Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bé mọc răng khểnh có nên nhổ không? Đã có câu trả lời chính xác nhất
Trường hợp bé mọc răng khểnh không phải là trường hợp hiếm gặp. Thế nhưng không ít bậc phụ huynh lo lắng liệu răng khểnh của bé có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay không? Bài viết với chủ đề bé mọc răng khểnh có nên nhổ không của Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ giúp các bậc phụ huynh tháo gỡ mọi nỗi băn khoăn liên về những chiếc răng khểnh của bé.
Bé mọc răng khểnh có nên nhổ không?
Khi nào bé mọc răng khểnh?
Trước khi quyết định bé mọc răng kểnh có nên nhổ không hay không các bậc phụ huynh nên tìm hiểu đâu là giai đoạn bé mọc răng khểnh. Theo các tài liệu nha khoa, bắt đầu từ giai đoạn 5 tháng tuổi bé bắt đầu quá trình mọc răng sữa để giúp ổn định khung xương hàm và hỗ trợ bé dễ dàng làm quen với ăn nhai và học cách phát âm.
Đến một độ tuổi nhất định, những chiếc rắng sữa này sẽ rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đây chính là thời điểm trẻ rất dễ mọc răng khểnh. Khi răng nanh sữa mất đi, chiếc răng nanh vĩnh viễn sẽ được thế chỗ. Trong giai đoạn này nếu các bậc phụ huynh không để ý sẽ dễ dẫn đến tình trạng mọc răng khểnh. Trong độ tuổi 10 -12 trẻ sẽ mọc từ 1 – 2 chiếc răng khểnh. Có nhiều quan niệm cho rằng bé mọc răng khểnh sẽ khiến nụ cười duyên hơn. Tuy nhiên trong trường hợp răng khểnh mọc lệch khớp cắn sẽ gây ra một vài rắc rối nhỏ trong quá trình ăn nhai. Đôi khi chiếc răng khểnh sẽ khiến hàm răng trở nên kém duyên và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ sau này của trẻ.
Bé mọc răng khểnh khi nào?
Những dấu hiệu mọc răng khểnh của bé
Để củng cố hơn kiến thức về những chiếc răng khểnh của bé. Sau đây là những dấu hiệu mọc răng khểnh ba mẹ nên ghi nhớ để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng của con mình tốt hơn.
+ Việc thay răng sữa diễn ra quá sớm hoặc quá muộn cũng khiến chiếc răng khểnh vô tình mọc lên do sự xô đẩy mà thành.
+ Hai hàm của bé không đủ chỗ cho các răng mọc thẳng vì vậy tạo điều kiện cho những chiếc răng khểnh được mọc lên
+ Răng khểnh mọc ở vị trí nào? Thường răng khệnh sẽ mọc thay thế vị trí răng nanh sữa. Vì vậy trong trường hợp chiếc răng nanh sữa này rụng quá sớm cũng sẽ khiến trẻ mọc răng khểnh.
+ Kích thước các răng cửa không đồng đều, thường nếu những chiếc răng cửa quá to sẽ vô tình chiếm hết vị trí mọc của răng nanh nên xảy ra trường hợp trẻ con mọc răng khểnh.
+ Có một sự thật rằng nếu chiếc răng nanh sữa của bé mọc khểnh thì 90% chiếc răng vĩnh viễn sẽ là răng khểnh.
Bé mọc răng khểnh có dấu hiệu gì?
Có nên để răng khểnh hay không?
Như đã nói ở trên, nhiều người quan niệm rằng răng khểnh là chiếc răng duyên, tăng sự thu hút trong mỗi lần nở nụ cười. Vì vậy nhiều bậc phụ huynh lựa chọn giữ lại răng khểnh cho bé. Tuy nhiên, đó là trường hợp chiếc răng khểnh ấy mọc tương xứng so với cả hàm răng, nhìn tổng quan không thấy hài hòa thì có thể chọn giữ. Nhưng không phải bé nào cũng may mắn có được hàm răng như vậy. Theo đánh giá của các chuyên gia nha khoa thì bé mọc răng khểnh tức là chiếc răng ấy mọc không đúng vị trí, lệch khung hàm vì vậy có thể mang lại một vài rắc rối trong sinh hoạt hàng ngày. Có thể kể đến những vấn đề sau:
Răng khểnh có ảnh hưởng gì tới bé hay không?
+ Răng dễ mắc thức ăn trong quá trình ăn nhai
+ Khó vệ sinh răng miệng
+ Giảm khả năng ăn nhai của trẻ
+ Có nguy cơ dễ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sưng chân răng, sâu răng hay nặng hơn là viêm nha chu
+ Ảnh hưởng đến khớp cắn, khiến khớp cắn không đều
Với những vấn đề được liệt kê trên đây, các bậc phụ huynh nên tham khảo và cân nhắc có nên nhổ răng khểnh cho bé hay không. Trong trường hợp này, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo nên loại bỏ răng khểnh cho bé vừa bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé một cách tốt nhất, vừa làm tăng tính thẩm mỹ sau khi trẻ trưởng thành. Dưới đây là giải đáp thắc mắc nhổ răng khểnh có nguy hiểm không.
Nhổ răng khểnh có nguy hiểm không?
Nhổ răng khểnh cho bé có nguy hiểm không?
Bé mọc răng khểnh có nên nhổ không, nếu nhổ có nguy hiểm không? Trong nha khoa thì nhổ răng được đánh giá là một tiểu phẫu đơn giản. Thế nhưng chân răng lại là nơi tiếp xúc với nhiều dây thần kinh quan trọng vì vậy đòi hỏi các nha sĩ trong suốt quá trình nhổ răng phải cực kì cẩn trọng để sau khi nhổ răng khểnh cho bé không xảy ra những biến chứng tiêu cực như nhiễm trùng, chảy máu chân răng…Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu các bậc phụ huynh lo lắng bé mọc răng khểnh nhổ đi có nguy hiểm không thì giờ đây có thể hoàn toàn yên tâm với các công nghệ nhổ răng an toàn và hiện đại ngày nay. Một trong những công nghệ mà gia đình có thể tham khảo khi lựa chọn nhổ răng khểnh cho bé chính là công nghệ nhổ răng siêu âm của Nha khoa Quốc tế Nevada.
Nha khoa Quốc tế Nevada là địa chỉ nhổ răng khểnh uy tín cho các phụ huynh tham khảo
Công nghệ nhổ răng siêu âm đang được rất nhiều cha mẹ tin tưởng và lựa chọn để loại bỏ răng khểnh cho bé. Công nghệ này giúp bé không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình nhổ răng. Các sóng siêu âm sẽ tác dộng trực tiếp đến tận chân răng, hạn chế tối đa biện pháp xâm lấn sử dụng dao kéo trong phẫu thuật nhổ răng khểnh, giúp vết thương mau lành hơn. Ngoài ra khi sử dụng công nghệ này gia đình có thể hoàn toàn yên tâm bé sẽ không gặp phải bất cứ biến chứng nào như nhiễm trùng răng, nhiễm trùng nướu lợi…gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Hy vọng, bài viết bé mọc răng khểnh có nên nhổ không trên đây của Nha khoa Quốc tế Nevada dã giúp các bậc phụ huynh vơi đi phần nào nỗi lo lắng khi trẻ em mọc răng khểnh. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã tìm được cho mình giải pháp nhổ răng khểnh an toàn và hiệu quả với công nghệ nhổ răng siêu âm. Hãy nhanh tay nhấc máy gọi đến tổng đài miễn phí 1800 2045 hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được đặt lịch với các chuyên gia nha khoa hàng đầu, nghe tư vấn và có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng răng khểnh của bé.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]