Tại sao miệng bị đắng? Đây là nguyên nhân gây đắng miệng mà 9/10 người mắc phải
Banner giảm béo

Tại sao miệng bị đắng? Đây là nguyên nhân gây đắng miệng mà 9/10 người mắc phải

Cập nhật ngày: 17/02/2020

Đắng miệng là một trong những tình trạng bệnh lý rất nhiều người gặp phải. Rất nhiều người thắc mắc rằng khi ngủ dậy bỗng dưng miệng bị đắng và hôi mà không hiểu nguyên nhân vì sao. Để các bạn hiểu rõ hơn khi gặp hiện tượng miệng bị đắng, bài viết tại sao miệng bị đắng sau đây của Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời.

Tại sao miệng bị đắng?

Nguyên nhân tại sao miệng bị đắng?

Tại sao miệng bị đắng? Và đây là nguyên nhân

Ắt hằn không ít người nóng lòng muốn biết tại sao miệng bị đắng? Nếu bạn đã và đang gặp hiện tượng này, rất có thể sau đây là những nguyên do mà bạn không hề hay biết.

  • Gặp các vấn đề về nha khoa

Vệ sinh răng miệng là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng tại sao miệng bị đắng. Việc bạn không vệ sinh kĩ lưỡng sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi tỉnh dậy sẽ khiến các vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh hơn. Điều này sẽ làm gia tăng tình trạng mắc các bệnh sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu và khiến bạn bị đắng miệng.

  • Sử dụng thuốc

Tại sao miệng bị đắng?

Uống thuốc là nguyên nhân gây đắng miệng

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc liên quan đến tim mạch, kháng sinh, thuốc lithium hay các vitamin chứa khoáng chất và kim loại như sắt đồng và kẽm thì khả năng cao nguyên nhân gây ra hiện tượng đắng miệng là từ việc uống các thuốc này. Mặc dù nguyên nhân này không phải là lời cảnh báo về sức khỏe răng miệng nhưng lại khiến “khổ chủ” cảm thấy không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Miệng khô

Nước bọt là một trong những nguyên nhân ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn đồng thời có tác dụng điều chỉnh quá trình vận chuyển thức ăn trong khoang miệng vào dạ dày một cách dễ dàng hơn. Do đó nếu miệng không tiết đủ nước bọt sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh hơn. Và đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao miệng bị đắng.

  • Dùng các chất kích thích

Hút thuốc và sử dụng các chất kích thích hoặc uống các đồ uống có men cũng khiến mồm miệng bị đắng rất khó chịu. Các chất có trong thuốc lá, rượu, bia… vừa khiến hơi thở có mùi vừa làm đảo lộn các chức năng điều tiết khoang miệng gây nên đắng miệng.

  • Suy giảm chức năng gan

Gan có tác dụng sản xuất và tiết mật dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Dịch mật thường xuyên được tiết kể cả khi thức ăn không được nạp vào cơ thể. Nếu bạn bị các bệnh về gan, điều này sẽ khiến quá trình điều tiết và chuyển hóa dịch mật bị rối loạn, gây ra vị đắng. Một vài trường hợp bệnh gan nặng hơn có thể khiến bạn cảm thấy miệng chát, hơi thở có mùi.

  • Căng thẳng kéo dài

Bạn thắc mắc tại sao miệng bị đắng mặc dù có thói quen ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, có thể bạn không biết rằng khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài có thể là nguyên nhân gây nên đắng miệng. Stress sẽ khiến các hormones trong cơ thể bị thay đổi, kích thích phản ứng của vị giác dẫn đến miệng đắng, khô họng.

  • Trào ngược dạ dày

Tại sao miệng bị đắng?

Trào ngược dạ dày khiến miệng bạn đị đắng 

Dạ dày là bộ phận liên quan trực tiếp đến khoang miệng. Trong trường hợp đỉnh dạ dày suy yếu dẫn đến tình trạng axit trào ngược lên ống dẫn thức ăn khiến vùng ngực trở nên nóng rát và miệng bị đắng chát.

Có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra đắng miệng. Và với nguyên nhân nào cũng khiến người gặp cảm thấy khó chịu cả trong ăn uống lẫn sinh hoạt hàng ngày. Một vài trường hợp còn đi kèm triệu chứng hôi miệng cản trở giao tiếp. Vậy có cách nào để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh lý này hay không? Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Nevada tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây.

Một số mẹo trị miệng bị đắng và khô hiệu quả

Nếu như bạn đã lý giải được tại sao miệng bị đắng thì đây chính là những mẹo giúp bạn lấy lại vị giác, đẩy lùi cơn đắng miệng cực kì hiệu quả.

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Dùng bàn chải lông mềm vệ sinh răng miệng để loại bỏ các thức ăn thừa mắc tại các kẽ răng, các mảng bám trên thân răng mà trong quá trình ăn nhai đã vô tình để lại. Điều này vừa giảm thiểu khả năng mắc các bệnh về răng miệng, vừa ngăn sự phát triển của vi khuẩn đồng thời giúp bạn không còn cảm bị đắng miệng.

– Uống đủ nước: Uống đủ nước vừa giúp cân bằng cơ thể vừa cung cấp đủ nước giúp miệng bớt khô, hỗ trợ quá trình điều tiết nước bọt diễn ra tốt hơn, loại trừ nguy cơ phát triển của những vui khuẩn có hại trong khoang miệng.

– Tránh các món ăn chiên dầu, những đồ cay nóng, nhiều gia vị…sẽ khiến dịch mật trào ngược và là nguyên nhân tại sao miệng bị đắng. Bên cạnh đó, hãy bổ sung thật nhiều rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin làm giảm vị đắng trong miệng.

– Nếu hiện tượng đắng miệng diễn ra bất thường hãy đến các trung tâm ý tế gần nhất để thắm khám phòng trừ trường hợp đắng miệng là dấu hiệu của bệnh về gan. Khi này các bác sĩ có chuyên môn sẽ cho bạn hướng điều trị kịp thời phù hợp nhất.

– Không tự ý uống thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Thường xuyên kiểm tra nha khoa để chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe răng miệng để phát hiện nguyên nhân của hiện tượng đắng miệng từ đó các nha sĩ sẽ cho bạn lời khuyên và hướng điều trị đúng đắn nhất.

Tại sao miệng bị đắng?

Khám nha khoa thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng 

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân giải thích tại sao miệng bị đắng và những mẹo hữu hiệu để loại bỏ tình trạng đắng miệng gây khó chịu. Nếu bạn đang bị đắng miệng và muốn thăm khám nha khoa để tìm ra nguyên nhân, hãy vui lòng liên hệ ngay tới Hotline: 1800 2045 hoặc  ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để mau chóng được đặt lịch thăm khám với các chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế Nevada sớm nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám ...
Bị bệnh sâu răng kiêng ăn gì và cách chăm sóc để mau hồi phục
Đừng để bị sâu răng hành hạ bởi những cơn đau khó chịu. Bị bệnh ...
Răng lung lay có hàn được không? Khắc phục răng lung lay như thế nào tốt nhất?
Nếu bạn đang lo lắng răng lung lay có hàn được không [1], khi nào ...
Răng trẻ bị vàng phải làm sao? Đâu là giải pháp hữu hiệu nhất?
Không cần phải lo lắng răng trẻ bị vàng phải làm sao? [1] Đâu là ...
Răng mọc lệch hàm trên | Những ảnh hưởng nghiêm trọng và cách khắc phục
Răng mọc lệch hàm trên mang lại cho chúng ta không ít bất tiện, khó ...
Mọc răng khôn có bị hôi miệng không? Tại sao mọc răng khôn gây hôi miệng?
Làm rõ thắc mắc mọc răng khôn có bị hôi miệng không [1] và đâu ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia