Răng khôn có phải răng cấm không? - Nha khoa Nevada
Banner giảm béo

Răng khôn có phải răng cấm không?

Cập nhật ngày: 16/01/2020

Răng cấm và răng khôn là hai khái niệm rất quen thuộc trong nha khoa hiên đại. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người vẫn bị lẫn hai loại răng này với nhau. Cần phải khẳng định “răng khôn không phải răng cấm”. Vậy cụ thể hai loại răng này khác nhau như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là răng hàm số 3 và mọc cuối cùng trên cung hàm. Do vị trí ở trong cùng lại mọc khá muộn nên răng khôn gần như không đóng góp nhiều vào vai trò của hàm răng nói chung.

Răng khôn thường mọc ở độ tuổi 17 đến 25, tuy nhiên vẫn có một số người ở độ tuổi trên 30 mới mọc răng khôn. Cái tên “răng khôn” cũng xuất phát từ chính đặc điểm này, bởi răng xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành, độ tuổi người ta đã lớn, đã trưởng thành và có kĩ năng xã hội nhất định.

Do đặc tính mọc sau khi các răng khác đã vào vị trí ổn định mà khi răng khôn xuất hiện, không gian cung hàm sẽ không còn đủ khoảng trống, dễ xảy ra tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, hoặc mọc chồng chéo nhau.

Trên thế giới đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% người trưởng thành phải thực hiện nhổ bỏ răng khôn do các vấn đề mọc sai vị trí, gây chèn ép và ảnh hưởng lên răng bên cạnh, hoặc gây viêm lợi xung quanh khiến chúng ta bị đau nhức, khó chịu. Hơn thế nữa, thời gian mọc răng khôn thường kéo rất dài, từ 2-3 năm và có thể lâu hơn, khiến cho chúng ta gặp rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

Răng không thường mọc lệch, mọc ngầm do cung hàm thiếu khoảng trống

Răng cấm là gì?

Răng cấm là răng số 6, hay còn gọi là răng hàm số 1, mọc đầu tiên trong bộ các răng hàm. Các răng xung quanh răng cấm là răng số 4, 5 (răng liền hàm) và răng số 7 (răng hàm số 2).

Răng cấm thường mọc trong khoảng 6 – 8 tuổi; và răng cấm chỉ mọc 1 lần duy nhất, không rụng đi và thay mới như răng sữa thông thường. Bởi vậy biệc bào tồn răng số 6 là cực kì quan trọng. Cái tên “răng cấm” cũng xuất hiện từ chính đặc điểm này.

Răng cấm thường dùng khi nhai và nghiền nhỏ thức ăn,đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hàm răng, cả về thẩm mỹ và khả năng ăn nhai. Bên cạnh đó, răng cấm cũng có sự liên hệ mật thiết với hệ thống thần kinh vùng hàm, khi răng cấm bị tổn thường và không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như hàm yếu đi, viêm xương hàm,…

Vị trí răng cấm trên cung hàm

Phân biệt răng cấm và răng khôn

Để nắm được rõ những khác biệt giữa răng cấm và răng khôn, các bạn có thể tham khảo qua bảng sau.

Vì răng cấm và răng khôn đều nằm ở vị trí quan trọng trên cung hàm nên bất cứ vấn đề nào xuất hiện thì chúng ta đều nên đến phòng khám nha khoa để được kiểm tra và điều trị để đảm bảo an toàn và tránh các biến chứng không đáng có.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu nắm được thêm thông tin về răng khôn và răng cấm để biết cách chăm sóc phù hợp với mỗi loại. Chúc các bạn luôn có hàm răng khỏe mạnh!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng khôn ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Nhổ răng khôn ảnh hưởng đến dây thần kinh không [1]? Răng khôn thường hay gây ...
Làm gì khi mọc răng khôn bị đau? – Những điều bất ngờ được tiết lộ
Bạn sẽ hối tiếc nếu bỏ lỡ đáp án cho thắc mắc làm gì khi ...
Mọc răng khôn hàm dưới bên phải bị đau dữ dội có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Mọc răng khôn hàm dưới bên phải bị đau là triệu chứng hết sức bình ...
Mọc răng khôn có bị hôi miệng không? Tại sao mọc răng khôn gây hôi miệng?
Làm rõ thắc mắc mọc răng khôn có bị hôi miệng không [1] và đâu ...
Mọc răng khôn đau lợi cảnh báo nguy cơ gì về sức khỏe răng miệng?
Mọc răng khôn đau lợi (đau nướu) không phải là tình trạng hiếm gặp vì ...
Thế nào là răng khôn? Những giải đáp từ chuyên gia tại Nha khoa Quốc tế Nevada
Răng khôn thường mọc ở những người trưởng thành. Thông thường, khi mọc lên khỏi ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia