Tư vấn nha khoa | Sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?
Banner giảm béo

Tư vấn nha khoa | Sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?

Cập nhật ngày: 24/12/2021

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn và bạn đang lo lắng không biết tại sao? Bình tĩnh và lấng nghe giải đáp của chuyên gia trong bài viết dưới đây.

Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời của giải pháp bọc răng sứ đối với thẩm mỹ và việc phục hồi chức năng của răng miệng. Tuy nhiên nếu không lựa chọn đúng địa chỉ uy tín sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”, gặp phải những biến chứng không đáng có. Một trong số những vấn đề thường gặp nhất đó là bọc răng sứ bị lệch khớp cắn. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng lệch khớp cắn sau khi bọc sứ? Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm nào đối với sức khỏe răng miệng? Cùng chuyên gia của Nha khoa Quốc tế Nevada giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Sau khi bọc răng sứ và bị lệch khớp cắn thì sao?

Những biểu hiện cho thấy bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Khớp cắn là sự tương quan, tương xứng giữa 2 hàm răng trên và dưới, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động trực tiếp đến chức năng ăn nhai của khung hàm. Do đó bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là một sai sót nghiêm trọng trong nha khoa. 

Các biểu hiện của tình trạng lệch khớp cắn thường gặp

Làm răng sứ sai khớp cắn là tình trạng tâm răng hàm trên và hàm dưới bị lệch, khi cắn vào nhau không có sự ôm khít. Có nhiều tình trạng sai lệch khớp cắn khác nhau thường gặp là:

+ Khớp cắn ngược: Thông thường hàm trên của răng sẽ bao bọc hàm dưới nhưng nếu như bọc răng sứ bị lệch thì có thể hàm dưới bao bọc bên ngoài hàm trên. Bọc răng sứ khớp cắn ngược là một tình trạng khá hiếm gặp xảy ra trong quá trình bọc răng sứ, không chỉ khiến cho cả khuôn mặt biến dạng mất cân đối mà còn ảnh hưởng đến cử động của khung hàm.

+ Khớp cắn chéo: Hàm trên và hàm dưới không đối xứng mà nằm lệch chéo nhau cũng là một trong những hiện tượng lệch khớp cắn cơ bản xuất hiện khi bọc răng sứ không chuẩn. Khớp cắn chéo không biểu lộ trực tiếp ở bên ngoài mà chỉ khi cười mới có thể nhận thấy tuy nhiên cũng khiến cho việc ăn nhai gặp khó khăn. 

+ Khớp cắn sâu: Đây còn được gọi là tình trạng răng bị bị hô, hàm trên nằm bên ngoài hàm dưới nhưng lại không có điểm chạm, hàm dưới nằm lùi sâu ở bên trong. Khớp cắn sâu không chỉ gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt mà còn khiến cho việc ăn nhai gặp khó khăn.

+ Khớp cắn hở: Lắp răng sứ bị kênh sẽ gây ra hiện tượng hai hàm cắn không khít nhau, răng bị hở ngay cả trong trạng thái khép hàm và nhìn thấy lưỡi. Đây là một tình trạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai của người bệnh.

Dễ dàng nhận biết được tình trạng lệch khớp cắn bằng cách quan sát bằng mắt thường

Nguyên nhân bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là không phải là điều hiếm gặp. Nhưng không nhiều người biết tại sao bản thân lại gặp phải tình trạng này. Sau đây là lời lý giải vì sao bọc sứ lại bị lệch khớp cắn.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là một trong những biến chứng sau khi bọc răng sứ không hiếm gặp, đặc biệt là khi bạn lựa chọn một địa chỉ nha khoa không uy tín. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến kỹ thuật trong quá trình thực hiện bác sĩ có sai sót dẫn đến việc làm răng sứ bị sai khớp cắn. Các nguyên nhân hàng đầu phải kể đến như sau:

+ Lấy dấu hàm không chính xác: Lấy dấu hàm là một bước quan trọng trong dịch vụ bọc răng sứ với mục đích lấy khuôn mẫu của toàn bộ hàm răng một cách chính xác phục vụ cho quá trình chế tác răng sứ. Như vậy, việc lấy dấu hàm chuẩn xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kích thước răng sứ, vị trí của răng trong khung hàm,… Nếu như trong quá trình lấy dấu hàm có lỗi thì răng sứ chế tác cũng không chuẩn và bị lệch khớp cắn.

+ Chế tác răng sứ sai tỷ lệ: Nhiều trường hợp phản ánh bọc sứ răng cửa bị lệch có thể là do trong quá trình mài răng không đúng tỷ lệ chuẩn, răng sứ quá to hoặc quá nhỏ so với khung hàm đều dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn.

+ Không điều trị tận gốc các vấn đề bệnh lý nha khoa trước khi bọc răng sứ: Trước khi bọc răng sứ cần phải kiểm tra và xử lý triệt để các vấn đề bệnh lý răng miệng để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ hàm răng sứ sau này. Các bệnh lý viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, viêm tủy…Sau khi bọc răng sứ, những vùng bị viêm nhiễm trở nên sưng nhức, điều này đã vô tình khiến chỗ khớp cắn nơi bạn bọc rắng sứ bị lệch đi.

 

+ Răng sứ bị lệch khớp cắn cũng có thể là do răng của bạn không phù hợp với chất liệu sứ được sử dụng. Xảy ra điều này là bởi trong qua strifnh thăm khám và tư vấn các bác sĩ đã không cho bạn lời khuyên chính xác về tình trạng răng của bạn phù hợp với loại răng sứ nào nhất. Hoặc có thể do sự quyết định chủ quan của bạn đã dẫn đến tình trạng sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn chủ yếu xuất phát từ kỹ thuật trong quá trình bọc sứ

Như vậy hầu như tất cả các nguyên nhân của tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn đều bắt nguồn từ yếu tố chuyên môn, trình độ tay nghề của bác sĩ cũng như thiết bị kỹ thuật không đảm bảo dẫn đến những sai lệch trong quá trình thực hiện. Làm răng sứ sai khớp cắn gây nên những tác hại và ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp đến khách hàng nếu như không được xử lý kịp thời.

Làm răng sứ bị sai khớp cắn có hại gì?

Không ít người sau khi biết mình bị lệch khớp cắn đã tỏ ra bất an và tự hỏi sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn sẽ gây ra những ảnh hưởng gì? Có rất nhiều hệ lụy xảy đến xoay quanh vấn đề này. Và dưới đây là một vài ảnh hưởng mà bạn đặc biệt phải lưu ý trong trường hợp bọc răng sứ không may bị lệch khớp cắn.

+ Tính thẩm mỹ: Điều đầu tiên phải kể đến là lệch khớp cắn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Nhìn trực diện khuôn mặt sẽ thấy hai khớp hàm không khít, khi cười khuôn miệng có tình trạng méo lệch. Điều này sẽ khiến các bạn mất tự tin trong giao tiếp. Không những thế, trong khi nói chuyện, lệch khớp hàm sẽ ảnh hưởng đến phát âm, phanh lưỡi bám thấp giọng nói không được tự nhiên.

+ Khả năng ăn nhai: Bọc răng sứ bị mỏi hàm là tác hại khi răng sứ bị gắn lệch. Việc lệch khớp hàm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Việc hai khớp hàm không khít vào nhau sẽ dễ dẫn đến cảm giác khó chịu trong khi ăn uống. Đặc biệt là quá trình nhai, thức ăn không được nghiền nát, các thức ăn thừa dễ bám vào các kẽ răng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và hệ tiêu hóa của bạn.

+ Bọc răng sứ lệch khớp cắn còn vô tình gây hại đến khớp hàm, khớp thái dương, khiến các cơ hàm hoạt động quá năng suất, dễ gây co thắt các cơ trong khoang miệng, có thể dẫn đến nguy cơ loạn chức năng khớp thái dương kèm theo những cơn đau xung quanh khớp này.

+ Bọc lệch răng sứ khớp cắn cũng khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy làm gia tăng tỷ lệ mắc các các bệnh về nha chu nhiều hơn các trường hợp bọc sứ khớp cắn bình thường khác.

Lệch khớp cắn sau khi bọc sứ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Bọc răng sứ chỉnh khớp cắn thế nào chuẩn?

Tác hại của lệch khớp cắn về lâu về dài sẽ rất nguy hiểm. Chính vì thế ngay khi phát hiện được tình trạng thì bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra và xử lý kịp thời. Nếu bạn đang phân vân trước rất nhiều trung tâm nha khoa và không rõ nơi nào đáng tin cậy hãy tham khảo ngay Nha khoa Quốc tế Nevada. Đây đang là một trong những địa chỉ được rất nhiều người tin tưởng và trải nghiệm các dịch vụ nha khoa nhất hiện nay.

Tìm hiểu về quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ qua bài viết: Quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ chuẩn Bộ Y Tế diễn ra như thế nào?

Nha khoa Quốc tế Nevada được đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các y bác sĩ chuyên môn tay nghề cao. Nếu bạn không may gặp tình trạng sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp hàm tại các trung tâm nha khoa không uy tín có thể đến thăm khám và điều trị tại Nha khoa Quốc tế Nevada. Bằng nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, các chuyên gia sẽ có những kết luận chính xác nhất về tình trạng răng sứ sau đó tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng và phù hợp và hiệu quả nhất.

Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân cũng như tình trạng lệch khớp cắn của mỗi cá nhân mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với việc bọc răng sứ bị lệch sẽ có 2 hướng xử lý như sau:

+ Bọc lại răng sứ cũ: Các trường hợp răng sứ bị lệch khớp cắn đều cần phải tháo răng sứ ra để lắp lại. Nếu như răng sứ vẫn đảm bảo chất lượng thì các bác sĩ sẽ sử dụng mão sứ cũ để lắp lại trên khung hàm. Sau khi tháo răng sứ nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý các tình trạng bệnh lý răng miệng (nếu có). Tuỳ thuộc vào tình trạng nha sĩ sẽ thực hiện căn chỉnh lại răng gốc cũng như răng sứ để lắp lại cho vừa vặn trong khung hàm. 

+ Thay răng sứ mới: Răng bị lệch có bọc sứ được không? Trong trường hợp răng sứ không còn đảm bảo chất lượng cũng như các biểu hiện bệnh lý của khách hàng đã nặng thì việc lắp lại hoàn toàn bằng răng sứ mới là biện pháp khắc phục triệt để nhất. Để bọc lại răng sứ mới, nha sĩ cũng sẽ thực hiện tháo mão sứ cũ, sau đó lấy lại mẫu hàm, đo đạc lại các thông số như lần thực hiện đầu tiên. Việc bọc sứ dành cho khách hàng đã có những sai lệch trong lần bọc sứ cũ sẽ mất nhiều chi phí hơn so với việc bọc răng sứ cho khách hàng thực hiện lần đầu. 

Nha khoa Quốc tế Nevada là địa chỉ bọc răng sứ uy tín hàng đầu cả nước

Nha khoa Quốc tế Nevada là địa chỉ thẩm mỹ và điều trị bệnh lý răng miệng hàng đầu cả nước. Tại đây có đội ngũ bác sĩ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, công nghệ bọc răng sứ hiện đại siêu tương thích, răng sứ chất lượng cao được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài,… và đặc biệt là chế độ bảo hành lâu dài giúp cho khách hàng hoàn toàn yên tâm khi quyết định thực hiện làm đẹp. 

Giá bọc răng sứ tại Nha khoa Quốc tế Nevada vô cùng cạnh tranh, đặc biệt tại đây đang có chương trình ưu đãi giảm giá cho dịch vụ bọc răng sứ lên đến 50% chỉ còn 1.5 triệu đồng/răng. Nếu như bạn đang gặp phải vấn đề lệch khớp cắn sau khi bọc sứ và mong muốn tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín – giá hợp lý, hãy nhanh tay liên hệ ngay với Nha khoa Nevada.

Hiện nay Nha khoa Quốc tế Nevada đang triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho các khách hàng có như cầu muốn sử dụng các dịch vụ về chỉnh nha, thẩm mỹ răng hay các dịch vụ khác. Nếu sau khi bọc răng sứ bị lệch khớp cắn bạn có thể gọi đến hotlline: 1800 2045 hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để đặt lịch thăm khám với các chuyên gia nha khoa hàng đầu và tìm ra giải pháp khắc phục kịp thời nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp bọc răng sứ Zirconia?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi ưu điểm và nhược điểm của phương ...
Giá trồng răng sứ giá bao nhiêu tiền một cái ? Cập nhật bảng giá trồng răng sứ mới nhất 2021
Trồng răng sứ giá bao nhiêu tiền? Trồng răng sứ là một trong những phương ...
Bọc răng sứ giá bao nhiêu TP HCM? Bảng giá bọc răng sứ mới nhất 2021
Bọc răng sứ giá bao nhiêu Tp HCM [1] là chuẩn xác? Cập nhật bảng ...
Làm răng khểnh đẹp đón đầu xu hướng thẩm mỹ hot nhất 2021
Răng khểnh là 1 tiêu chuẩn làm đẹp hết sức đặc biệt, trên thế giới ...
Giải đáp nha khoa | Bọc răng sứ có ăn uống bình thường được không?
Câu hỏi: sau khi bọc răng sứ bao lâu thì ăn được. Chào bác sĩ, ...
Bọc răng sứ thẩm mỹ: Trào lưu thẩm mỹ nha khoa chưa bao giờ hết hot
Trong những năm gần đây, làm răng sứ thẩm mỹ trở thành "hot trend" trong ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia