Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là bị gì?
Banner giảm béo

Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là bị gì?

Cập nhật ngày: 27/04/2020

Nhổ răng khôn là 1 tiểu phẫu vô cùng đơn giản, nhằm loại bỏ răng khôn trước khi chúng gây ra những biến chứng khó lường cho cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi việc nhổ răng khôn cũng sẽ gây ra những cơn đau, triệu chứng khó chịu nếu không được thực hiện đúng cách. Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là bị gì? Hãy cùng đọc bài viết để xem liệu đây có phải biến chứng nguy hiểm hậu tiểu phẫu răng khôn không nhé.

không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là bị gì?

Nguyên nhân không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là 1 dạng tiểu phẫu đơn giản, có bao gồm các bước mổ tách lợi để lấy cùi răng khôn ra khỏi phần nướu mềm. Việc tách lợi này cũng là 1 trong những nguyên nhân chính khiến bạn không há được miệng sau khi nhổ răng khôn. Bạn có thể hiểu đơn giản là việc nhổ răng khôn sẽ gây ra 1 vết thương hở tạm thời ở sâu bên trong hàm. Vết thương này cần ít nhất 4-5 ngày để hồi phục. Do đó, há miệng hạn chế sau nhổ răng (thuật ngữ chuyên môn là trismus), là 1 hiện tượng hết sức bình thường. Trong khoảng thời gian này, bạn chỉ có thể há miệng tối đa là 35mm. Việc khó há miệng có thể gây hạn chế về mặt ăn uống, phát âm, vệ sinh răng miệng… nhưng bạn vẫn cần cố gắng chịu đựng để vết thương chóng lành nhất có thể.

không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Tiểu phẫu răng khôn khiến hạn chế việc há miệng như bình thường khoảng 2-3 ngày đầu sau khi nhổ

Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm gì?

Về việc không há được miệng sau khi nhổ răng khôn, để chắc chắn hơn về tình trạng của mình, bạn nên đến thăm khám nha sĩ để các bác sĩ có thể đưa ra hướng hỗ trợ phù hợp nhất. Thông thường, khi nhổ răng khôn xong, bạn sẽ được kê 1 liều bao gồm thuốc chống viêm, khánh sinh, giảm đau… để giảm thiểu tối đa viêm nhiễm vùng lợi thương tổn.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ dặn dò việc lưu ý đến tình trạng đau nhức trong 1 khoảng thời gian chính xác là 7 ngày. 7 ngày là thời gian tối đa trung bình cho việc phục hồi thương tổn hậu nhổ răng. Nếu vết tiểu phẫu của bạn đau nhức quá 7 ngày, bạn cần phải tái khám ngay lập tức để xác định biến chứng đã mắc phải. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý xem, bên cạnh việc không thể há miệng như bình thường thì có kèm theo các triệu chứng khác hay không. Ví dụ như:

– Dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm như mẩn đỏ, ngứa nhức vết mổ răng, tức ngực, khó thở…

– Sưng quá 3-4 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí có thể kèm theo mưng mủ hoặc không thể cầm máu.

– Thâm tím vùng răng bị nhổ.

– Khô môi, nẻ môi, nứt mép, khó nuốt.

– Trật khớp nhai, tê môi

không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Tái khám ngay lập tức khi việc khó cử động miệng sau nhổ răng khôn diễn ra quá lâu

Đây đều là những biến chứng đầu tiên và dễ mắc phải nhất, nhưng đồng thời cũng dễ phục hồi, điều trị nhanh nhất. Do đó, hãy luôn chú ý chăm sóc bản thân và đề phòng những bất thường dù nhỏ đến đâu. Bởi nếu không điều trị dứt điểm từ đầu, rất có thể bạn sẽ còn bị những biến chứng nặng hơn như viêm xương, tổn thương cấu trúc răng xung quanh, gãy vỡ xương hàm, thủng xoang hàm, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng… vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Chăm sóc răng khôn đúng cách hậu tiểu phẫu

Đối với việc tiểu phẫu răng khôn, ngoài việc lựa chọn trung tâm nha khoa Nevada uy tín, chất lượng cao để thực hiện. Bạn cũng cần phải biết chăm sóc răng khôn đúng cách hậu tiểu phẫu để bảo vệ sức khoẻ bản thân toàn diện, cũng như giúp vế thương mau lành hơn.

Bắt đầu với việc giảm đau, bạn có thể sử dụng các biện pháp chườm nóng và lạnh để giảm sưng, bầm tím tạm thời. Gặp tình trạng môi khô nẻ, bạn hãy dùng các biện pháp dưỡng môi thông thường để tránh vùng môi bị tổn thương, viêm nhiễm nặng. Đừng quên uống thuốc đều đặn, đúng liều theo chỉ định để vết thương chóng khỏi nhất có thể.

không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Chú ý làm sạch răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách mỗi ngày để tránh viêm nhiễm hiệu quả

Bên cạnh đó, khi vệ sinh răng miệng bạn chú ý sử dụng các loại bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng vùng răng lân cận, không chải trực tiếp vào vùng nướu của răng khôn vừa nhổ. Kết hợp súc miệng nhẹ nhàng để làm sạch khoang miệng. Đối với việc ăn uống, hãy chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là canxi, các loại vitamin, khoáng chất như magie, kẽm, sắt… để sức khoẻ răng miệng phục hồi nhanh nhất có thể. Ưu tiên ăn các đồ mềm, dễ nhai nuốt… tạm tránh xa các món cay nóng, khó nhai, gia vị mạnh, đồ có cồn hoặc nhiều acid để tránh vỡ, loét vết tiểu phẫu.

không há được miệng sau khi nhổ răng khôn

Tích cực bổ sung canxi giúp răng chóng phục hồi thương tổn 

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho vấn đề không há được miệng sau khi nhổ răng khôn cũng như cách chăm sóc răng khôn sau khi nhổ an toàn, chóng hồi phục nhất. Để đặt lịch thăm khám, điều trị các vấn đề liên quan đến răng khôn, hãy gọi ngay tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được các chuyên gia tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng khôn bị sưng má có sao không? Cách khắc phục triệt để
Bạn đang lo sợ nhổ răng khôn bị sưng má có sao không [1]? Vậy ...
Không há được miệng sau khi nhổ răng khôn là bị gì?
Nhổ răng khôn là 1 tiểu phẫu vô cùng đơn giản, nhằm loại bỏ răng ...
Chuyên gia giải đáp: Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không?
Vấn đề: "Có nên nhổ 2 răng khôn cùng lúc không? [1] "sẽ được các ...
Vì sao răng khôn cần nhổ bỏ và nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Trong hàm răng người trưởng thành thì răng khôn là chiếc răng mang lại nhiều ...
Mọc răng khôn đau lợi cảnh báo nguy cơ gì về sức khỏe răng miệng?
Mọc răng khôn đau lợi (đau nướu) không phải là tình trạng hiếm gặp vì ...
Thế nào là răng khôn? Những giải đáp từ chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế Nevada
Răng khôn thường mọc ở những người trưởng thành. Thông thường, khi mọc lên khỏi ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia