Có nên lấy cao răng định kỳ không? | Nha khoa Nevada
Banner giảm béo

Có nên lấy cao răng định kỳ không?

Cập nhật ngày: 24/02/2020

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên lấy cao răng định kỳ không? Theo nhiều người cho biết, họ thường gặp tình trạng ê buốt răng ngay sau khi lấy cao răng. Nhưng thực tế có phải tất cả các phương pháp lấy cao răng đều gây ra tình trạng này hay không? Hay còn có lý do nào khác khiến cho việc lấy cao răng trở nên dè chừng, cần cân nhắc kỹ với nhiều người như vậy? Cùng tìm hiểu rõ hơn về việc có hay không nên lấy cao răng định kỳ thông qua bài viết dưới đây nhé!

lấy cao răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ có tốt không, có nên lấy cao răng định kỳ, tác dụng của lấy cao răng định kỳ

Có nên lấy cao răng định kỳ không?

Có nên lấy cao răng định kỳ không?

Theo các chuyên gia nha khoa hàng đầu cho biết, câu trả lời cho việc có nên lấy cao răng định kỳ không dĩ nhiên là có, và luôn được khuyến khích để làm.

Lấy cao răng là 1 hình thức sử dụng các biện pháp nha khoa cao cấp loại bỏ mảng bám cứng đầu trên răng. Đây là cách thức bảo vệ sức khoẻ răng miệng quan trọng nhất, giúp triệt tiêu hoàn toàn mọi mầm mống gây bệnh viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu lợi… ngay từ ban đầu.

Lấy cao răng còn giúp răng trắng sáng, không còn ố vàng, xỉn màu gây mất thẩm mỹ tự nhiên. Đồng thời luôn giữ cho hơi thở sạch sẽ, thơm tho, cho bạn 1 nụ cười tự tin, thoải mái nhất.

lấy cao răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ có tốt không, có nên lấy cao răng định kỳ, tác dụng của lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng giúp răng trắng sáng, khỏe mạnh hơn

Lấy cao răng định kỳ có tốt không?

Lấy cao răng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, không phải lấy cao răng liên tục là tốt. Theo lời khuyên của chuyên gia nha khoa, bạn nên đi lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi đó, các bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám kỹ lưỡng và xác định bạn có cần thiết phải lấy cao răng hay không cũng như để phát hiện các bệnh răng miệng khác.

Giữ thói quen lấy cao răng định kỳ rất tốt cho sức khỏe răng miệng nhưng việc tác động quá nhiều đến răng hoặc khoảng cách các lần lấy cao răng quá gần. Bởi sau mỗi lần lấy cao răng, răng cần được nghỉ ngơi, tái tạo lại sức khỏe để thực hiện các chức năng như bình thường.

Tác dụng của lấy cao răng định kỳ?

Tại sao bạn nên lấy cao răng định kỳ? Câu trả lời đó chính là nhờ tác dụng tuyệt vời của việc lấy cao răng định kfy giúp bạn luôn sở hữu hàm răng trắng sáng, mang đến nụ cười tự tin, rạng rỡ mà còn giúp ngăn ngừa 80% các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, tiêu xương chân răng…..

Lợi ích của việc lấy cao răng định kỳ

  • Hạn chế các bệnh về răng miệng
  • Bảo vệ chân răng, giúp răng chắc khỏe
  • Loại bỏ mùi hôi miệng khó chịu
  • Mang lại thẩm mỹ cho hàm răng

Quy trình lấy cao răng đúng quy chuẩn Bộ Y tế không gây đau nhức, ê buốt

Tuy lấy cao răng đem lại nhiều lợi ích như vậy, nhưng 1 số người vẫn tỏ ra e ngại khi đưa ra quyết định có nên lấy cao răng định kỳ không. Theo như thực trạng hiện giờ, sự dè dặt này chỉ xuất phát từ duy nhất 1 nguyên nhân, đó là sợ đau!

Rất nhiều người khi lấy cao răng ở các cơ sở thăm khám nha khoa không rõ uy tín, chất lượng về đều gặp tình trạng răng ê buốt, đau nhức, yếu đi trông thấy về sau. Răng sau khi lấy cao ở những nơi như vậy đều trở nên nhạy cảm với mọi đồ ăn có vị chua, hay đồ quá nóng, quá lạnh, quá cứng…

lấy cao răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ có tốt không, có nên lấy cao răng định kỳ, tác dụng của lấy cao răng định kỳ

 Nên lấy cao răng ở những địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất

Để bạn có thể lựa chọn được chính xác 1 địa chỉ nha khoa uy tín, cùng công nghệ lấy cao răng hiện đại, không gây ê nhức, đau buốt sau khi hoàn thiện quy trình. Hãy cùng khám phá quy trình lấy cao răng đúng chuẩn Bộ Y tế sau đây:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám tình trạng cao răng và tư vấn liệu trình lấy cao răng
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng bằng dung dịch chuyên dụng
  • Bước 3: Thực hiện lấy cao răng bằng máy siêu âm
  • Bước 4: Đánh bóng mặt răng bằng thiết bị chuyên dụng
  • Bước 5: Massage toàn bộ phần nướu răng và thân răng, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng
  • Bước 4: Vệ sinh răng miệng một lần nữa và kết thúc quy trình

lấy cao răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ có tốt không, có nên lấy cao răng định kỳ, tác dụng của lấy cao răng định kỳ

Quy trình lấy cao răng chuẩn quốc tế sẽ giúp bảo vệ men răng hoàn hảo 

Việc lấy cao răng bằng máy siêu âm sẽ không chỉ loại bỏ hoàn toàn mọi vụn thức ăn nhỏ nhất, mà còn có thể làm sạch cả ở kẽ răng cũng như rãnh bề mặt nhai. Sóng âm sẽ hoạt động ở tần suất 25 Kz, với độ rung vừa đủ sẽ khiến mảng bám bong ra 1 cách tự nhiên, hoàn toàn không có tác động ngoại lực nào tới men răng.

Lấy cao răng bằng máy siêu âm còn giúp loại bỏ hoàn toàn khả năng lây nhiễm chéo. Sóng điện từ phát ra từ đầu scaler luôn được vệ sinh vô trùng bằng hệ thống máy móc hiện đại trước khi đưa vào sử dụng. Do đó, mọi nguy cơ dẫn đến các bệnh như viêm nha chu , nhiễm trùng, sưng nhức… đều được triệt tiêu hoàn toàn.

Những lưu ý sau khi lấy cao răng

Lấy cao răng định kỳ rất tốt cho sức khoẻ răng miệng. Nhưng bạn vẫn sẽ được khuyến cáo chỉ nên lấy cao răng theo định kỳ 3-6 tháng/lần. Việc lấy cao răng với tần suất quá dày sẽ khiến men răng suy yếu, dễ bị tấn công.

Sau khi lấy cao răng, bạn cũng cần lưu ý những điều sau bởi men răng sau khi lấy cao răng sẽ khá là nhạy cảm, dễ bị ố vàng hay ê buốt nếu KHÔNG được chú ý TRÁNH XA các điều dưới đây:

  • Các loại đồ quá lạnh, quá chua, quá nóng
  • Đồ uống có gas, chất tạo màu, nước tăng lực, cafe…
  • Hút thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử hoặc các loại có chứa nicotin…

lấy cao răng định kỳ, lấy cao răng định kỳ có tốt không, có nên lấy cao răng định kỳ, tác dụng của lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện nhất

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chăm chỉ vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn 2 lần mỗi ngày cũng như kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ mảng bám ở mọi nơi trong khuôn miệng. Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng của răng 1 cách chính xác tuyệt đối, cho răng luôn khoẻ mạnh, trắng sạch, thơm tho.

Trên đây là toàn bộ thông tin về việc có nên lấy cao răng định kỳ không, hy vọng sao bài viết này bạn đã có thể biết chính xác hơn về lợi ích của việc lấy cao răng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về dịch vụ lấy cao răng cũng như bảng giá lấy cao răng tiêu chuẩn hiện tại. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay về Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Cũng như biết thêm nhiều quà tặng, ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Lấy cao răng bị chảy máu có sao không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi lấy cao răng bị chảy máu có ...
Lấy cao răng có đau không? Câu trả lời từ chuyên gia
Lấy cao răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Có bầu lấy cao răng được không? – Những lưu ý để có một hàm răng khỏe mạnh suốt thai kỳ
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bầu được hơn 4 tháng và trong thời gian ...
LẤY CAO RĂNG SIÊU ÂM GIÁ 0 ĐỒNG: KHÔNG ĐAU NHỨC – KHÔNG BIẾN CHỨNG – DUY NHẤT CHỈ 50 SUẤT
Nằm trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe răng miệng thường niên, Nha khoa Quốc ...
Tại sao răng bị ố vàng và có cao răng? Sự thật có làm bạn bất ngờ?
Răng bị ố vàng và có cao răng khiến bạn thiếu tự tin trong giao ...
Có nên cạo vôi răng? Câu hỏi nay đã có đáp án
Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia