Bị tê môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Banner giảm béo

Bị tê môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Cập nhật ngày: 16/03/2020

Nhổ răng khôn là 1 trong những loại tiểu phẫu khiến nhiều người ám ảnh nhất. Chỉ cần 1 điều bất thường nhỏ như bị tê môi sau khi nhổ răng khôn cũng khiến người bệnh phải lo lắng. Để có thể an tâm hơn trước và sau khi nhổ răng khôn, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về chiếc răng “oái oăm” này nhé.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Bị tê môi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Nguyên nhân bị tê môi sau khi nhổ răng khôn

Nhổ bỏ răng khôn thực chất là 1 loại tiểu phẫu vô cùng đơn giản, không có gì quá phức tạp. Trong suốt quá trình nhổ răng khôn, các bác sĩ có thực hiện gây tê tạm thời để bạn tránh đi cảm giác đau đớn trong suốt thời gian tiểu phẫu. Chính vì thế, khi thuốc tê này hết tác dụng, bạn sẽ tạm thời cảm thấy bị tê môi sau khi nhổ răng khôn . Đây là 1 phản ứng hết sức bình thường của cơ thể.

Tuy nhiên, điều này sẽ trở nên bất thường nếu nó kéo dài quá 2-3 ngày và có dấu hiệu đau nhức ngày 1 dữ dội hơn. Đây có thể là dấu hiệu của việc bạn đã phải chịu biến chứng tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn. Thần kinh răng, hay còn gọi là thần kinh huyệt răng đóng vai trò tạo cảm giác cho nửa cung răng, nửa hàm và nửa phần môi trên hàm có răng khôn bị nhổ. Trong những trường hợp nhổ sai cách, cần dùng quá nhiều lực để can thiệp 1 cách thô bạo vào răng, sẽ khiến thần kinh răng bị tổn thương dẫn tới tê môi, loạn cảm giác môi sau khi nhổ răng khôn. Đây là 1 biến chứng hay gặp nhưng lại rất nguy hiểm, vô cùng khó khắc phục nếu gặp phải.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Tê môi kéo dài kèm đau nhức là biến chứng ảnh hưởng dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn

Biện pháp phòng ngừa tê môi sau khi nhổ răng khôn

Để phòng ngừa biến chứng bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, bạn nhất định cần phải lựa chọn được trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cao để thực hiện loại tiểu phẫu này. 1 trung tâm nha khoa an toàn, uy tín, chất lượng cao phải là 1 trung tâm sở hữu đầy đủ các yếu tối sau:

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm

Tiểu phẫu nhổ răng khôn mặc dù rất đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn đòi hỏi bác sĩ đảm nhiệm phải có tay nghề, chuyên môn cao. Bởi chỉ cần xảy ra 1 sai sót nhỏ trong suốt quy trình tiểu phẫu, rất nhiều biến chứng nguy hiểm sẽ có cơ hội tấn công người bệnh. Do vậy, hãy đảm bảo rằng bác sĩ thực hiện tiểu phẫu của bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, kiến thức chuyên môn sâu rộng và quan trọng nhất là đã có chứng chỉ hành nghề được kiểm duyệt chính xác.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Đội ngũ bác sĩ tận tâm giúp tiểu phẫu nhổ răng khôn diễn ra an toàn, hiệu quả

  • Hệ thống trang thiết bị sạch sẽ, vô trùng

Hệ thống trang thiết bị sạch sẽ, vô trùng sẽ giúp triệt tiêu mọi nguy cơ lây nhiễm chéo, đảm bảo an toàn tối đa cho sức khoẻ người bệnh. Hãy luôn chắc chắn rằng cơ sở vật chất ở trung tâm nha khoa bạn lựa chọn đều đã được vệ sinh sạch sẽ, vô trùng. Đồng thời, máy móc, nha cụ đều phải là hàng hiện đại có dán tem kiểm định nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo quy trình tiểu phẫu được diễn ra an toàn, suôn sẻ.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Hệ thống cơ sở hiện đại, sạch sẽ vô trùng giúp loại bỏ triệt để nguy cơ viêm nhiễm sau nhổ răng

  • Công nghệ nhổ răng khôn an toàn, hiện đại

Hiện nay, mọi trung tâm nha khoa chất lượng cao đều áp dụng công nghệ nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm cao tần, bước sóng ngắn, rung động nhanh và liên tục để tách đứt đây chằng răng khôn, giúp nhổ bỏ răng khôn 1 cách nhanh chóng, an toàn, ít đau đớn nhất.

Chăm sóc răng khôn đúng cách sau khi nhổ

Sau khi nhổ răng khôn, bạn sẽ có cảm giác đau và chảy máu nhẹ khoảng 1-2 ngày. Má của bạn cũng có thể bị sưng và xuất hiện máu tụ. Với trường hợp này, hãy dùng túi chườm lạnh hoặc nóng chườm nhẹ lên vùng răng vừa nhỏ để làm tê tạm thời, cũng như giảm đau, sưng hiệu quả. Kết hợp sử dụng các loại thuốc chống viêm, giảm đau đúng liều lượng trên toa kê của bác sĩ sẽ giúp vết nhổ răng phục hồi nhanh hơn.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Sử dụng thuốc đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ

Để có thể đánh răng bình thường, hãy dùng gạc vô trùng bịt vào vết thương và ép chặt khoảng 15-20 phút để cầm máu. Nếu máu không ngừng chảy, hãy lập tức tới gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, an toàn nhất. Nghiêm cấm việc dùng lưỡi đá vào khoảng trống vừa tiểu phẫu, hay chọc ngoáy, tác động mạnh lên vùng mô tổn thương để tránh việc phục hồi bị kéo dài không cần thiết.

Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn cũng cần phải được lưu ý đặc biệt. Bạn chỉ nên sử dụng các món ăn mềm, hoặc dạng lỏng để dễ tiêu hoá và giảm áp lực cho hàm. Không ăn đồ quá cứng, quá mặn, quá chua, ngọt cay hay đồ uống có ga, cồn đồ nóng hoặc các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia ít nhất trong 3 ngày sau tiểu phẫu.

bị tê môi sau khi nhổ răng khôn, Nhổ răng khôn bị tê môi

Uống nhiều sữa giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ răng miệng sớm phục hồi hơn

Trên đây là những thông tin về tình trạng bị tê môi sau khi nhổ răng khôn cũng như cách điều trị an toàn, nhanh chóng, triệu để nhất. Để được tư vấn, thăm khám, điều trị tận tình, hiệu quả, chính xác nhất khi gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khi mọc răng khôn. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới liên hệ theo số HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bị đau răng khôn uống thuốc gì? Phải làm sao khi bị đau răng khôn?
Đau răng khôn là cảm giác mà hầu như ai cũng ít nhất trải qua ...
Mọc răng khôn có bị đau họng không? Kiến thức nha khoa cần biết
Rất nhiều người bị đau họng trong lúc mọc răng khôn. Vậy, mọc răng khôn ...
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không? Nên hay không nhổ răng thừa?
Nhổ răng thừa có nguy hiểm không [1]? Trường hợp nào thì cần phải nhổ ...
TOP 3 cách nhổ răng sữa cho bé tại nhà được áp dụng nhiều nhất
Thông thường khi đến tuổi thay răng, tức chiếc răng sữa lung lay và có ...
Sưng bọng răng là gì? Mẹo chữa sưng bọng răng tại nhà đơn giản
Sưng bọng răng là gì? Sưng bọng răng là một trong những biểu hiện của ...
Nhổ răng có cần uống kháng sinh không? Cần lưu ý những gì sau khi nhổ răng?
Bạn đang muốn biết nhổ răng có cần uống kháng sinh không [1], đừng bỏ ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia