Bọc răng sứ xong nhai bị đau là bị sao? Có nguy hiểm không?
Banner giảm béo

Bọc răng sứ xong nhai bị đau do đâu? Cách khắc phục tại nhà nhanh nhất

Bạn bọc răng sứ xong nhai bị đau và đang lo lắng không biết phải làm sao? Hãy bình tĩnh để tham khảo lời giải đáp của chuyên gia ngay trong bài viết dưới đây.

Bọc răng sứ xong nhai bị đau là hiện tượng không hiếm gặp và xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Có những trường hợp răng đau nhẹ và đau theo từng cơn và cũng có những người gặp phải hiện tượng đau nhức ê ẩm kéo dài. Phải chăng bạn đang rất lo lắng không biết tại sao bọc răng sứ xong nhai bị đau, liệu có gây nguy hiểm không? Cùng Nha khoa Quốc tế Nevada giải đáp về hiện tượng đau sau khi bọc răng sứ và biện pháp khắc phục triệt để nhất.

Bọc răng sứ xong nhai bị đau là bị sao?

Những nguyên nhân khiến bọc răng sứ xong nhai bị đau

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ và khôi phục chức năng ăn nhai cho răng đang được thực hiện rất phổ biến tại các nha khoa hiện nay. Về bản chất, bọc răng sứ cần phải thực hiện mài nhỏ răng gốc theo tỷ lệ nhất định sau đó chụp mão sứ ra bên ngoài để tạo thành lớp “áo” vừa có thể giúp tăng thẩm mỹ cho hàm răng, vừa có thể khôi phục chức năng ai nhai ở một số răng gặp phải tình trạng như sâu, sứt mẻ, gãy vỡ,… Trong một số trường hợp không nhỏ các khách hàng sau khi bọc răng sứ xong nhai bị đau, bạn cũng không nên quá lo lắng vì đây là một tình trạng thường gặp. Có thể nguyên nhân dẫn đến cơn đau nhức không phải là nỗi nguy hiểm như những gì bạn nghĩ. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan vì một số trường hợp đau răng khi nhai sau khi bọc sứ là biểu hiện của việc sai sót về kỹ thuật cũng như chất lượng làm răng không đảm bảo. Dưới đây là một số trường hợp dẫn đến việc bọc răng sứ nhai bị cộm phổ biến nhất:

Bạn không nên chủ quan khi đau răng sau khi bọc sứ

+ Răng gốc yếu: Để bọc răng sứ các bác sĩ cần tiến hành mài cùi răng gốc. Nếu như nền răng thật của bạn không chắc khoẻ thì việc mài nhỏ đi cũng phần nào khiến cho răng bị ê buốt và đau nhức mặc dù đã chụp mão sứ bên ngoài để khôi phục chức năng ăn nhai.

+ Nướu chưa thích nghi với răng sứ mới: Sau khi bọc sứ cần thời gian để răng sứ tương thích dần với môi trường khoang miệng. Do đó nếu như bạn vừa mới thực hiện bọc sứ và cảm thấy không thoải mái trong quá trình ăn nhai thì cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên ở một số dòng răng cao cấp cũng như công nghệ niềng răng hiện đại thì sự tương thích sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

+ Ăn nhai thực phẩm cứng: Mặc dù nhiều răng sứ cao cấp hiện nay có thể chịu được lực tốt hơn răng thật tuy nhiên khi mới bọc thì bạn cũng không nên “làm liều” mà thử sức với các thực phẩm cứng hoặc dai. Chế độ ăn uống, sinh hoạt, đặc biệt là trong thời gian đầu bọc sứ vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến độ bền và sức khoẻ của răng sau này.

+ Thói quen nghiến răng: Nghiến răng gây nên tình trạng mòn men răng và các răng phải chịu lực tác động lớn mà chúng ta thường làm trong vô thức. Đây cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến cho bọc răng sứ xong nhai bị đau mà bạn không hề hay biết.

+ Chưa điều trị triệt để bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ: Nếu như trước khi bọc răng sứ bác sĩ không thực hiện điều trị triệt để bệnh lý răng miệng, đặc biệt là việc chữa tủy bọc răng sứ không tốt sẽ khiến cho tuỷ hoại tử và tấn công, gây nên kích ứng mạnh cho hệ thần kinh và tạo nên những cơn đau không chỉ khi ăn nhai mà cả trong trạng thái bình thường.

+ Tỷ lệ mài răng nhiều vượt mức cho phép: Mài răng là một bước quan trọng trong quy trình bọc răng sứ không thể bỏ qua. Về chuyên môn, tỷ lệ mài răng khi bọc sứ cần đáp ứng ở một con số nhất định và không được phép vượt quá vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của răng sau này. Hậu quả bọc răng sứ tại nha khoa kém uy tín, chuyên môn bác sĩ không cao sẽ khiến cho răng bị mài quá nhiều và gây nên tình trạng đau nhức khi ăn nhai.

+ Lắp răng sứ không đúng kỹ thuật: Bên cạnh việc mài răng quá nhiều, lắp răng lên khung hàm cũng là một bước quan trọng. Trong một số trường hợp răng sứ bị lắp cao hơn, lệch so với răng đối diện khiến khớp cắn không chuẩn, là nguyên nhân hàng đầu khiến bọc răng sứ nhai bị cộm và đau nhức.

+ Răng sứ kém chất lượng: Hiện nay có rất nhiều loại răng sứ với chất lượng và giá bọc răng sứ 2021 khác nhau. Nếu như bạn lựa chọn dòng răng giá rẻ không những không đảm bảo về thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của răng gốc. Răng kém chất lượng không có độ chịu lực tốt, do đó khi ăn nhai, đặc biệt là ăn nhai đồ cứng sẽ gây nên hiện tượng đau.

Bọc sứ răng nhai đau có thể do yếu tố kỹ thuật trong quá trình thực hiện

Bọc răng sứ nhai bị đau có nguy hiểm không?

Vấn đề bọc sứ răng nhai bị đau gây nên nỗi lo lắng hoang mang đối với mọi khách hàng sau khi thực hiện làm đẹp. Tuỳ thuộc vào từng tình trạng cũng như nguyên nhân gây nên hiện tượng đau nhức sẽ quyết định đến mức độ nguy hiểm của nó. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì các nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan có thể dễ dàng khắc phục. Bên cạnh đó, nếu như răng đau nhức sau khi bọc sứ xuất phát từ các yếu tố về lỗi kỹ thuật, chất lượng răng sứ kém,… sẽ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ răng miệng của bạn.

Một số các vấn đề có thể xảy ra như: viêm tuỷ răng, răng sứ bị nứt vỡ hoặc rụng, lung lay, hở nướu, răng gốc bị hỏng,… Nếu như không được điều trị kịp thời thì có thể gây hư hại nghiêm trọng đến răng gốc, có nguy cơ phải nhổ bỏ hoàn toàn và cấy ghép implant để khắc phục.

Quy trình bọc sứ không đảm bảo khiến răng đau sẽ gây nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Biện pháp khắc phục bọc răng sứ khó nhai như thế nào?

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng bọc răng sứ nhai bị cộm, đau nhức mà chúng ta sẽ có các biện pháp khắc phục khác nhau. Tuy nhiên điều đầu tiên bạn cần làm đó là đến thăm khám ngay tại nha sĩ để tìm được câu trả lời chính xác nhất cũng như khắc phục kịp thời không gây nên các hậu quả nghiêm trọng. Một số biện pháp để xử lý cơn đau nhức sau khi bọc sứ an toàn bạn có thể áp dụng như:

+ Uống thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được sử dụng trong những trường hợp cơn đau ập đến đột ngột và gây nên những ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn. Lúc này, bạn có thể uống thuốc giảm đau răng theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đến thăm khám tại nha khoa. Lưu ý rằng bạn không nên duy trì việc uống thuốc giảm đau thường xuyên.

+ Chườm đá: Phương pháp chườm đá có thể làm giảm đau tạm thời và an toàn mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Chuẩn bị một chiếc khăn bọc đá lạnh và chườm vào khu vực bên ngoài má gần răng sứ sẽ giúp dịu cơn đau.

+ Súc miệng nước muối: Rất có thể việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc vi khuẩn gây bệnh tấn công khiến cho răng bị đau nhức sau bọc sứ. Lúc này bạn hãy súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn là những nguyên nhân gây đau răng.

+ Sử dụng hàm nha khoa để bảo vệ răng: Với trường hợp bạn nghiến răng gây đau răng, phương pháp khắc phục đơn giản và hiệu quả nhất đó là sử dụng hàm bảo vệ. Dụng cụ này sẽ giúp tránh khỏi các tác động lực lên răng khi nghiến răng.

+ Xử lý các nguyên nhân gây đau nhức tại nha khoa: Với các trường hợp răng bị đau nhức do lỗi kỹ thuật, các bác sĩ cần đưa ra phương pháp xử lý tuỳ thuộc theo từng nguyên nhân gây bệnh như: lắp lại răng sứ, điều trị các tình trạng bệnh lý cho răng,…

Cần xử lý tình trạng răng đau sau khi bọc sứ tại nha khoa uy tín

Bọc răng sứ xong nhai bị đau không phải tình trạng hiếm gặp, đặc biệt là khi bạn đã thực hiện làm răng sứ tại các cơ sở nha khoa kém uy tín. Chính vì thế, việc lựa chọn một cơ sở nha khoa chất lượng trước khi thực hiện làm đẹp là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc xoay quanh chủ đề bọc răng sứ bị đau răng hoặc các vấn đề khác như bọc răng sứ có bị sâu răng không, lấy tuỷ bọc răng sứ giá bao nhiêu, giá bọc sứ răng hàm,… hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045 để được tư vấn nhanh nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Khách hàng Tháng 2/2023 tại Nha khoa Quốc tế Nevada
Nha khoa Quốc tế Nevada vinh dự đón tiếp nhiều lượt khách hàng đến thực ...
Răng có vết nứt dọc và cách khắc phục hiệu quả
Răng có vết nứt dọc chủ yếu là do gặp phải tác động ngoại lực ...
Răng xinh bắt trọn ánh nhìn với trồng răng sứ Invy Ultra 3P: OFF 50%
Răng xinh bắt trọn ánh nhìn với trồng răng sứ Ultra Invy 3P - Công ...
Diễn viên Phùng Thắng: “Thoát mác diễn viên quần chúng nhờ bọc răng sứ”
Tình cờ bén duyên với nghệ thuật, chứng tỏ được khả năng thiên bẩm của ...
Bọc răng sứ bị cộm gây đau nhức – Nguyên nhân và cách khắc phục
Bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp thẩm mỹ khắc phục khiếm khuyết răng ...
Giải đáp từ chuyên gia: Nên niềng răng hay bọc răng sứ tốt hơn?
Nếu như bạn không biết nên niềng răng hay bọc răng sứ tốt hơn [1], ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia