Lý do vì sao mút tay lại có thể gây hại tới sức khoẻ?
Banner giảm béo

Lý do vì sao mút tay lại có thể gây hại tới sức khoẻ?

Cập nhật ngày: 26/07/2020

Mút tay là thói quen thưở nhỏ ai cũng từng vô thức làm theo, nhưng việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại!

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 5 tuổi thường có thói quen mút tay. Thực ra đây là 1 bản năng thì đúng hơn, trẻ sơ sinh thường sẽ khám phá thế bằng miệng. Đó là lý do tại sao các con thường cần đến vú giả, ngón tay hay bất cứ vật gì có thể gặm được nhằm trấn an tâm lý, giúp bé bình tĩnh, an tâm hơn.

Lý do vì sao mút tay lại có thể gây hại tới sức khoẻ?

Tuy nhiên, thói quen này thực sự không hề tốt chút nào đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.

Những tác hại do thói quen mút tay gây ra đối với sức khoẻ

Việc mút tay sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn, điều đó không thể phủ nhận. Nhưng khi con bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng thì điều này hoàn toàn không ổn chút nào. Thói quen mút tay lúc này sẽ có khả năng phá huỷ cấu trúc mầm răng, khiến răng mọc bất ổn định về sau.

Hơn nữa, khi trẻ đến tuổi mọc răng mà chưa từ bỏ thói quen mút tay, núm vú giả thì sẽ có nguy cơ mắc viêm tai giữa rất cao. 1 số thể trạng không tốt sẽ biến chứng nặng cần phải phẫu thuật giải quyết.

Mút tay là bản năng giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn

1 vài ảnh hưởng xấu khác trẻ có thể mắc phải khi duy trì thói quen mút tay quá lâu bao gồm:

– Khiến răng sữa mọc lên có thể bị hô hoặc móm

– Khiến vòm miệng bị biến dạng hoặc trở nên yếu ớt, nhạy cảm

– Khiến trẻ bị ngọng, phát âm không thể chuẩn xác

– Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, mầm bệnh có hại

– Da và móng tay của bé cũng sẽ bị biến dạng khi bị tác động quá lâu

– Khiến trẻ trở nên khác biệt, dễ bị cô lập khi giữ thói quen đến cả khi đã đi học

Thói quen mút tay, ti giả có thể khiến bé bị viêm tai giữa nặng

Làm thế nào để loại bỏ thói quen mút tay ở trẻ?

Có đến 30% trẻ khi lớn lên vẫn giữ nguyên thói quen mút tay. Tuy nhiên, để loại bỏ thói quen xấu này của con cũng không phải là khó. Hãy đánh vào tâm lý của trẻ, trẻ ở độ tuổi mầm non trở lên hoàn toàn đã ý thức được đúng – sai. Do đó, hãy cho con thấy trực tiếp tác hại của việc mút tay cũng như việc sẽ xấu hổ như nào khi đã lớn mà còn giữ thói quen của các em bé. Khuyến khích con nhẹ nhàng, đừng quá gay gắt, con sẽ dần tự từ bỏ thói quen 1 cách vô thức.

Mút tay là thói quen xấu có thể gây nhiều tác hại cho con nên cần loại bỏ sớm

Với trẻ nghiện núm vú giả thì sao?

Nếu quá 5 tuổi bé vẫn thích ngậm vú giả, tốt nhất hãy áp dụng biện pháp mạnh 1 cách khéo léo. Dĩ nhiên biện pháp mạnh ở đây không phải là la mắng, ép buộc con thô bạo khiến con bị tổn thương tâm lý. Mà là can thiệp trực tiếp tới “kẻ gây nghiện” bằng các thay núm giả ngắn hơn, hoặc khiến núm vú có vị kì dị. Điều này khiến trẻ sẽ không còn thấy đủ thoả mãn khi ngậm vú giả nữa. Tâm lý không được thoả mãn lâu ngày sẽ khiến con tự động chán nản mà từ bỏ thói quen xấu này.

Hãy dùng cách tâm lý nhất để loại bỏ thói quen xấu này ở trẻ nhé

Nói tóm lại, hãy giúp con từ bỏ thói quen ngậm tay, vú giả càng sớm càng tốt nếu bạn muốn con lớn lên khoẻ mạnh, xinh đẹp với 1 hàng răng đều như bắp đầy xinh xắn.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
8 bài thuốc trị nhức răng nhanh nhất ngay tại nhà
Nhức răng dù do nguyên nhân nào cũng làm cho chúng ta cảm thấy khó ...
Cách thực hiện mewing đúng cách – Những tiết lộ ngỡ ngàng đến từ chuyên gia về mewing
Bạn muốn biết cách thực hiện mewing đúng cách [1] chứ? Nếu có thì bài ...
Mới nhổ răng ăn tôm được không? Các món ngon từ tôm cho người mới nhổ răng
Tôm tốt cho răng là thế, vậy mới nhổ răng ăn tôm được không [1]? Mới ...
Bạn đã biết đến cách chữa hôi miệng bằng lá chanh chưa?
Xóa tan hơi thở khó chịu đơn giản với cách chữa hôi miệng bằng lá ...
Sao Việt chia sẻ bí quyết giữ gìn hàm răng sáng, nụ cười rạng rỡ
Sở hữu một hàm răng trắng sáng, nụ cười tươi tắn là niềm ao ước ...
Bạn đã biết về cách chữa nhiệt miệng bằng Diện chẩn?
60s để đọc bài viết này, bạn sẽ phát hiện những thông tin cực thú ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia