Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bọc răng sứ bị cộm thì phải làm sao? Bác sĩ tư vấn nguyên nhân & giải pháp
Câu hỏi: [ Bọc răng sứ bị cộm ] Chào bác sĩ tư vấn tại Nha khoa Quốc tế Nevada!. Tôi năm nay 34 tuổi và vừa đầu tư 1 bộ răng sứ 16 răng ở một nha khoa khác. Tôi quá thất vọng vì dáng răng sứ không những không đẹp mà ai cũng bảo là bị cộm, bị dày hơn so với răng cũ nên tôi cực kỳ hoang mang. Bác sĩ có thể cho tôi biết bọc răng sứ bị cộm thì phải làm sao mới đẹp được không? Tôi đang rất xót xa với sự đầu tư nhầm chỗ của mình. Cảm ơn và mong muốn được khắc phục sớm. Ngọc Ánh (Quận 2 – TPHCM)
Trả lời:
Chào chị Ngọc Ánh!
Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Nha khoa Quốc tế Nevada! Trước hết chúng tôi hết lòng chia sẻ những vấn đề mà chị đang gặp phải. Vấn đề bọc răng sứ bị cộm thì phải làm sao của chị, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Tại sao bọc răng sứ lại bị cộm?
Bọc răng sứ là một trong những giải pháp làm đẹp hàm răng, khắc phục gần như mọi nhược điểm răng xấu, giúp nhiều người hô biến hàm răng khấp khểnh, xỉn màu, hô móm mức độ nhẹ, răng thưa… thành hàm răng đều đẹp chuẩn đường cười theo những tiêu chuẩn của nha khoa. Đây là giải pháp thẩm mỹ nụ cười tuyệt vời, được bác sĩ đánh giá cao.
Kỹ thuật thực hiện bọc răng sứ được tiến hành bởi bác sĩ có chuyên môn, có kinh nghiệm. Sau quá trình kiểm tra và chụp phim kỹ lưỡng, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẹ răng thật với những tỉ lệ đã tính toán từ trước sau đó lấy dấu thiết kế răng sứ và chụp sứ hoàn thiện.
Bọc răng sứ sai kỹ thuật, răng dày, xấu
Kết quả bọc răng sứ phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ trong quá trình thực hiện. Một số những trường hợp bọc răng sứ lại gặp phải tình trạng sứ dày cộm, tạo cảm giác “răng đầy mồm”, mất thẩm mỹ như trường hợp của chị. Nguyên nhân của tình trạng này là do:
+ Bọc răng sứ nhai bị cộm do kỹ thuật bác sĩ kém: Trong quá trình thực hiện, bác sĩ tiến hành mài răng không đúng kỹ thuật, tay nghề kém cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả bọc răng sứ của chị. Kỹ thuật mài răng không đúng, lổm nhổm sẽ khiến cho kết quả bọc sứ về sau bị ảnh hưởng.
+ Thiết kế sứ không chuẩn:Ngày nay, với kỹ thuật công nghệ số, việc lấy dấu răng để thiết kế răng sứ đã được sự hỗ trợ đặc biệt của các thiết bị hiện đại công nghệ cao, mang lại độ chính xác tuyệt đối để thiết kế bộ răng sứ phù hợp đường cười của mỗi người. Tuy nhiên, có một số nha khoa vẫn áp dụng những kỹ thuật lấy dấu truyền thống, độ chính xác không cao, bộ sứ thiết kế không chuẩn, gây dày, cộm.
+ Không vệ sinh kỹ trước khi thực hiện: Sau khi lấy dấu răng và mài răng, bác sĩ sẽ tiến hành lắp răng tạm trong khoảng 2 – 3 ngày để đợi răng sứ. Trước khi tiến hành lắp răng sứ hoàn chỉnh, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, lấy vôi răng cẩn thận thì những cặn bã tồn động trong răng sẽ gây cộm răng sứ.
Xem thêm: Bọc răng sứ có hết hô không?【Bác sĩ tư vấn】
Bọc răng sứ nhai bị cộm thì phải làm sao?
Bọc răng sứ nhai bị cộm chúng tôi rất hiểu về tình trạng hiện tại của chị. Đầu tư một khoản tiền không nhỏ để tiến hành bọc răng sứ nhưng lại không đạt được kết quả như mong đợi. Bọc răng sứ bị dày cộm không những ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, tinh thần của chị.
Tình trạng bọc răng sứ bị cộm của chị hoàn toàn có thể khắc phục theo những cách sau đây:
+ Nếu răng sứ bị cộm do thiết kế sứ quá dày:Bác sĩ có thể tiến hành mài giũa lại mặt răng sứ để răng bớt dày cộm
+ Nếu răng sứ bị cộm do vệ sinh không kỹ, mài răng không đúng kỹ thuật: Trong trường hợp này bác sĩ có thể tháo răng sứ ra và vệ sinh lại cho chị, đồng thời tiến hành mài lại cùi răng sao cho chuẩn nhất để lắp răng vào không còn bị dày cộm nữa.
+ Nếu răng sứ bị cộm do thiết kế sứ không chuẩn: Trường hợp này không còn cách nào khác là phải tháo răng sứ cũ ra và thiết kế lại một bộ răng mới đẹp chuẩn đường cười hơn, tạo dáng răng sứ đẹp và không gây dày cộm nữa.
Khách hàng trải nghiệm dịch vụ bọc răng sứ tại Nha khoa Quốc tế Nevada
(Lưu ý: Kết quả tùy thuộc vào cơ địa từng người)
Việc của chị ngay bây giờ là nên đến ngay với địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về trường hợp của mình, đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất. Tình trạng này để lâu không những ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây hôi miệng…
Hy vọng, chị Ngọc Ánh không những có thêm những hiểu biết về bọc răng sứ mà còn tìm ra được những giải pháp để khắc phục tình trạng của mình rồi chứ. Mọi thắc mắc của chị, hãy gửi về số điện thoại 1800.2045 hoặc trực tiếp đến với Nha khoa Quốc tế Nevada để được tư vấn cụ thể hơn.
OFF ĐẾN 50% BỌC RĂNG SỨ INVY ULTRA 3P
Chúc chị nhanh chóng khắc phục được tình trạng của mình!
Nguồn: https://nhakhoanevada.com
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]