Áp xe răng ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết để bảo vệ trẻ tốt hơn
Banner giảm béo

Áp xe răng ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết

Cập nhật ngày: 26/05/2020

Khi ở những năm tháng đầu đời, trẻ thường rất dễ bị các bệnh răng miệng bởi cơ thể và sức đề kháng chưa thực sự hoàn thiện. Một trong số các bệnh răng miệng mà bé hay mắc phải nhất chính là áp xe răng. Áp xe răng ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn gây ra, chúng khiến trẻ luôn bị đau nhức. Áp xe răng ở trẻ nhỏ có thể lan rộng và gây biến chứng nguy hiểm không thể lường trước được nếu không được điều trị tận gốc kịp thời.

Áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng ở trẻ em và những điều cần biết

Áp xe răng ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị Áp xe răng

Để có thể giúp trẻ ngăn chặn, chữa trị kịp thời tận gốc chứng bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mang tên Áp xe răng này, ba mẹ hãy cùng tìm hiểu qua 1 chút thông tin về áp xe răng ở trẻ em là gì, cũng như nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của chứng bệnh này trước nhé.

  • Áp xe răng ở trẻ em là gì? 

Áp xe răng ở trẻ em , hay áp xe răng nói chung đều là những bọc nhỏ li ti như mụn viêm hình thành bao quanh mô mềm ở chân răng. Nói cách khác dễ hiểu hơn chính là trẻ bị mưng mủ ở lợi. Những mủ viêm quanh lợi này không chỉ khiến bé khó nhai nuốt, biếng ăn hơn mà còn gây đau nhức liên miên, vô cùng khó chịu cho trẻ.

Áp xe răng có triệu trứng tương tự như viêm lợi, viêm nướu răng nhưng những biến chứng của nó thì nguy hiểm hơn. Áp xe răng ở trẻ em có khả năng lây nhiễm với tốc độ chóng mặt khi không được điều trị triệt để, kịp thời. Không chỉ lây lan sang các phần mô mềm khác trong khoang miệng, Áp xe răng còn có thể lây sang các cơ quan khác trên cơ thể, biến chứng thành các loại Áp xe khác. Áp xe răng để lâu cũng sẽ biến chứng thành các dạng bệnh viêm nhiễm khác, có thể gây biến đổi cấu trúc hàm, tiêu xương ổ răng, làm hỏng chân răng miệng.. của trẻ vô cùng nguy hiểm.

Áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng là tình trạng mô mềm quanh răng bị nhiễm khuẩn

  • Nguyên nhân gây ra Áp xe răng ở trẻ

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị Áp xe răng vẫn chỉ là do nhiễm khuẩn gây ra. Tuy nhiên, cũng có một số các nguyên nhân khác có thể khiến trẻ bị Áp xe răng vì tổn thương răng trước đó như:

– Sâu răng: Các vết sâu răng thường làm biến đổi cấu trúc thân răng. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, ba mẹ thường cho rằng các con bị sâu răng là chuyện bình thường nên hay chủ quan bỏ qua không điều trị cho trẻ khi trẻ chưa thay răng. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi để lâu thì các vết sâu răng càng có cơ hội ăn sâu vào tuỷ răng, ăn mòn thân răng. Lâu dần sẽ “xâm lấn” sang cả vùng mô nướu, gây nguy cơ Áp xe răng cao.

– Tổn thương răng do chấn thương khiến răng bị gãy mẻ cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, xâm lấn do những khoảng trống hở ở răng gây ra.

– Việc nghiến răng thường xuyên khiến răng bị áp lực, trở nên yếu hơn cũng có thể khiến Áp xe răng tấn công dễ dàng hơn.

Áp xe răng ở trẻ em

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị Áp xe răng là do vi khuẩn tấn công

  • Dấu hiệu trẻ bị Áp xe răng

Áp xe răng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết, ba mẹ chỉ cần để ý 1 chút là có thể phát hiện và giúp bé điều trị tốt hơn. Ban đầu, các vết Áp xe răng sẽ chỉ sưng đỏ đơn thuần, hoặc vùng mô lợi quanh chân răng chuyển màu đỏ thẫm bất thường. Sau đó sẽ kèm theo các triệu chứng như sau:

– Răng bắt đầu chuyển màu đục hơn do men răng bị biến đổi

– Vết sưng bắt đầu mưng mủ

– Trẻ quấy khóc dữ dội do bị đau nhiều

– Miệng trẻ có hơi thở hôi dù vệ sinh răng thường xuyên

– Má và nướu răng bắt đầu sưng to hơn

– Trẻ sốt cao, mê man, hơi thở nặng khó khăn

Áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng khiến trẻ bị đau nhức dẫn đến biếng ăn

Các bệnh về răng ở trẻ em thường gặp

Ngoài áp xe răng ở trẻ em thì còn rất nhiều các chứng bệnh răng miệng khác luôn sẵn sàng tấn công trẻ nếu ba mẹ không chú ý, chăm sóc trẻ 1 cách chu đáo. Trẻ em là đối tượng dễ bị các bệnh răng miệng là bởi trẻ chưa có ý thức tự vệ sinh răng miệng, sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng chưa hoàn chỉnh để có thể kháng bệnh tự nhiên. Theo chuyên gia Jame Kausa – thành viên ban biên tập thạp chí nha khoa lâm sàng quốc tế (hiện đang công tác tại Nha khoa Quốc tế Nevada) cho biết: “Trẻ em thường rất dễ mắc 1 trong 4 loại bệnh về răng miệng có nguy cơ gây biến chứng nặng như sau.”

  • Viêm loét miệng

Viêm loét miệng là 1 dạng bệnh vô cùng phổ biến khi có tới 90% người Việt đều mắc chứng bệnh này, đặc biệt là vào mùa hè. Bệnh phần lớn có nguyên nhân từ những chấn thương nhỏ ở miệng gây ra, hoặc do thường xuyên ăn đồ cay nóng khiến cơ thể phát sinh nhiệt, gây loét miệng (nhiệt miệng). Bệnh sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần, tuy nhiên nguy cơ tái phát cực kỳ cao khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.Áp xe răng ở trẻ em

Viêm loét miệng cũng là 1 chứng bệnh răng miệng mà trẻ dễ gặp phải

  • Răng vĩnh viễn mọc chậm

Khi thời gian trẻ rụng răng sữa đã kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm mà vẫn không có dấu hiệu của mọc răng mới, rất có thể đã có vấn đề với các mầm răng vĩnh viễn này. Nguyên nhân gây chậm mọc răng vĩnh viễn có rất nhiều, hoặc là do cơ thể trẻ thiếu chất, không thể giúp răng chồi lên đúng thời hạn, cũng có thể là do răng vĩnh viễn đã mọc sai hướng, tệ nhất là trẻ bị khuyết thiếu mầm răng.

Để chẩn đoán chính xác nguyên do khiến trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ cần đưa trẻ tới thăm khám trực tiếp tại nha khoa để các bác sĩ tiến hành chụp X-quang khuôn hàm của trẻ. Từ đó phát hiện đúng nguyên nhân cũng như đưa ra giải pháp khắc phục an toàn, phù hợp và nhanh chóng nhất dành cho trẻ.

  • Sâu răng

Sâu răng là sự tiêu huỷ về mặt cấu trúc răng, ban đầu sẽ là men răng bị bào mòn sau đó là ngà răng và cuối cùng là tuỷ răng. Sâu răng ở giai đoạn đầu chỉ khiến trẻ ê nhức tạm thời, nhưng nếu để lâu không chữa trị sẽ khiến trẻ bị đau cục bộ và đôi khi là cả sốt cao. Chứng bệnh này gần như rất phổ biến với trẻ nhỏ vì thói quen lười đánh răng và hay ăn vặt, đồ ngọt nhiều. Ba mẹ khi thấy trẻ bị sâu răng tuyệt đối không nên bỏ qua mà hãy cho bé điều trị càng sớm càng tốt, tránh cho bé bị đau nhức lâu ngày hay biến chứng sang cấu trúc hàm.

Áp xe răng ở trẻ em

Sâu răng thường bị ba mẹ bỏ qua do hiểu nhầm là bệnh thông thường không nguy hiểm quá nhiều

  • Viêm nha chu

Viêm nha chu cũng là 1 loại tổn thương quanh chân răng do viêm nhiễm mà thành. Cũng giống như Áp xe răng, viêm nha chu có thể khiến trẻ bị chảy máu lợi, nướu sưng đỏ, đau nhức, mưng mủ… Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mãn tính, viêm quanh răng, tiêu xương ổ răng, rụng răng vĩnh viễn ở trẻ vô cùng nguy hiểm.

Một số lưu ý khi trẻ bị áp xe răng

Áp xe răng ở trẻ nhỏ tuy rằng nguy hiểm nhưng thực sự thì cũng không phải vấn đề quá lớn nếu các bạn biết cách chăm sóc và không để xảy ra biến chứng. Khi trẻ bị áp xe răng ba mẹ cần đưa ngay bé đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám. Cần đặc biệt lưu ý chế độ và thực đơn ăn uống của trẻ trong giai đoạn này.

Ba mẹ có thể tìm hiểu thực đơn cho bé qua bài viết  bị áp xe kiêng ăn gì? để có thể lựa chọn được cho trẻ những món ăn và chế độ ăn phù hợp nhất

Chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ

Đối với vấn đề chăm sóc sức khoẻ răng miệng của trẻ, chuyên gia Jame Kausa có lời khuyên đặc biệt dành tới mọi vị phụ huynh đang có con ở độ tuổi bé thơ: “Cách tốt nhất để phòng ngừa Áp xe răng ở trẻ em nói riêng, cũng như bệnh răng miệng cho trẻ nói chung chính là hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách.”

Nói nghe có vẻ dễ, nhưng việc rèn trẻ đánh răng thế nào là đúng cách lại vô cùng khó khăn. Thứ nhất là do trẻ chưa thực sự hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, tiếp đó là vì tính ham chơi của trẻ nhỏ khiến trẻ không tập trung, nhớ lâu những vấn đề “nhàm chán” như vậy. Do đó, ba mẹ cần kích thích sự hứng thú trong trẻ bằng cách bày trò vui, thi đua… mỗi khi đến giờ đánh răng.

Áp xe răng ở trẻ em

Hình thành thói quen tốt kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ để giúp trẻ bảo vệ răng miệng toàn diện

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là vitamin C, vitamin D, canxi, magie, kẽm… – những chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển răng miệng của trẻ.

Ba mẹ cũng cần đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khoẻ răng miệng của trẻ. Đồng thời kết hợp theo dõi sát sao sự phát triển của trẻ, tuyệt đối không lơ là hay bỏ qua những dấu hiệu trẻ bị bệnh dù là nhỏ nhất. Bảo vệ sức khoẻ của trẻ ngay từ ban đầu sẽ giúp trẻ khôn lớn, khoẻ mạnh và phát triển thể chất, trí não 1 cách toàn diện nhất.

Trên đây là một số thông tin về bệnh lý áp xe răng ở trẻ em mà cha mẹ có thể tham khảo. Lời khuyên của các bác sĩ là đừng bao giờ chủ quan và phải luôn theo dõi sức khỏe răng miệng của con em mình. Nếu có bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện cho chúng tôi để được các bác sĩ của nha khoa Nevada tư vấn và hỗ trợ nhé.

 

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Áp xe răng ở trẻ em và những điều ba mẹ cần biết
Khi ở những năm tháng đầu đời, trẻ thường rất dễ bị các bệnh răng ...
Áp xe răng uống thuốc gì? Nên điều trị áp xe răng tại nhà hay đến nha khoa?
"Áp xe răng" là thuật ngữ nha khoa quen thuộc với chúng ta bởi không ...
Làm sao để áp xe răng nhanh khỏi? Tìm hiểu ngay bị áp xe răng kiêng ăn gì?
Bị áp xe răng kiêng ăn gì [1] vẫn luôn là vấn đề quan trọng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia