt răng nhú. Còn đối với răng mọc lệch hoặc mọc ngầm, răng hầu như sẽ đau đớn trong cả quá trình từ lúc răng bắt đầu mọc cho đến khi răng hoàn chỉnh nếu không có giải pháp khắc phục.

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Chườm lạnh giúp giảm sưng đau khi mọc răng khôn

  • Cách giảm sưng mặt khi mọc răng khôn

Ngoài sưng nướu, mọc răng khôn có thể khiến bạn bị sưng má, thậm chí sưng cả mặt. Gợi ý cách giảm sưng mặt khi mọc răng khôn:

+ Chườm lạnh: Nước đá lạnh có tác dụng gây tê các dây thần kinh khiến bạn quên nhanh đi cơn đau và giảm sưng khá hiệu quả.

+ Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm, không chỉ có tác dụng đối với trường hợp sưng lợi khi mọc răng khôn. Khi nước muối sát khuẩn sạch khoang miệng và kháng viêm đối với tình trạng viêm lợi, lợi bớt sưng đồng thời má cũng sẽ bớt sưng đau hơn.

+ Dùng thuốc kháng sinh: Sử dụng các thuốc kháng viêm kháng viêm, giảm sưng đau,… Tuy nhiên, giải pháp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Gợi ý một số cách giảm đau khi mọc răng khôn cho phụ nữ sau sinh không làm ảnh hưởng đến trẻ:

cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn

Nhai hành tây chữa sưng đau lợi khi mọc răng khô có thể áp dụng cho phụ nữ sau sinh

+ Dùng tỏi, trà xanh, lá lốt nghiền nát, sau đó chà lên răng.

+ Chườm lạnh: Lấy đá lạnh bọc vào vải rồi chườm lên phần má trong khoảng 15 phút giúp gây tê và giảm đau hiệu quả.

+ Nhai hành tây: Hành tây có chứa chất kháng viêm tốt. Có thể nhai hành tây cho đến khi cơn đau giảm bớt sau đó nhả bã hành.

+ Ngoài ra có thể áp dụng chườm túi trà lọc, súc miệng nước muối,… nêu trên.

Trên đây là những cách làm giảm sưng lợi khi mọc răng khôn bạn có thể áp dụng để giảm bớt hững cơn đau tránh để chúng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Tuy nhiên, những giải pháp bên trên chỉ là giải pháp tức thời, bạn vẫn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ khắc phục triệt để. Nếu chưa tìm được nha khoa tin tưởng để thăm khám, hãy liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số Hotline 1800. 2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mọc răng khôn có bị đau họng không? Kiến thức nha khoa cần biết
Rất nhiều người bị đau họng trong lúc mọc răng khôn. Vậy, mọc răng khôn ...
Răng cấm bị bể – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
Răng cấm bị bể là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra ...
Nhổ răng khôn bị sưng má có sao không? Cách khắc phục triệt để
Bạn đang lo sợ nhổ răng khôn bị sưng má có sao không [1]? Vậy ...
Các kiểu răng khôn mọc lệch bạn nhất định phải biết
Răng khôn của bạn có mọc lệch không? Nó thuộc kiểu nào trong các kiểu ...
Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm không? Những lưu ý khi nhổ răng
Có phải bạn đang bị sâu răng khôn? Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm ...
Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết đau? Mẹo giảm đau răng khôn hiệu quả
Răng khôn là răng cối thứ 3, nằm cuối cùng của cung hàm. Đây là ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia