4 dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh ba mẹ cần lưu ý nếu muốn bé khoẻ mạnh
Banner giảm béo

4 dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh ba mẹ cần lưu ý

Cập nhật ngày: 18/02/2020

Theo quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới, răng khểnh là 1 nét biểu trưng cho sắc đẹp duyên dáng. Nhưng với các chuyên gia nha khoa, răng khểnh không hẳn là 1 điều tốt đẹp khi chúng làm biến đổi cấu trúc khuôn hàm ít nhiều. Làm sao để nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh để từ đó có thể tuỳ ý lựa chọn cách thức loại bỏ hay bảo vệ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả mọi thắc mắc của bạn liên quan đến chiếc răng đặc biệt này.

dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh

4 dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh ba mẹ cần lưu ý

4 dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh ba mẹ cần lưu ý

Răng khểnh thực chất là những răng nanh có vị trí mọc bất thường, lệch hẳn ra khỏi khung hàm. Mặc dù được coi là nét duyên đặc biệt, nhưng răng khểnh lại vô dụng, nếu không muốn nói là có nguy cơ gây hại trong việc thực hiện chức năng nhai giống như các “bạn” cùng hàm khác. Thông thường, 1 người sẽ có từ 1-2 răng khểnh ở cùng hàm trên. Răng khểnh sẽ xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào độ tuổi thay răng. Để chắc chắn liệu bé yêu của mình có mọc răng khểnh hay không, ba mẹ có thể nhận biết qua 4 dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh như sau:

  • Răng nanh sữa bị rụng quá sớm
  • Răng nanh sữa đến thời gian thay nhưng chưa chịu rụng
  • Răng bên cạnh có kích thước to bất thường, mọc chen chỗ của răng nanh sữa
  • Khung hàm nhỏ, không đủ chỗ cho răng nanh mọc bình thường

Nếu trẻ có 1 trong 4 dấu hiệu như trên thì tỷ lệ bé có răng khểnh sẽ lên tới 90%. Ba mẹ có thể lưu ý để có biện pháp nhổ bỏ, hoặc chăm sóc tuỳ theo khái niệm về thẩm mỹ, sức khoẻ.

dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh

Đối với 1 số người răng khểnh có thể là 1 nét duyên nhưng kì thực nó gây bất lợi rất nhiều cho cấu trúc hàm của bạn

Nguyên nhân dẫn đến mọc răng khểnh

Việc mọc răng khểnh không hoàn toàn là ngẫu nhiên, tất cả đều có nguyên do của chúng. Cụ thể hơn, nếu trẻ có dấu hiệu mọc răng khểnh thì rất dễ dính 1 trong 3 tác động chính như sau:

  • Do các thói quen xấu từ bé

Những thói quen xấu từ bé nhưng dùng lưỡi đẩy răng, nghiến răng, mút tay hay gặm đồ vật cứng… đều có thể khiến răng bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Mặc dù ban đầu ba mẹ có thể thấy thói quen xấu của bé không ảnh hưởng gì. Nhưng thực tế chứng minh rằng, nếu bạn không học cách từ bỏ những thói quen vừa kể cho bé yêu của mình, thì không chỉ là răng khểnh ghé thăm mà đôi khi cả hàm răng của bé sẽ “lệch tông” hoàn toàn khi lớn lên đó.

dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh

Răng khểnh xuất hiện có thể do thói quen xấu từ nhỏ của bé

  • Do răng sữa thay không đúng trình tự

Khi răng sữa thay không đúng trình tự tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cấu trúc răng của toàn hàm. Nếu răng sữa rụng quá sớm hay quá muộn cũng sẽ khiến các răng khác trong hàm dễ bị xô lệch, chen lấn khiến răng mọc không đều. Dần dần dẫn đến tình trạng răng khểnh, lệch lạc, sai khớp cắn…

  • Do di truyền bẩm sinh

Theo các chuyên gia cho biết, yếu tố di truyền cũng là 1 tác nhân quan trọng trong việc quyết định bé có răng khểnh hay không. Nếu trong nhà có ba hoặc mẹ có răng khểnh, thì bé con khi chào đời cũng có tỷ lệ mọc răng khểnh cao.

dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh

Ba mẹ có răng khểnh thì tỷ lệ con có răng khểnh do di truyền rất cao

Ngoài việc nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh, ba mẹ cũng nên biết rõ nguyên nhân để có thể phòng tránh cho trẻ nếu không muốn bé có răng khểnh.

Nên hay không nên nhổ bỏ răng khểnh?

Mặc dù đối với nhiều người, răng khểnh giống như 1 nét duyên lạ, khiến nụ cười thêm xinh đẹp duyên dáng hơn. Nhưng thực tế về mặt chuyên môn nha khoa, răng khểnh là 1 trong nhưng nhân tố làm gia tăng bệnh lý nha chu, khiến sức khoẻ răng miệng giảm sút nghiêm trọng. Các bác sĩ nha khoa cũng khuyên ba mẹ nên nhổ bỏ răng khểnh cho trẻ nếu chúng khiến trẻ bị 1 trong các vấn đề sau đây:

  • Răng khểnh mọc chen giữa 2 răng bên cạnh, tạo thành 1 tam giác khít khiến thức ăn thừa dễ bị kẹt lại, gây hôi miệng, sâu răng, hay thậm chí là các bệnh lý nha chu như viêm nướu, áp xe răng, viêm nha chu…
  • Răng khểnh mọc quá xa khung hàm, mọc ngược gây mất thẩm mỹ
  • Răng khểnh không có tác dụng trong việc nhai xé thức ăn
  • Răng khểnh có kích cỡ lớn bất thường, gây vướng, cộm… vô tình khiến bạn bị hở môi, vừa mất thẩm mỹ vừa khiến giọng nói của trẻ bị méo, không tròn vành rõ tiếng

dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh

Ba mẹ nên nhổ răng khểnh cho trẻ khi chúng gây vướng víu quá nhiều 

Tuỳ vào từng trường hợp mà ba mẹ có thể quyết định nhổ răng khểnh của trẻ hay không. Nếu không thực sự chắc chắn với quyết định của mình, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia 1 cách cụ thể nhất để đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho trẻ 1 cách toàn diện nhất. Ba mẹ cũng cần lưu ý đến vấn đề dạy bé đánh răng đúng cách, kết hợp với súc miệng và dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kỹ nơi mọc răng khểnh nếu quyết định giữ răng khểnh lại làm duyên cho bé.

Khi nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng khểnh và có nhu cầu muốn nhổ bỏ răng khểnh cho trẻ, ba mẹ cũng cần hiểu rõ 1 điều rằng nhổ răng khểnh cũng chỉ là 1 dạng tiểu phẫu nhỏ, không hề gây đau đớn cho trẻ nếu ba mẹ lựa chọn đúng trung tâm nha khoa uy tín. Để đặt lịch nhổ răng an toàn cho trẻ, ba mẹ có thể gọi tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn bởi các chuyên gia nha khoa hàng đầu, tay nghề cao 1 cách nhanh chóng, chính xác nhất!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách làm mọc răng khểnh tại nhà | Mẹo hay cho ngày lễ hội
Một chiếc răng khểnh duyên dáng luôn là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng ...
Như thế nào thì được gọi là răng khểnh đẹp? Tiêu chí nào để đánh giá?
Răng khểnh vốn dĩ đã được coi là 1 nét duyên đẹp lạ của những ...
Răng khểnh tiếng Anh là gì? Vui học từ mới mỗi ngày
Răng khểnh thường được coi như một nét duyên đặc biệt mà không phải ai ...
Giải đáp: Răng nanh và răng khểnh khác nhau như thế nào?
Chúng ta thường nghe đến răng nanh và răng khểnh nhưng ít ai biết đến ...
Quy trình niềng răng khểnh như thế nào là chuyên nghiệp?
Niềng răng thì ai cũng biết rồi, nhưng niềng răng cho răng khểnh thì hẳn ...
Làm răng khểnh đẹp đón đầu xu hướng thẩm mỹ hot nhất 2021
Răng khểnh là 1 tiêu chuẩn làm đẹp hết sức đặc biệt, trên thế giới ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia