Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao để khắc phục triệt để nhất?
Rất nhiều người lo lắng không biết bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao? Bài viết sau sẽ bật mí cách khắc phục triệt để tình trạng này.
Tụt nướu, răng lung lay ở người trưởng thành là tình trạng phổ biến nhưng cũng khá nguy hiểm. Tình trạng này không chỉ gây đau, ê buốt, khó vệ sinh răng miệng mà còn có thể dẫn tới nhiều vấn đề không mong muốn khác. Vậy bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao để khắc phục một cách triệt để nhất. Hãy cùng Nha khoa Quốc tế Nevada đi tìm giải pháp tốt nhất qua bài viết dưới đây.
Bị tụt nướu răng lung lay
Bị lợi chân răng và những điều cần biết
Tụt nướu hay còn gọi là tụt lợi, răng lung lay có thể dễ dàng nhận biết. Trước khi tìm hiểu bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao? dưới đây là một số thông tin cần biết về nguyên nhân và những hậu quả của tụt lợi chân răng nếu không điều trị kịp thời.
-
Tụt lợi chân răng là gì?
Tụt lợi chân răng là tình trạng các mô lợi bị ăn mòn hoặc bị tụt về phía chân răng. Tình trạng này khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Tụt lợi có thể xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới của răng. Nếu không điều trị kịp thời, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
-
Nguyên nhân tụt lợi răng
Nguyên nhân của tụt lợi chân răng xuất phát từ rất nhiều yếu tố, có thể kể đến đầu tiên như chải răng không đúng cách. Chải răng quá mạnh, chải răng quá nhiều hoặc chải răng bằng bàn chải đánh răng quá cứng. Ngoài ra, nguyên nhân tụt lợi răng có thể do viêm lợi, viêm nha chu hay thực hiện một số phương pháp thẩm mỹ nhưng chưa đúng kỹ thuật,…
Đọc ngay: Lý do khiến răng ê buốt lung lay
-
Hậu quả của tụt lợi chân răng nếu không điều trị kịp thời
Tụt lợi chân răng có thể dẫn tới một số hậu quả không mong muốn như:
Tụt nướu gây mất thẩm mỹ
+ Mất thẩm mỹ: Chân răng và các kẽ răng bị lộ rõ, dài, màu sắc răng không đồng đều….
+ Thức ăn, mảng bám bám vào khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn. Tình trạng này, nếu vệ sinh không sạch trông rất mất thẩm mỹ, gây ra mùi hôi, sâu răng và tình trạng viêm lợi sẽ ngày một chuyển biến không tốt.
+ Răng nhạy cảm hơn: Khi lợi bị tụt, lớp ngà răng bị lộ ra, từ đó dẫn đến răng nhạy cảm hơn. Do vậy, khi ăn những thực phẩm quá lạnh, quá nóng, đồ ăn chua, ngọt hay khi đánh răng,… răng sẽ dễ bị ê buốt, khó chịu.
+ Nguy cơ mất răng: Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, cấu trúc răng và lợi của phần răng lung lay đó sẽ bị tổn thương; nguy cơ bị mất răng rất cao, nặng hơn có thể bị tiêu xương răng.
Bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao?
Tùy thuộc vào từng mức độ sẽ có những cách khắc phục tụt lợi chân răng phù hợp. Tụt lợi chân răng thường chia làm hai mức độ nặng và nhẹ. Dưới đây, là giải pháp đối với tùy từng trường hợp:
-
Cách khắc phục tụt lợi chân răng trường hợp nhẹ
Bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao đối vời trường hợp nhẹ? Trường hợp chỉ bị tụt nướu ở một vài răng, lợi bị tụt và chân răng chỉ lộ ra một chút. Trước tiên, phải kiểm tra răng miệng có bị cao răng không, đã vệ sinh răng thường xuyên và đúng cách chưa? Giai đoạn này, chỉ cần vệ sinh lại răng miệng sạch sẽ,lấy sạch cao răng, bổ sung flour hoặc thuốc trị viêm lợi là xong.
-
Cách khắc phục tụt lợi chân răng trường hợp nặng
Khi tụt nướu xuất hiện ở nhiều răng, chân răng bị hở nhiều thì giải pháp tốt nhất nên đến nha sĩ để có giải pháp phù hợp nhất. Với những trường hợp viêm lợi răng lung lay nặng, Nha khoa Quốc tế Nevada giới thiệu đến bạn một số phương pháp như:
+ Laser kết hợp bôi thuốc có chứa fluor: Khi bôi fluor và kết hợp ánh sáng laser có thể bịt kín khoảng 90% những ống ngà bị hở từ những lần đầu tiên. Áp dụng với những bệnh nhân tụt lợi ở mức vừa và có ít thời gian đến phòng khám.
+ Tái tạo mô bằng màng sinh học: Áp dụng cho các trường hợp co lợi mà tổ chức nha chu ở kẽ răng còn tốt
Phẫu thuật ghép nướu
+ Phẫu thuật điều trị tụt lợi: người bệnh được cấy ghép lợi để che phủ, lấp đầy lên phần chân răng và cổ răng bị hở. Phần mô ghép có thể lấy từ những phần mô trong khoang miệng của mình như hàm ếch hoặc vùng răng lân cận. Đây là giải pháp được đánh giá là tốt nhất và có tính thẩm mỹ cao. Có 3 phương pháp phẫu thuật ghép lợi, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, với từng tình trạng sẽ được các bác sĩ tư vấn để phù hợp nhất.
- Ghép lợi vạt có chân nuôi: khi mô nha chu ở vùng kẽ răng còn tốt và vùng lợi xung quanh con đủ rộng sẽ tiến hành thực hiện phương pháp này.
- Phương pháp phẫu thật ghép lợi tự thân: khi không tiến hành được phương pháp ghép lợi bằng vạt có chân nuôi sẽ tiến hàng ghép lợi tự thân. Sẽ thực hiện ở niêm mạc và tổ chức liên kết ở xương hàm ếch.
- Ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô: Thường dùng cho trường hợp nặng, lợi bị tụt sâu. Phương pháp này là sự kết hợp ưu điểm của hai loại vạt: vạt có chân nuôi và vạt lợi tự do. Tuy nhiên, kỹ thuật yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao, thời gian phẫu thuật kéo dài.
Đọc ngay: cách xử lý từng cấp độ lung lay răng
-
Phòng ngừa tụt lợi chân răng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để phòng ngừa tụt lợi trước tiên, chúng ta nên thực hiện đúng ở bước chăm sóc vệ sinh răng miệng. Nên chọn bàn chải lông mềm và thực hiện chải răng đúng cách (chải dọc và xoay tròn bàn chải). Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thật sạch thức ăn còn bám dính trên kẽ răng. Đừng quên, chọn kem đánh răng và nước súc miệng sát khuẩn có chứa fluor để tăng tác dụng làm sạch và củng cố men răng. Ngoài ra, định kỳ 6 tháng/ lần, hãy đến nha khoa để thăm khám và kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng. Đặc biệt, đối với những người có cấu trúc lợi mỏng, răng mọc lệch,…
Chải răng đúng cách ngừa tụt nướu
Một số câu hỏi liên quan đến tụt lợi răng lung lay
Xoay quanh về tụt lợi răng lung lay, có nhiều câu hỏi được đặt ra được các chuyên gia giải đáp như sau:
-
Tụt lợi răng cửa phải làm sao?
Răng cửa là phần răng dễ lộ ra ngoài. Tụt lợi răng cửa gây mất thẩm mỹ nhất. Trước tiên, phải xác định nguyên nhân và mức độ tụt lợi. Nếu ở mức nhẹ, nên chú ý chế độ chăm sóc răng miệng, cách vệ sinh răng, kiểm tra lông bàn chải có quá cứng không,… Đối với trường hợp nặng hơn, tốt nhất nến đến phòng khám nha khoa thăm khám.
-
Tụt lợi răng hàm phải làm sao?
Tụt lợi răng hàm khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, cũng giống với răng cửa, tụt lợi răng hàm trước tiên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân và xác định mức độ nặng nhẹ. Sau đó, sẽ áp dụng những cách khắc phục trên để giải quyết tình trạng một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
-
Viêm lợi răng lung lay phải làm sao?
Trước tiên, cần xác định mức độ nặng nhẹ của tình trạng. Nếu nhẹ có thể tự điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh đúng cách, bổ sung nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluor… Còn đối với mức độ nặng, cần đến nha sĩ để được khắc phục kịp thời.
-
Lợi yếu răng lung lay phải làm sao?
Đối với trường hợp lợi yếu răng lung lay; trước tiên phải vệ sinh sạch sẽ, đúng cách và lấy cao răng. Sau đó, nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho lợi như: canxi, magie, vitamin D, rau quả,… Theo dõi răng miệng một thời gian, nếu không cải thiện; bạn nên đến phòng khám nha khoa để có giải pháp phù hợp nhất.
-
Ăn gì để chữa tụt lợi?
Bổ sung dinh dưỡng cũng tương đối quan trong đối với những người lợi yếu, dễ bị tụt lợi, răng lung lay. Một số thực phẩm hỗ trợ chữa tụt lợi như: trà xanh, các loại rau quả nhiều chất xơ, giàu vitamin C, thực phẩm giàu omega-3,…
Một số hoa quả tốt cho người tụt nướu
-
Cách trị tụt nướu răng tại nhà
Đối với một số mức độ vừa và nhẹ người bệnh có thể trị tụt lợi, răng lung lay tại nhà. Một số cách trị tụt nướu tại nhà theo phương pháp dân gian có thể áp dụng như: Ngậm nước muối, ngậm dầu mè, bôi mật ong, súc miệng bằng trà xanh, …
-
Cách trị răng lung lay tại nhà
Răng lung lay ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản ngay tại nhà. Ví dụ: ngậm nước muối, đắp tỏi giã nát vào chỗ răng lung lay, đắp hỗn hợp trầu không giã nát với muối,… Tuy nhiên, đối với tình trạng răng lung lay ở người cao tuổi, những phương pháp đơn giản này không thực sự khả quan.
-
Răng bị lung lay uống thuốc gì?
Răng bị lung lay có thể điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh không thể tự tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ dẫn của người có chuyên môn. Khi răng lung lay, nên đến cơ sở ý tế để thăm khám và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Lợi không bám vào chân răng phải làm sao?
Lợi không bám vào răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: thiếu chất, vệ sinh răng sai cách, di truyền,… Một số cách khắc phục tình trạng này là: lấy cao răng, bổ sung vitamin khoáng chất, vệ sinh sạch sẽ đúng cách, ăn uống khoa học,… Đối với trường hợp nặng nên đến cơ sở y tế thăm khám.
-
Chữa tụt lợi bao nhiêu tiền?
Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Không có mức giá cụ thể chữa tụt lợi sẽ có chi phí bao nhiêu. Tùy từng tình trạng, bệnh nhân nên đến phòng khám nha khoa thăm khám mà bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và mức giá tương ứng.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao. Mọi ý kiến đóng góp cũng như muốn được bác sĩ tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]