Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Banner giảm béo

Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật ngày: 04/02/2020

1 tuổi là thời điểm trẻ đang dần hoàn thiện bộ răng sữa của mình và đồng thời cũng đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là hôi miệng. Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây ra và ảnh hưởng khá nhiều đến bé cũng như việc chăm sóc của bố mẹ. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi và làm thế nào để điều trị tình trạng này?

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi – nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, các chuyên gia nha khoa đã thống kê lại những nguyên nhân chính như sau:

  • Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Đến khoảng 70% các bậc cha mẹ vẫn nghĩ rằng trẻ chưa mọc đủ răng sữa thì chưa cần đến các biện pháp chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc này cần được tiến hành ngay cả khi trẻ còn chưa mọc răng.

Trẻ 1 tuổi đang trong quá trình ăn dặm với đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, thậm chí có trẻ đã chuyển sang chế độ ăn như người lớn chứ không dừng lại ở các thực phẩm xay nhuyễn hoặc băm nhỏ. Nếu phụ huynh không có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ thì hôi miệng là điều không thể tránh khỏi. Trẻ bị hôi miệng lưỡi trắng cũng là một trong những biểu hiện của việc chăm sóc răng miệng không đảm bảo.

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Lưỡi trắng là biểu hiện của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách

  • Do ăn quá nhiều thực phẩm gây hôi miệng

Đồ ngọt luôn đứng trong TOP đồ ăn yêu thích nhất của trẻ. Ít ai biết rằng những viên kẹo nhiều màu sắc với hàm lượng đường cao ngất ngưởng không chỉ tăng nguy cơ béo phì, sâu răng mà còn khiến khoang miệng trẻ có mùi hôi rất khó chịu nếu ăn quá nhiều.

Ngoài ra, một số thực phẩm nhiều mảnh vụn như khoai tây chiên, thực phẩm chứa chứa nhiều dầu mỡ hoặc thức ăn nhanh, nước ngọt có gas cũng có thể khiến hơi thở của bé có mùi thối hoặc hôi khó chịu.

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Đồ ngọt – tác nhân trực tiếp dẫn đến hôi miệng

  • Do bệnh răng miệng

Bệnh lý răng miệng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hôi miệng. Nếu trẻ đang bị sâu răng, viêm nướu hay các vấn đề liên quan đến họng thì một trong những biểu hiện của những bệnh đó sẽ là hôi miệng. Mùi hôi sẽ đi kèm những biểu hiện khác nhau và cảnh báo rõ rệt trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì, phụ huynh cần có kiến thức cụ thể để nhận biết bệnh.

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Sâu răng cũng có thể khiến hôi miệng thêm trầm trọng ở trẻ

Một số lưu ý điều trị bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi không quá khó để điều trị và ngăn chặn chúng không quay trở lại. Bạn hãy là một phụ huynh thông thái trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ bằng một số lưu ý điều trị hôi miệng cho bé dưới đây:

+ Chú ý đến việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé, đối với trẻ 1 tuổi bạn có thể dùng bàn chải xỏ ngón để làm sạch mảng bám thức ăn hàng ngày và sau đó cho bé làm quen dần với bàn chải tay cho trẻ em.

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Làm sạch khoang miệng bé bằng biện pháp phù hợp

+ Hạn chế đến mức tối đa đồ ngọt (bánh kẹo, nước ngọt), đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu bé có ăn, bạn cần đảm bảo cho bé súc miệng và làm sạch triệt để khoang miệng để không còn bất cứ mảng bám nào trong khoang miệng bé.

+ Tăng cường các thực phẩm có lợi cho răng miệng bé như rau củ, hoa quả

+ Không dùng các thuốc trị hôi miệng cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, kể cả các mẹo chữa hôi miệng bằng nguyên liệu tự nhiên cũng không nên dùng vì có thể gây dị ứng.

+ Nếu phát hiện các bệnh răng miệng cần đưa bé đến nha khoa để điều trị bệnh triệt để, khi bệnh khỏi thì mùi hôi miệng cũng sẽ tự động chấm dứt mà không cần tác động nhiều.

+ Trong những trường hợp hôi miệng dai dẳng không chấm dứt mặc cho bạn đã thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách thì cũng nên đưa bé đến nha khoa trong thời gian sớm nhất để có biện pháp điều trị phù hợp.

bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi

Đưa bé đến nha khoa nếu hôi miệng dai dẳng không chấm dứt

Bệnh hôi miệng ở trẻ 1 tuổi tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ và phần nào đó khiến trẻ bị giảm độ ngon miệng khi ăn nhai. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ nha khoa để nghe tư vấn cụ thể bằng cách để lại thông tin theo form ĐĂNG KÝ TƯ VẤN, các bác sĩ sẽ liên hệ lại và tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chữa hôi miệng bằng đinh hương siêu đơn giản tại nhà
Trên các diễn đàn về nha khoa, chữa hôi miệng bằng đinh hương đang là ...
Bật mí top 3 cách chữa hôi miệng bằng lá bạc hà tại nhà siêu hiệu quả
Bạc hà vốn dĩ luôn nổi tiếng như 1 "khắc tinh" của chứng hôi miệng ...
Tại sao sâu răng lại hôi miệng? Bật mí 3 mẹo trị sâu răng hôi miệng hiệu quả tại nhà
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em có một chiếc răng bị sâu và dạo gần ...
Không được bỏ lỡ cách chữa hôi miệng bằng tinh dầu tràm cực hiệu quả này
Xa xưa, khi con người chưa tìm ra các loại thuốc thì các nguyên liệu ...
TOP 3 cách chữa hôi miệng bằng gừng tươi siêu hiệu quả ngay tại nhà
Ngoài việc là một loại nguyên liệu làm tăng hương vị món ăn không thể ...
Cập nhật ngay cách chữa hôi miệng bằng muối hiệu quả
Cách chữa hôi miệng bằng muối là phương pháp mới nổi trong thời gian gần ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia