Đăng ký Tư vấn miễn phí
Trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Làm gì khi trẻ mọc răng chậm?
Bài viết chia sẻ cho mẹ về vấn đề trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Nếu bé được 8 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng và có dấu hiệu còi cọc, cha mẹ cần đọc ngay bài viết này.
Mọc răng là hiện tượng tự nhiên ở trẻ, tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa và chế độ dinh dưỡng của từng bé mà thời gian chiếc răng đầu tiên xuất hiện sẽ khác nhau. Nhiều trường hợp trẻ có dấu hiệu mọc răng chậm hơn so với bình thường khiến nhiều bậc làm cha mẹ không khỏi lo lắng. Để giúp cha mẹ giải toả lỗi lo này, các chuyên gia của nha khoa Quốc tế Nevada sẽ tư vấn cho bạn trường hợp trẻ chậm mọc răng phải làm sao qua bài viết dưới đây.
Thế nào là chậm mọc răng ở trẻ?
Có 2 giai đoạn mọc răng ở trẻ mà ba mẹ cần quan tâm đó là trẻ mọc răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Ba mẹ cần nắm rõ độ tuổi mọc răng của từng giai đoạn để có thể theo dõi được tình trạng mọc răng của trẻ.
-
Trẻ chậm mọc răng sữa
Nếu sau 12 tháng tuổi, trẻ chưa có dấu hiệu mọc chiếc răng sữa đầu tiên thì được kết luận là chậm mọc răng. Hiện tượng chậm mọc răng nhưng cơ thể của trẻ vẫn phát triển hoàn toàn bình thường và không đi kèm dấu hiệu gì lạ thì đó là sinh lý của trẻ và mẹ cũng không cần phải quá lo lắng trẻ chậm mọc răng phải làm sao bởi vì đây là biểu hiện hết sức bình thường.
Tuy nhiên nếu chậm mọc răng đi kèm các dấu hiệu như còi cọc, chậm phát triển chiều cao, cân nặng, hay ốm vặt, ngủ không sâu giấc về đêm,… thì có thể nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm mọc răng liên quan đến chế độ dinh dưỡng mẹ bổ sung cho bé không hợp lý hoặc xuất phát từ tình trạng bệnh lý.
Sau 12 tháng, nếu trẻ vẫn chưa có biểu hiện nào của việc mọc răng thì mẹ có thể cho bé đến các phòng khám để kiểm tra và đưa ra nguyên nhân để có phương hướng xử lý phù hợp nhất.
-
Trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn
Trong khoảng từ 6 – 8 tuổi trẻ sẽ bắt đầu mọc 4 răng cửa dưới, từ 7 – 9 tuổi mọc 4 răng cửa trên là răng vĩnh viễn thay thế cho răng sữa. Cũng giống như mọc răng sữa, thời gian thay răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là không giống nhau, có trẻ mọc sớm, có trẻ mọc muộn.
Sau khoảng thời gian nêu trên, nếu như răng của trẻ chưa được thay thì có thể gọi là chậm mọc răng vĩnh viễn. Răng cửa vĩnh viễn mọc chậm xuất phát từ những nguyên nhân như thói quen sinh hoạt, ăn uống ở trẻ hoặc do các răng được mọc trong điều kiện không thoải mái, bị chèn ép,…
Trẻ chậm mọc răng có ảnh hưởng gì không?
Chậm mọc răng không gây nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Thời gian mọc răng ở mỗi trẻ là khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, thể trạng, vấn đề sinh lý tự nhiên,… Vì vậy, mẹ cũng không nên so sánh thời gian mọc răng của trẻ này với trẻ khác vì có trẻ mọc răng từ 3 tháng hay thậm chí vừa mới sinh ra đã có răng, có trẻ mọc răng muộn.
Trẻ chậm mọc răng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tuy nhiên nếu thời gian này là quá dài sẽ gây nên những vấn đề:
– Răng vĩnh viễn có thể mọc lệch, không đúng cung hàm, ảnh hưởng đến vấn để thẩm mỹ cho trẻ.
– Hiện tượng tồn tại hàm răng đôi nếu như răng sữa chưa rụng mà răng vĩnh viễn đã mọc.
– Viêm quanh thân răng do răng vẫn còn tồn tại trên bề mặt nướu.
– Sâu răng, tình trạng này có thể dễ dàng lây lan và khiến cho trẻ bị sâu nhiều răng cùng lúc.
Trẻ chậm mọc răng phải làm sao?
Thông thường, trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có những trẻ chậm mọc răng, đến 1 tuổi vẫn chưa mọc chiếc răng nào mặc dù không có bất kỳ biểu hiện bệnh lý gì. Vậy trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Khắc phục trẻ chậm mọc răng như thế nào?
Cách khắc phục trẻ chậm mọc răng:
Trẻ chậm mọc răng không quá nguy hiểm tuy nhiên điều này cũng sẽ gây nên những khó khăn cho bé trong sinh hoạt, ăn uống và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Nha khoa Quốc tế Nevada đưa ra cho mẹ cách giải quyết tình trạng chậm mọc răng ở trẻ bằng các biện pháp dưới đây.
– Bé chậm mọc răng nên ăn gì: Gia tăng khẩu phần dinh dưỡng cho bé, nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt động vật, chất béo,… Lượng sữa cần thiết để bổ sung cho con là 500 – 800ml mỗi ngày. Cung cấp đủ chất đạm, nhất là đạm động vật, chất béo trong quá trình ăn dặm của bé.
– Trẻ chậm mọc răng cần bổ sung gì: Bổ sung thành phần vitamin D, canxi kích thích mọc răng ở trẻ bằng thực phẩm hoặc có thể dùng đến các loại thực phẩm chức năng nhưng phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
– Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng bắt đầu từ khi con trên 1 tháng tuổi khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày trước 9 giờ sáng.
– Tập cho bé thói quen đi ngủ khoa học, đúng giờ, ngủ đủ giấc và ăn uống điều độ theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.
– Nếu trên 12 tháng tuổi, trẻ không có dấu hiệu mọc răng, mẹ cần cho con đến phòng khám để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.
Theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ tại nha khoa Quốc tế Nevada
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Trẻ chậm mọc răng nên uống thuốc gì hay trẻ chậm mọc răng khám ở đâu? Thì nên đưa bé đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Nha khoa Quốc tế Nevada là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín nhất toàn quốc mà cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa con em mình đến đây để được thăm khám và điều trị. Với đội ngũ chuyên gia nha khoa nhiêu năm kinh nghiệm, các bạn sẽ được tư vấn giải pháp khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng an toàn và hiệu quả cho bé nhất.
Trên đây là những thông tin tư vấn của chuyên gia nha khoa giúp bạn giải đáp thắc mắc trẻ chậm mọc răng phải làm sao và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển răng miệng chung của trẻ hay không. Hi vọng qua bài viết này cha mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc sức khoẻ răng miệng của bé. Nếu như bé của mẹ đang gặp vấn đề về việc mọc răng hoặc có bất kỳ thắc mắc vui lòng để lại THÔNG TIN ĐĂNG KÝ hoặc liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045 để được các chuyên gia nha khoa tư vấn và hỗ trợ nhé.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]