Hướng dẫn đánh răng đúng cách! Những điều bạn chưa biết
Banner giảm béo

Hướng dẫn đánh răng đúng cách! Bạn có chắc mình thực sự thành thạo việc đánh răng?

Cập nhật ngày: 14/02/2020

Đánh răng đúng cách như thế nào? Câu hỏi tưởng trừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng thực sự nắm rõ. Bạn đã hoàn toàn nắm rõ các quy tắc đánh răng chuẩn nha khoa hay chưa? Đánh răng, súc miệng như thế nào để các mảng bám khó chịu không còn tồn tại trên răng? Hãy để chúng tôi gửi đến bạn bài viết hướng dẫn đánh răng đúng cách dưới đây nhé.

Hướng dẫn đánh răng đúng cách và những quy tắc bạn cần nắm rõ

Trước khi bắt đầu hướng dẫn đánh răng đúng cách tới bạn, chúng tôi cần nói rõ 1 số vấn đề. Về cơ bản, chắc hẳn hồi bé ai trong số chúng ta đều được dạy về vấn đề đánh răng ngày 2 lần, sau khi thức giấc và trước khi đi ngủ. Và các bước đánh răng đúng chuẩn chỉ bao gồm:

  • Bước 1: Vệ sinh bàn chải trước khi đánh răng.
  • Bước 2: Lấy 1 lượng kem vừa phải cho lên bàn chải.
  • Bước 3: Súc miệng trước khi bắt đầu đánh răng.
  • Bước 4: Chà răng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong theo hướng dọc thân răng hoặc xoay tròn.
  • Bước 5: Súc miệng, làm sạch bọt kem đánh răng trong khoang miệng và làm sạch bàn chải

Hướng dẫn các bước đánh răng đúng cách

Nói đến đây, đại đa số đều nghĩ rằng, giới hạn cho việc đánh răng đúng cách chỉ dừng lại ở đó không hơn, đúng chứ? Nếu bạn đang gật gù đồng ý với những gì tôi vừa nói, tức là bạn đã hiểu sai và hiểu thiếu về vấn đề cơ bản nhất này rồi. Hãy cùng đọc xem, trong tất cả những lỗi được liệt kê dưới đây, bạn đã mắc chính xác là bao nhiêu lỗi nhé?!

Chải răng sai hướng

Ai trong số chúng ta cũng đều được dạy rằng phải đánh răng đầy đủ 2 lần/ngày, nhưng lại rất ít người trong số chúng ta được dạy chải răng thế nào mới đúng hướng. Hướng chải răng tiêu chuẩn được chuyên gia nha khoa khuyến khích đó là:

  • Bề mặt ngoài của răng: Chải theo chiều dọc của răng, hoặc xoay tròn lần lượt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
  • Bề mặt nhai của răng: Chải răng theo hướng song song với bề mặt nhai của răng.
  • Bề mặt trong của răng: Tương tự như mặt ngoài, mặt phía trong của răng cũng cần được chải theo chiều dọc, hoặc xoay tròn lần lượt theo chiều từ trên xuống dưới và ngược lại.

Tuyệt đối, KHÔNG chải răng theo chiều ngang đối với 2 bề mặt trong – ngoài của răng để tránh làm tổn thương men răng, tạo điều kiện cho các bệnh lý viêm nha chu phát triển. Bề mặt nhai của răng cần được chải theo chiều ngang để có thể làm sạch rãnh răng tốt hơn.

Chải răng sai hướng là cách nhanh nhất để làm hại men răng

Chải răng quá nhanh

Có rất nhiều người vì 1 lý do nào đó như trễ giờ, lười hoặc đơn giản là đánh cho đủ lượt nên thường chà răng với vận tốc ánh sáng, vô cùng nhanh. Điều này chẳng tốt cho sức khoẻ của răng chút nào. Việc đánh răng quá nhanh sẽ khiến bạn không thể làm sạch kỹ mọi kẽ răng, ngóc ngách và bề mặt răng. Do đó, hãy chải răng thật từ tốn và đảm bảo răng mọi bề mặt răng đã được bạn làm sạch nhé.

Chải răng không đúng số phút quy định

Hẳn là đọc đến đây sẽ rất nhiều bạn có cùng 1 thắc mắc: “Đánh răng mà cũng cầu kỳ vậy sao? Không phải cứ chà đủ 3 bề mặt răng là xong hả?”. Dĩ nhiên là không rồi, khi bạn đánh răng quá nhanh, như phần trên đã nói, bạn sẽ không thể làm sạch kỹ mọi bề mặt của răng. Nhưng, nếu bạn chà răng quá lâu, điều này chẳng những không làm răng sạch hơn mà còn khiến tiêu diệt hoàn toàn mọi vi khuẩn có lợi cho răng, men răng cũng bị bào mòn khiến răng trở nên nhạy cảm, yếu hơn.

Chải răng không đủ số phút quy định có thể khiến men răng bị tổn hại

Thời gian đánh răng đúng cách, an toàn là từ 2-3 phút/lần. Nếu bạn không chắc chắn về việc mình có thể căn giờ chuẩn xác, hãy sử dụng điện thoại để hẹn giờ là được.

Đánh răng ngay sau khi ăn

Có rất nhiều người thường có thói quen sạch sẽ quá mức, tức là sao? Là sau khi ăn bất cứ món đồ gì hơi nặng mùi, đều mau mau chóng chóng đánh răng mà không cho răng thời gian nghỉ. Hoặc đánh răng quá 2 lần/ngày, bất cứ khi nào cảm thấy hơi thở quá nặng mùi. Thực tế, mọi điều vừa kể trên đều khiến men răng bị tổn hại nghiêm trọng.

Nói như vậy là bởi, sau khi ăn là thời gian các tuyến nước bọt hoạt động nhằm trung hoà acid có trong thức ăn. Tại thời điểm này, men răng vô cùng nhạy cảm và dễ bị phá huỷ cấu trúc nếu có bất cứ tác động ngoại lực nào chạm vào. Do vậy, thời điểm vàng để đánh răng sau khi ăn chính là sau khi kết thúc khoảng 20-30 phút. Lúc này, nồng độ acid và kẽm có trong khoang miệng đã giảm bớt, việc dọn dẹp mảng bám hoàn toàn có thể phát huy đúng lợi ích của mình mà không gây hại gì tới men răng.

Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn sẽ khiến bào mòn men răng nhanh chóng

Đánh răng trước bữa sáng

90% người Việt đều có thói quen đánh răng trước bữa sáng, đây là 1 thói quen hết sức sai lầm. Lý do để lỗi sai này trở nên phổ biến chính là bởi suy nghĩ sau khi thức dậy, miệng qua 1 đêm sẽ rất bẩn và có dịch nhầy khó chịu, đôi khi kèm theo mùi hôi. Do vậy, việc đầu tiên sau khi thức giấc sẽ là đánh răng, rửa mặt rồi mới ăn sáng.

Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đánh răng theo thứ tự như vậy, không những không làm sạch được răng, mà còn ủ thêm mầm mống gây bệnh từ việc các mảng bám sau bữa sáng không được dọn sạch.

Đánh răng ngay sau khi thức giấc không phải là 1 thói quen tốt

Ban đêm là khoảng thời gian mà các vi khuẩn có lợi cho răng bắt đầu hoạt động, giúp tái tạo cấu trúc men răng đã hao mòn trong quá trình ăn uống. Sự tái tạo này sẽ chấm dứt ngay khi cơ thể tỉnh giấc, do vậy mà việc đánh răng ngay sau khi thức giấc sẽ khiến các vi khuẩn có lợi này bị triệt tiêu hoàn toàn. Cùng với đó, việc đánh răng trước bữa sáng sẽ khiến bạn không thể làm sạch các mảng bám sau đó, tạo điều kiện cho mảng bám lưu giữ lại trên bề mặt răng ít nhất là 12 tiếng. Như vậy cũng có nghĩa là mầm mống gây bệnh viêm nha chu, sâu răng cũng vì thế mà có cơ hội hoành hành, phát triển tốt hơn.

Không thay mới bàn chải định kỳ

Nhiều người thường lơ là việc thay mới bàn chải định kỳ, và chỉ thay khi bàn chải đã quá cũ, không thể sử dụng được nữa. Điều này thực sự rất nguy hiểm cho răng. Không tính đến việc bàn chải cũ hỏng sẽ không thể làm sạch răng như mong muốn, bạn cũng cần biết rằng 1 bàn chải cũ chứa đến 4 triệu vi khuẩn có hại. Điều này có nghĩa là, chiếc bàn chải bạn vẫn muốn cố tận dụng đó thực sự rất bẩn. Bạn có chắc là vẫn muốn đưa 4 triệu vi khuẩn đó vào mồm cùng lúc chứ?

Do vậy, nếu muốn răng miệng sạch sẽ, thơm tho, khoẻ mạnh hơn, hãy đảm bảo thay mới bàn chải 3-4 tháng/lần kể cả khi bàn chải của bạn trông có vẻ vẫn còn mới và chưa có dấu hiệu bị hỏng nhé.

Không thay mới bàn chải định kỳ là 1 điều hết sức tai hại

Không làm sạch dơ lưỡi

Đa số mọi người đều không có thối quen làm sạch dơ lưỡi, hay chính là bề mặt nhám của lưỡi – nơi tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn. Điều này khiến cho vụn thức ăn ở lưỡi sẽ không được làm sạch hoàn toàn, lưỡi sẽ có nguy cơ bị viêm loét, nhiệt miệng vô cùng khó chịu. Bạn có thể làm sạch dơ lưỡi bằng các nha cụ chuyên dụng hoặc bằng chính bàn chải đánh răng của mình.

Ban đầu khi chưa quen, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó thực hiện 1 chút. Nhưng lâu dần về sau bạn sẽ thấy được tác dụng rõ rệt của thói quen này. Các chuyên gia nha khoa cũng khuyến khích mọi người nên làm sạch lưỡi, vì nó giúp làm sạch tới 50% vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.

Làm sạch dơ lưỡi giúp loại bỏ 50% vi khuẩn có hại cho khoang miệng

Chà răng quá mạnh

Một phần nữa mà hướng dẫn đánh răng đúng cách muốn nhắc nhở bạn, đó chính là việc chà răng quá mạnh. Bạn chỉ nên chà răng với 1 lực vừa phải, không quá mạnh cũng không quá hời hợt. Việc làm này nhằm bảo vệ mô nướu lợi, cũng như giảm thiểu tối đa việc mòn men răng, giúp bảo vệ răng toàn diện nhất.

Sử dụng bàn chải có phần lông quá cứng

Bàn chải có phần lông quá cứng và không có độ đàn hồi sẽ khiến cho việc làm sạch răng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Không những vậy, lông quá cứng có thể khiến phần nướu của bạn bị tổn thương, hoặc gây chảy máu chân răng vô cùng nguy hiểm.

Bàn chải quá cứng sẽ khiến tổn hại mô nướu, chảy máu chân răng

Không chải đủ bề mặt răng

Rất nhiều bạn quan niệm rằng, chỉ cần làm sạch bề mặt ngoài cũng như mặt nhai của răng là đủ. Điều này thực sự vô cùng tệ, bởi mặt trong của răng mới là nơi lưu giữ mảng bám nhiều nhất. Do đó, bạn cần vệ sinh đầy đủ cả 3 bề mặt răng nếu không muốn răng bị sâu, hay hư tổn gì cả.

Súc miệng bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiều người thường có thói quen súc miệng bằng nước lạnh khi đánh răng cho tỉnh ngủ, hoặc súc miệng nước nóng vào mùa đông cho bớt lạnh. Điều này có thể tốt cho cảm giác nhưng k hề tốt cho sức khoẻ răng miệng của bạn chút nào. Thậm chí, bạn còn có thể bị phỏng vì thói quen đó. Và lý do chính cho việc không nên súc miệng bằng nước quá nóng hay quá lạnh chính là hành động này sẽ khiến mọi vi khuẩn có lợi cho răng bị triệt tiêu hoàn toàn.

Súc miệng bằng nước quá nóng hay quá lạnh đều khiến triệt tiêu vi khuẩn có lợi cho răng

Chỉ đánh răng 1 lần trong ngày

Đôi khi, có những lúc cơn lười dâng cao, sẽ có 1 số bạn rút gọn quy trình đánh răng lại chỉ còn 1 lần/ngày. Mặc dù bạn có thể cho rằng việc đánh răng 1 lần/ngày cũng chính là “tổng vệ sinh” cho răng, hoàn toàn không ảnh hưởng gì, điều này hết sức sai lầm. Khi bạn không đánh răng đúng thời gian, các mảng bám sẽ nhân cơ hội đó ủ mầm bệnh, các vi khuẩn có hại cho răng được tạo điều kiện phát triển nhanh chóng, gia tăng nguy cơ răng bị sâu bệnh.

Chỉ đánh răng 1 lần mỗi ngày sẽ khiến mầm bệnh gây hại cho răng có cơ hội phát triển mạnh mẽ

Toàn bộ những lỗi sai trên, đọc qua tưởng rất nhỏ và không ảnh hưởng gì, nhưng thực chất lại đem đến tác hại về lâu dài vô cùng lớn. Bạn không nên bỏ qua bất cứ lưu ý nào để tránh bị bệnh lý có hại cho cơ thể về sau. Tuy nhiên, đánh răng đúng cách thôi là chưa đủ, bạn cũng cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, để sức khoẻ răng miệng được củng cố ngay từ bên trong.

Các thực phẩm tốt cho sức khoẻ của răng

Nhóm các thực phẩm dưới đây đều là những món ăn, đồ uống có khả năng trung hoà acid vô cùng tốt. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp cung cấp các khoáng chất, vitamin cần thiết nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo men răng, cũng như giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, cho răng luôn vững chắc, khoẻ mạnh.

Sữa

Trong sữa có chứa rất nhiều các loại dưỡng chất tốt cho sự phát triển của hệ xương, cụ thể trong bài viết này muốn nhắc tới là răng, bao gồm: canxi, photphat và vitamin D. Canxi và photphat là những chất chính giúp tái tạo men răng bị bào mòn, tổn thương. Nếu bạn dị ứng với sữa bò, có thể thay thế bằng các loại sữa hạt cũng rất tốt cho cơ thể, đầy đủ dưỡng chất lại vô cùng lành tính.

Sữa hạt rất lành tính mà lại vô cùng tốt cho sức khoẻ răng miệng

Phô mai

Phomai cũng giống như sữa, đều thuộc nhóm thực phẩm giàu canxi và photphat. Phomai ngoài việc giúp tái tạo men răng, còn kích thích tuyết nước bọt hoạt động hiệu quả nhờ vị mặn đặc trưng của mình. Các chất trong phomai cũng giúp trung hoà acid, bảo vệ men răng hiệu quả hơn.

Sữa chua

Sữa chua là top 3 trong số những thực phẩm giàu canxi và protein. Đây là 1 món ăn không chỉ tốt cho sức khoẻ răng miệng, mà còn tốt cả cho hệ tiêu hoá cũng như tuần hoàn máu. Tuy nhiên, trong sữa chua có hệ men vi sinh kích thích cơ thể hấp thụ dưỡng chất vô cùng tốt. Chính vì vậy mà nếu bạn đang trong chế độ ăn kiêng, chúng tôi khuyên bạn hãy lựa chọn những loại có hàm lượng chất béo và lượng đường thấp để tốt cho tình trạng cơ thể của bản thân hơn.

Sữa chua giúp tái tạo men răng vô cùng hiệu quả

Táo

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong táo có chứa rất nhiều vitamin C, kali, cất xơ cũng như nhóm các vitamin B… vô cùng tốt cho cấu tạo của răng, cũng như làm sạch răng hiệu quả. Trong táo có chứa rất nhiều nước, kích thích sự tiết nước bọt vô cùng tốt. Không chỉ vậy, táo còn 1 loại quả cung cấp các hoạt chất chống oxy hoá, chống lão hoá vô cùng tốt. Vì thế, các nhà khoa học đều khuyến nghị mỗi người đều nên ăn 1 quả táo mỗi ngày để bảo vệ sức khoẻ cơ thể 1 cách toàn diện.

1 quả táo mỗi ngày giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt hơn

Cam

Với các hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho sức khoẻ răng miệng vô cùng lớn như canxi, vitamin C, vitamin D… Tất cả những hoạt chất này đều giúp làm sạch răng tự nhiên, cũng như diệt khuẩn và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên, trong cam đồng thời cũng chứa 1 lượng acid vô cùng cao. Do vậy, bạn nên đợi 30 phút sau khi ăn rồi súc miệng hoặc đánh răng cho sạch để tránh men răng bị bào mòn không cần thiết nhé.

Các loại hạt khô 

Các loại hạt khô như điều, óc chó, đậu phộng đều chứa 1 lượng lớn canxi, vitamin D, magie, vitamin E và B6 vô cùng tốt cho răng. Chính vì thế, hãy thường xuyên ăn chúng để bổ sung dưỡng chất cho răng, cũng như toàn bộ cơ thể nhé.

Các loại hạt khô cũng rất tốt cho cơ thể

Chocolate đen

Chocolate đen với 90% là chocolate nguyên chất, sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể vô cùng tốt. Trong chocolate đen cũng rất giàu hoạt chất chống lão háo, giúp tái tạo, phục hồi mô nướu bị thương vô cùng hiệu quả.

Nước lọc

Nước lọc là thức uống không thể thiếu đối với cơ thể mỗi ngày. Cơ thể chúng ta luôn được khuyến khích uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn. Chưa kể đó, việc uống đủ nước sẽ giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, làm sạch kẽ răng hơn, rất có lợi cho sức khoẻ răng miệng.

Uống nước đều đặn giúp tuyến nước bọt hoạt động hiệu quả hơn

Rau xanh

Trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm sạch răng tự nhiên vô cùng hiệu quả. Chưa kể đó, sự lưu thông của tuyết nước bọt trong cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt hơn nếu được cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết mỗi ngày. Rau xanh cũng giúp tạo màng khoáng chống sâu răng, bảo vệ men răng hiệu quả.

Chuối

Chuối là 1 loại quả rất giàu magie – hoạt chất giúp kiến tạo và phát triển môi trường kiềm trong máu, thúc đẩy sự hấp thụ vitamin D và trao đổi canxi hiệu quả. Ngoài chuối ra, bạn cũng có thể ăn các loại rau có màu xanh đậm, các loại hạt khô, đậu phụ, cá, bơ động vật … để bổ sung magie và đa dạng hoá thực đơn mỗi ngày.

Chuối giúp thúc đẩy hấp thụ vitamin D giúp răng chắc khoẻ hơn

Ngoài ra, để món ăn thêm phong phú hơn, cũng như cho răng được hấp thụ đa dạng dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác nhau, bạn cũng có thể bổ sung cho cơ thể các loại thịt màu đỏ sậm, trứng, thực phẩm giàu omega 3, cá, dâu tây, quả lê …

Các loại thực phẩm nên tránh là đồ giàu chất ngọt, thức ăn, đồ uống có phẩm màu, nước tăng lực có gas, cafe, thuốc lá (kể cả thuốc lá điện tử), các loại chất kích thích, đồ ăn quá cứng, quá dẻo hoặc đồ quá nóng, quá lạnh …

 

Răng chắc khoẻ cho nụ cười rạng rỡ hơn

Ngoài các hướng dẫn đánh răng đúng cách như trên, cùng với các thực phẩm cần bổ sung cho cơ thể, giúp răng phát triển khoẻ mạnh. Bạn cũng nên tới thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, kết hợp lấy cao răng theo chỉ định để bảo vệ sức khoẻ răng miệng 1 cách toàn diện nhất. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về việc đánh răng đúng cách, hay về dịch vụ lấy cao răng tiêu chuẩn hiện tại. Đừng ngại ngần gì mà hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay về Hotline: 1800.2045 hoặc vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để được tư vấn cụ thể, chi tiết nhất. Cũng như biết thêm nhiều quà tặng, ưu đãi hấp dẫn đang chờ đón bạn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đánh răng bằng muối đúng cách | Mẹo hay bỏ túi
Muối có tác dụng sát khuẩn, làm sạch cực kỳ tốt. Chính vì vậy, rất ...
Đánh răng chảy máu chân răng | Nguy cơ tiềm ẩn các bệnh nguy hiểm
Mô lợi bao quanh chân răng là 1 bộ phận vô cùng nhạy cảm. Bất ...
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng? Cách chăm sóc răng miệng cho phụ nữ mới sinh
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng [1], câu trả lời có trong bài ...
Dạy bé đánh răng đúng cách | Ba mẹ đã biết rõ?
Dạy bé đánh răng đúng cách từ khi còn nhỏ sẽ giúp bé tránh xa ...
Có nên đánh răng sau khi ăn? Vấn đề tưởng quen hoá ra lại rất lạ
Đánh răng đều đặn ngày 2 lần chắc hẳn là kiến thức mà ai cũng ...
Đánh răng bằng muối có tốt không? Tuyệt chiêu làm sạch răng miệng bằng muối
Đánh răng bằng muối có tốt không khi phương pháp này đã quá quen thuộc ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia