Tất tần tật về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Banner giảm béo

Tất tần tật về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách – Nhất định không thể bỏ lỡ!

Nếu bạn không biết cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như thế nào, chắc chắn phải đọc bài viết này!

Chỉ nha khoa là một dụng cụ vệ sinh răng miệng được các chuyên gia khuyên dùng để loại bỏ mảng bám, thức ăn dư thừa trong khoang miệng. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì sử dụng chỉ nha khoa còn khá mới lạ. Vậy cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách như thế nào để vừa loại bỏ sạch sẽ các mảng bám, vừa đảm bảo đúng kỹ thuật không làm tổn thương răng nướu? Và những thắc mắc này sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây. Khám phá ngay!

Cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách? – Khám phá ngay

Có bao nhiêu loại chỉ nha khoa?

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, hãy tìm hiểu qua về loại dụng cụ vệ sinh răng miệng. Chỉ nha khoa là gì? Có mấy loại chỉ nha khoa?

Chỉ nha khoa là loại chỉ tơ, sợi dây mảnh, mềm, có độ đàn hồi, được làm từ chất liệu nylon hoặc nhựa. Có 2 loại chỉ nha khoa, đó là:

+ Chỉ nha khoa đa sợi: Đây là chỉ được làm từ nhiều sợi nylon rất mảnh và nhỏ, có thể được bao phủ bằng sáp, mùi thơm nhẹ nhàng, có khả năng đàn hồi tốt và dễ bị tách thành các sợi chỉ nhỏ.

+ Chỉ nha khoa đơn sợi (PTFE): Đây là chỉ được làm từ 1 sợi nhưa PTFE mảnh, trơn, có đường kính nhỏ. Loại chỉ này có thể dễ dàng trượt qua các kẽ răng, dù kẽ răng hẹp, không dễ bị tách sợi như chỉ đa sợi.

Có 2 loại chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa được nhắc đến lần đầu tiên từ năm 1819 bởi nha sĩ người Mỹ tên Levi Spear Parmly. Năm 1962, chỉ nha khoa được cấp bằng sáng chế lần đầu tiên bởi Asahel M.Shurtleff, có hình thức gần giống với chỉ nha khoa hiện nay.

Nếu tìm mua chỉ nha khoa, thì bạn có thể thấy các dạng chỉ sẽ được bán dưới 2 hình thức:

+ Dạng cuôn tròn, có thể được cắt theo độ dài phù hợp.

+ Dạng tăm, sợi chỉ ngắn được cố định trên 1 cung nhỏ.

Việc chọn loại chỉ nha khoa nào tuỳ vào sở thích. Sau khi đã biết được có bao nhiêu loại chỉ nha khoa, bạn thắc mắc về cách dùng chỉ nha khoa đúng cách chứ? Tiếp tục nội dung dưới đây, bạn sẽ tìm được câu trả lời.

Tất tần tật về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách

Bạn có biết cách sử dụng chỉ nha khoa khi niềng răng hay lúc răng bình thường khác nhau như thế nào? Cách sử dụng chỉ dạng sợi hay hay dạng tăm thế nào thì tiện hơn. Dưới đây là tất tần tật những điều bạn cần biết về cách sử dụng chỉ nha khoa:

  • Cách dùng chỉ nha khoa cho răng thường và răng sứ

+ Kéo căng sợi dây, cuộn 2 đầu vào 2 đầu ngón tay giữa, sau cho 2 đầu sợi chỉ được cố định và cách nhau khoảng 4cm.

+ Dùng ngón trỏ và ngón cái giữ đoạn giữa của sợi chỉ, từ từ luồn qua các kẽ răng, bắt đầu từ răng cửa đi vào.

+ Nhẹ nhàng kéo sợi chỉ lên xuống để lấy đi các mảng bám dư thừa trong từng kẽ răng.

+ Để sợi chỉ chạm vào nướu, uốn cong sợi chỉ theo hình chữ C, massgae vùng chân răng để lấy hết thức ăn thừa ở kẽ răng. Làm như vậy với cả mặt trong lẫn mặt ngoài của răng.

+ Nhẹ nhàng nhấc sợi chỉ ra và làm tương tự với các răng còn lại.

Cách sử dụng chỉ nha khoa khá đơn giản

  • Cách dùng chỉ nha khoa khi niềng răng

Cách sử dụng chỉ nha khoa khi niềng răng cũng tương tự với cách dùng chỉ nha khoa bình thường. Nhưng chú ý:

+ Chú ý luồn chỉ nha khoa xuống phía dưới dây cung, sau đó đưa lên răng

+ Luôn vệ sinh dây cung, thao tác di chuyển lên xuống và dùng đầu nhọn để lấy đi phần thức ăn còn dư thừa ở mắc cài.

Cách sử dụng chỉ nha khoa cho răng niềng cũng không quá khó

  • Cách sử dụng chỉ nha khoa cho răng hàm

Việc vệ sinh răng hàm bằng chỉ nha khoa thường khó khăn hơn so với răng cửa hay các răng ở bên ngoài. Cách sử dụng chỉ nha khoa cho răng hàm thì cũng không quá khác với các răng khác, nhưng chú ý:

+ Nếu sử dụng chỉ tơ, cần để 2 đầu sợi dây dài hơn để dễ thực hiện các thao tác ở phía trong hàm.

+ Nếu là chỉ nha khoa có cán thì cầm dài cán hơn và đưa tay vào sâu hơn.

+ Chú ý vệ sinh bề mặt nướu, bề mặt nhai của răng.

Có thể sử dụng chỉ nha khoa cho cả răng hàm

  • Cách dùng chỉ nha khoa có cán

Chỉ nha khoa có cán hay còn có tên gọi khác là chỉ nha khoa dạng tăm. Và cách sử dụng tăm chỉ nha khoa như sau:

+ Lấy que chỉ ra ngoài, cầm vào giữa thân của chỉ rồi ấn đầu chỉ vào kẽ răng.

+ Di chuyển chỉ nha khoa lên xuống tại các đường viền nướu và kẽ răng để loại bỏ các mảng bám.

+ Nhấc sợi chỉ lên một cách nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.

+ Soi gương và dùng đầu nhọn của chỉ để gảy thức ăn trong kẽ răng mà chỉ không thể làm sạch hết.

+ Súc lại miệng và đánh răng.

Cách dùng chỉ nha khoa có cán tiện lợi và rất đơn giản

Những sai lầm khi sử dụng chỉ nha khoa

Trên đây là chi tiết những cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Và trong lúc sử dụng chỉ nha khoa, nhiều người lại thường gặp một số sai lầm, khiến việc vệ sinh không đạt được kết quả như mong muốn. Một số sai lầm đó là:

+ Sử dụng quá ít chỉ: Sử dụng chung toàn bộ kẽ răng trong khoang miệng với một đoạn chỉ ngắn. Điều này có thể tạo điều kiện để vi khuẩn lây lan và phát triển mạnh hơn, dễ gây ra tình trạng hôi miệng.

+ Tác động qúa mạnh tay: Sử dụng lực quá đà khiến sợi chỉ cắt vào nướu, khiến các mô mềm ở nướu bị tổn thương, nướu bị chảy máy, tách chân bám của nướu,…

+ Dùng chỉ to, cứng: Các sợi chỉ kém chất lượng, to, xơ cứng có thể ảnh hưởng đến nướu, khiến răng bị thưa, làm tổn thương men răng.

Lưu ý khi dùng chỉ nha khoa không nên quá mạnh tay

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về cách sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Sử dụng chỉ nha khoa là một trong những công đoạn vệ sinh răng miệng được các chuyên gia khuyên dụng, có thể khắc phục những nhược điểm của việc sử dụng tăm truyền thống. Nếu bạn muốn được tư vấn thêm hoặc đặt lịch chăm sóc răng miệng tại Nha khoa Quốc tế Nevada , có thể liên hệ số HOTLINE: 1800.2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vì sao người già bị rụng răng? Làm thế nào để phòng tránh rụng răng ở người già?
Giải đáp thắc mắc vì sao người già bị rụng răng [1] trong bài viết ...
Mới nhổ răng ăn cua được không? Nhổ răng ăn gì cho mau lành?
Mới nhổ răng ăn cua được không [1]? Câu hỏi tưởng như rõ câu trả ...
8 bài thuốc trị nhức răng nhanh nhất ngay tại nhà
Nhức răng dù do nguyên nhân nào cũng làm cho chúng ta cảm thấy khó ...
Bác sĩ nha khoa giải đáp: Thời gian lấy cao răng mất bao lâu 1 lần?
Bạn muốn đi lấy cao răng và muốn biết lấy cao răng mất bao lâu ...
Cách chữa hôi miệng cấp tốc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Hôi miệng là vấn đề răng miệng khá phổ biến mà nhiều người dễ dàng ...
Than củi có làm trắng răng không? Bật mí cách làm đẹp với than củi
Được đánh giá cao với công dụng tẩy trắng và lọc sạch các vật dụng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia