Mọc răng khôn có sốt không? Mọc răng khôn bị sốt phải làm sao?
Banner giảm béo

Mọc răng khôn có sốt không? Mọc răng khôn bị sốt phải làm sao?

Cập nhật ngày: 04/06/2022

Bạn thắc mắc khi mọc răng khôn có sốt không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Mọc răng khôn là nỗi ám ảnh của không ít người bởi những cơn đau nhức khó chịu. Bạn đang có dấu hiệu mọc răng khôn và không biết mọc răng khôn có sốt không? Cần chuẩn bị những kiến thức gì và cách xử lý ra sao khi mọc răng khôn bị đau sốt. Các chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này qua bài viết sau.

Mọc răng khôn có sốt không

Mọc răng khôn có bị sốt không?

Mọc răng khôn có sốt không?

Răng khôn là cái tên được dân gian theo một cách gần gũi. Còn trong nha khoa răng khôn là chiếc răng số 8 tính từ răng cửa vào, răng mọc ở cuối cùng trong cung hàm. Mỗi người sẽ có 4 chiếc răng khôn mọc ở 4 góc hàm (bao gồm 2 chiếc ở hàm trên và 2 chiếc ở hàm dưới). Khác với những răng khác, khi răng khôn mọc lên sẽ có nhiều biểu hiện rõ ràng rất dễ phát hiện.

Đọc ngay: Làm gì khi mọc răng khôn bị đau?

  • Dấu hiệu mọc răng khôn

Khi mọc răng khôn, thường xuất hiện những biểu hiện sau:

Mọc răng khôn có sốt không

Cảm giác đau nhức khi mọc răng khôn

+ Phần lợi chỗ mọc răng bị sưng lên: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và biểu hiện rõ nhất.

+ Đau nhức: Đây cũng là dấu hiệu thường gặp. Dù răng chưa mọc, lợi mới bắt đầu sưng và cảm giác đau nhức càng tăng lên khi răng nhú ra khỏi lợi. Dấu hiệu đau nhức này gây khó chịu ảnh hưởng rất nhiều đến ăn uống và cuộc sống của người bệnh.

+ Cảm thấy chán nản khi ăn uống: Răng khôn mọc lên khiến bạn đau nhức và khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ăn uống.

+ Hàm bị co cứng: Khi răng mọc ra từ phần xương hàm gây đau nhức và tác động trực tiếp từ bên trong. Đây là nguyên nhân khiến hàm dễ rơi vào tình trạng co cứng lại, khó vận động khớp xương hàm.

+ Hơi thở xuất hiện mùi hôi: Khi mọc răng khôn, nướu bắt đầu bị nứt ra, tổn thương. Tình trạng này rất dễ bị thức ăn động lại và kem đau nhức rất khó vệ sinh. Đây là nguyên nhân khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi.

+ Đau đầu: Đây là trường hợp ít gặp hơn các dấu hiệu trên. Nguyên nhân gây ra đau đầu khi mọc răng khôn do răng khôn mọc sai vị trí bị kẹt dưới nướu. Việc này tạo ra áp lực và gây ra đau nhức đầu.

  • Mọc răng khôn có gây sốt không?

Mọc răng khôn thường gây ra cảm giác đau nhức. Bởi khi răng khôn mọc, lớp màng chắn của niêm mạc trong khoang miệng cũng bị phá vỡ. Việc này, dẫn đến nướu bị tổn thương kèm với việc vệ sinh khó khăn nên lợi dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm. Vậy nên, lúc này hệ miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động mạnh để tiêu diệt vi khuẩn tấn công biểu hiện sẽ là những cơn đau kèm sốt.

Mọc răng khôn có sốt không

Cơ thể bị sốt khi mọc răng khôn

Ngoài ra, khi mọc răng khôn, không chỉ gây ra đau nhức ở khu vực mọc răng mà cò gây ra đau nhức khó chịu cả với những vùng lân cận như tai, họng,… Từ đó, hệ miễn dịch cũng bị suy yếu và cũng tạo điệu kiện cho vi rút dễ có cơ hội tấn công hơn. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị sốt. Thậm chí, răng khôn mọc ngược mọc lệch có thể bị đâm vào dây thần kinh dẫn đến đau nhức và sốt.

Vậy mọc răng khôn có sốt không? Câu trả lời là có. Đối với trường hợp mọc răng khôn, răng mọc thẳng không ảnh hưởng đến cung hàm, nếu xuất hình tình trạng sốt nhẹ và thường không kéo dài sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, Tuy nhiên, nếu mọc răng khôn bị sốt, cung răng mọc sai lệch, lợi sưng đỏ, mưng mủ nên đến cơ sở nha khoa uy tín để có giải pháp khắc phục sớm nhất. Nên xử lý càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến tình trạng ảnh hưởng viêm nhiễm, sâu răng đến các răng bên cạnh. Thậm chí, răng khôn mọc lệch nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn đến u xương hàm, đỏ mắt hoặc nặng hơn có thể là rối loạn phản xạ.

Cách xử lý khi mọc răng khôn bị sốt

Tùy thuộc vào mức độ sốt khi mọc răng khôn bạn có thể lựa chọn những cách xử lý phù hợp dưới đây.

Mọc răng khôn có sốt không

Súc miệng với nước muối kháng khuẩn nướu ngừa viêm nhiễm

  • Cách hạ sốt khi mọc răng khôn

Một số cách hạ sốt tại nhà khi mọc răng khôn thường được áp dụng như sau:

+ Uống kháng sinh: Đây là cách thường được áp dụng nhất. Tuy nhiên, không nên tự ý uống thuốc, cần có sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sĩ.

+ Súc miệng nước muối, vệ sinh răng sạch sẽ: Khi răng miệng được sát khuẩn, vệ sinh sạch sẽ nguy cơ bị viêm nhiễm cũng giảm. Răng miệng không bị viêm, khả năng bị sốt hoặc có bị sốt nhưng giảm viêm thì cơ thể cũng mau hạ sốt.

+ Dùng dưa chuột: Trong dưa chuột chứa nhiều vitamin cũng các khoáng chất giúp giảm đau. Bạn chỉ cần thái mỏng dưa chuột đắp lên phần nướu bị đau khoảng 30 phút. Dưa chuột sẽ làm dịu nướu, giảm đau khá hiệu quả.

Ngoài ra, nếu áp dụng những cách trên không hiệu quả, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám. Nếu cơ thể sốt cao hoặc sốt lâu không có dấu hiệu đỡ, rất có thể răng khôn của bạn đang bị mọc lệch, nên nhổ răng để hạn chế viêm nhiễm, bảo vệ những răng xung quanh tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Mọc răng khôn bị sốt uống thuốc gì?

Thuốc giảm đau hạ sốt là loại thuốc được sử dụng nhiều nhất khi mọc răng khôn. Tham khảo một số thuốc sau để hạ sốt khi mọc răng khôn:

Mọc răng khôn có sốt không

Uống kháng sinh hạ sốt khi mọc răng khôn

+ Paracetamol: Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt khá phổ biến. Tuy nhiên cần uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh lạm dụng hoặc uống quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Aspirin: Đây là thuốc giảm đau, hạ nhiệt, kháng viêm,… và có bán phổ biến tại các hiệu thuốc.

+ Alaxan: Đây là lọa thuốc giảm đau cấp tốc. Vì hiệu quả cao nên cần được sự chỉ định từ bác sĩ.

+ Rodogyl: Đây không chỉ là thuốc giảm đau mà còn kháng viêm. Tuy nhiên thuố đem lại hiệu quả hạ sốt không cao, chỉ nên uống để kháng viêm và giảm đau.

Một vài lưu ý khi mọc răng khôn

  • Làm gì khi bị sốt mọc răng khôn

Khi bị sốt mọc răng khôn, nên chú ý thực hiện những việc nên làm sau:

Mọc răng khôn có sốt không

Chườm đá giúp giảm nhanh những cơn đau

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh viêm nhiễm.

+ Sốt cao nên uống thuốc kháng sinh.

+ Chườm đá lên vùng lợi bị đau giúp làm giảm cơn đau nhanh.

+ Nên ăn những đồ ăn mềm, tránh kích ứng lợi tưng nguy cơ gây viêm nhiễm dẫn đến sốt cao.

  • Mọc răng khôn có bị đau không

Câu trả lời là có, Mọc răng khôn như vừa nói ở trên, biểu hiện đầu tiên chính là gây đau nhức. Nếu bị đau nhức khi mọc răng khôn có thể áp dụng những cách giảm cơn đâu như: Ăn đồ ăn mềm, chườm đá, đắp da chuột, vệ sinh răng sạch sẽ,…

Mọc răng khôn có sốt không

Các triệu chứng có thể gặp phải khi mọc răng khôn

  • Mọc răng khôn có đau họng không?

Khi mọc răng khôn, không chỉ kích ứng đến phần nướu quanh chỗ mọc răng mà còn ảnh hưởng đến những vùng quanh đó, bao gồm cả amidan. Amidan khi bị kích ứng cũng dễ xuất hiện tình trạng đau họng. Ngoài ra, nếu mọc răng khôn và bị viêm lợi nặng, vi khuẩn có thể tấn công đến amidan gây viêm amidan và dẫn đến đau họng. Vì vậy, nên vệ sinh răng sạch sẽ, súc miệng và súc họng với nước muối thường xuyên ngăn ngừa vi khuẩn gây hại.

Phải đọc: Mọc răng khôn bị nổi hạch ở cổ có sao không?

  • Dấu hiệu răng khôn mọc thẳng

Khi răng khôn mọc thẳng, có một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:

+ Răng nhanh chóng nhô ra khỏi lợi, răng nhú lên đều.

+ Cảm giác đa nhức, sốt nhưng hết nhanh chóng. Lợi chỉ đau ở phần răng mọc chứ không đau sang phần lân cận.

Đây là hai trong số dễ nhận biết nhất và không có gì đáng lo ngại khi răng khôn mọc thẳng. Nếu có dấu hiệu mọc răng khôn và xuất hiện cảm giác như: Răng mọc chen chúc, xô đẩy, đau nhiều sang vùng răng số 7 bên cạnh,… Khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được khám và tư vấn nhổ răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch.

Mọc răng khôn có sốt không

Cách nhận biết những kiểu mọc răng khôn

Mọc răng khôn, cơ thể thường sẽ mệt mỏi đi kèm sốt. Nếu răng mọc thẳng hoặc vệ sinh răng miệng sạch sẽ kịp thời, cơ thể sẽ chỉ sốt trong 1 – 3 ngày và sẽ đỡ dần. Nếu người có cơ địa nhạy cảm sẽ lâu hơn một chút, nhưng sau khoảng 3 ngày tình trạng sẽ giảm dần. Trong trường hợp cơ thể sốt cao, đau sang vùng lân cận nhiều như: Tai, răng số 7, đau họng,… và không có dấu hiệu hạ sốt, bạn nên đi khám để biết tình trạng của răng và sớm có phương án xử lý.

Trên đây là câu trả lời và giải thích của chuyên gia về vấn đề “Mọc răng khôn có sốt không?”. Nếu đang mọc răng khôn và chưa biết đâu là nơi uy tín để khắc phục tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số Hotline 1800 2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị hôi miệng khi mọc răng và những sự thật mà các phụ huynh không thể bỏ lỡ
Đừng bỏ lỡ bài viết này, nếu bạn muốn biết những tiết lộ những thông ...
Nằm mơ thấy đi làm răng sứ là điềm gì? Giải mã giấc mơ về răng sứ
Những giấc mơ về răng thường ẩn chứa đằng sau nhiều điều thú vị. Nằm ...
Vì sao người già bị rụng răng? Làm thế nào để phòng tránh rụng răng ở người già?
Giải đáp thắc mắc vì sao người già bị rụng răng [1] trong bài viết ...
Chân răng bị sưng có mủ và chảy máu phải làm sao?
Chân răng bị sưng có mủ và chảu máu khiến việc ăn nhai và giao ...
Những trào lưu “lạ lùng” với răng của giới trẻ trên MXH TikTok
Tiktok là trang mạng xã hội phổ biến được giới trẻ, người nổi tiếng sử ...
Tập thể dục đều đặn ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ răng miệng bạn?
Dáng săn chắc, răng khoẻ mạnh, tại sao không? Ai cũng biết tập thể dục sẽ ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia