Đăng ký Tư vấn miễn phí
Hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Hôi miệng không rõ nguyên nhân sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối trong cuộc sống. Dù bạn có nỗ lực chăm sóc răng miệng đến đâu, hay sức khoẻ răng miệng luôn tốt nhưng vẫn hôi miệng khiến bạn như muốn phát điên với bản thân mình? Làm sao để dẹp ngay cái sự khó ở này và xoá đi những hiểu lầm không đáng có về chứng hôi miệng đáng ghét này? Hãy cùng các chuyên gia giải đáp ở bài viết ngày hôm nay nhé!
Hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Một số nguyên nhân gây gôi miệng có thể bạn không biết
Thực ra, tình trạng hôi miệng không rõ nguyên nhân chỉ xảy ra khi bạn bị thiếu kiến thức căn bản về các chứng bệnh lý khác. Việc này không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng, chỉ là khi chưa rõ nguyên nhân thì việc bị hôi miệng sẽ gây ra ít nhiều khó khăn, mặc cảm tới bạn mà thôi. Không chỉ có các chứng bệnh về răng miệng hay việc lười đánh răng mới gây ra hôi miệng. Hôi miệng còn có thể do 1 trong các nguyên nhân ít người biết đến sau đây.
-
Do bệnh lý về đường tiêu hoá
Một trong các bệnh lý có khả năng dẫn đến chứng hôi miệng của bạn đó là trào ngược acid dạ dày, thực quản… Đây là 1 căn bệnh khá phổ biến, ai cũng có thể mắc phải 1 lần trong đời nhưng hiếm ai nghĩ được rằng chứng bệnh này chính là nguyên nhân gây hôi miệng.
Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra chứng hôi miệng
Khi bị trào ngược acid dạ dày hoặc thực quản, bạn sẽ dễ dàng nhận biết chúng qua các biểu hiện như bị khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, luôn cảm thấy nóng ở ngực và cổ họng dù không ăn đồ cay nóng… Kèm theo mùi hôi khó chịu do thức ăn đang bị phân huỷ dưới dạ dày bốc mùi lên. Bạn có thể gặp tình trạng này khi ăn quá nhiều đồ chiên dầu mỡ, trái cây có vị chua, chocolate, cà phê hoặc những đồ uống có gas… Vậy nên, đừng vì cái mồm mà làm hại cái thân, hãy chú ý hơn về chuyện ăn uống nếu không muốn bị hôi miệng vô cớ nữa nhé!
-
Do bệnh lý về khoang miệng
Bị bệnh về khoang miệng đương nhiên sẽ gây ra hơi thở có mùi
Một điều “tất lẽ dĩ ngẫu” khi bị hôi miệng sẽ nghĩ tới đầu tiên chính là bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm niêm mạc miệng… Khi bị bệnh về răng miệng, các vi khuẩn ắt sẽ có điều kiện phát triển, sinh sôi mạnh mẽ hơn bình thường. Từ đó, bệnh hôi miệng cũng vì thế mà “ám” bạn nhiều hơn, rõ rệt hơn.
-
Do rối loạn chuyển hoá
Mỡ máu, bệnh về đường huyết cũng có thể gây hôi miệng do cơ quan chức năng bị suy giảm
Một số bệnh như tiểu đường, mỡ máu… làm giảm chức năng chuyển hoá của cơ thể cũng là 1 trong những lý do giải đáp cho tình trạng hôi miệng không rõ nguyên nhân. Những bệnh liên quan đến chuyển hoá chất trong cơ thể đều là bệnh mãn tính. Do vậy, để điều trị bệnh cũng như giảm bớt chứng hôi miệng, bạn cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị cũng như chế độ ăn uống để cân bằng chức năng của cơ thể.
-
Do rối loạn tâm lý
Stress khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả dẫn đến hôi miệng
Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress… hệ thống thần kinh giao cảm cũng vì thế sẽ đồng loạt làm suy yếu chức năng của toàn bộ cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là tuyến nước bọt. Khi tuyến nước bọt giảm hoạt động sẽ khiến miệng bị khô, hơi thở có mùi vì khoang miệng không được giữ ẩm, tạo ra vi khuẩn trong miệng, gây hôi miệng.
-
Do hay thức đêm
Hay thức khuya khiến cơ thể bị rối loạn dẫn đến hôi miệng
Khi thức đêm nhiều, tuyến nước bọt cũng sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn. Vi khuẩn cũng vì thế mà thoải mái gia tăng “quân số, gây hôi miệng, lâu dần gây ra các bệnh về nha chu. Một số người khi thực hiện giảm cân bằng chế độ nhịn ăn, phụ nữ bị rối loạn nội tiết tố, người già tuyến nước bọt hoạt động yếu… cũng dễ bị hôi miệng do thiếu nước bọt giúp giữ ẩm cho miệng.
Hôi miệng không rõ nguyên nhân phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng hôi miệng không rõ nguyên nhân, điều đầu tiên bạn cần làm chính là thăm khám tổng quát để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng là gì. Từ đó mới có thể đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Hãy đảm bảo bạn đánh răng đúng cách để sức khoẻ răng miệng được bảo vệ tốt hơn
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến việc đánh răng đúng cách nhiều hơn. Với 1 số người, việc đánh răng chỉ đơn giản là chà răng ngày 2 lần mà không quan tâm đến vấn đề liên quan nó. Đánh răng đúng cách không chỉ là cố gắng làm sạch răng, mà còn phải chú ý đến thời gian, cách chải răng cũng như lựa chon kem đánh răng, bàn chải, nước súc miệng, chỉ nha khoa đúng loại. Một khi bạn đã đảm bảo được việc đánh răng diễn ra đúng cách, vi khuẩn gây hôi miệng cũng sẽ khó lòng tấn công bạn.
Những loại quả mọng nước sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng 1 cách tự nhiên
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng 1 phần đến hơi thở và sức khoẻ răng miệng của bạn. Chăm chỉ bổ sung các loại rau xanh, hoa quả… mọng nước, chứa nhiều vitamin C, vitamin D và các loại thịt, cá chứa nhiều magie, kẽm… sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ bạn tốt hơn. Uống đủ 2 lít nước/ ngày và hạn chế sử dụng các đồ ăn có mùi nồng, nước uống có ga, có cồn, hay loại bỏ thói quen hút thuốc… cũng sẽ giúp hơi thở của bạn dần trở nên thơm mát hơn.
Bị hôi miệng nên đi khám ở đâu?
Thăm khám sức khoẻ toàn diện để tìm chính xác nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp bạn điều trị tốt hơn
Khi tình trạng hôi miệng không rõ nguyên nhân kéo dài, các biện pháp vệ sinh răng miệng cũng không thể giúp thuyên giảm. Đầu tiên, bạn hãy đến thăm khám trực tiếp tại các trung tâm nha khoa uy tín để kiểm tra xem bản thân có bị các chứng bệnh về răng miệng hay không. Nếu có, bạn sẽ được các bác sĩ nha khoa giúp xác định chính xác bệnh lý và lựa chọn phương án điều trị dứt điểm, nhanh chóng ngay lập tức. Nếu không, hãy tiếp tục thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa để tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị tốt hơn.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]