Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không? Lợi và hại của nhai kẹo cao su
Banner giảm béo

Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không? Lợi và hại của nhai kẹo cao su đối với răng miệng

Cập nhật ngày: 04/01/2021

Bạn có thói quen nhai kẹo cao su và muốn biết rằng nhai kẹo cao su có tốt cho răng không?

Sức khỏe răng miệng là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Có những thói quen ăn uống, sinh hoạt mà bạn không biết rằng có lợi hay gây hại cho răng. Một vấn đề được khá nhiều người thắc mắc đó là việc nhai kẹo cao su có tốt cho răng không. Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng Nha khoa Quốc tế Nevada giải đáp có nên nhai kẹo cao su hay kẹo cao su có tốt cho men răng và sức khoẻ răng miệng không qua bài viết dưới đây.

Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không?

Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không?

Kẹo cao su là một loại thực phẩm phổ biến được yêu thích ở mọi lứa tuổi, không chỉ có mùi vị khá thơm ngon mà còn giúp cho hơi thở thơm mát, khiến cho chúng ta cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không hay thói quen nhai kẹo cao su mang lại lợi ích gì cho sức khỏe răng miệng?

Kẹo cao su có lợi ích gì cho răng?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẹo cao su tốt cho răng, việc nhai kẹo cao su đem lại một số lợi ích đối với sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe của cơ thể nói chung. Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ chỉ ra cho bạn một vài công dụng mà kẹo cao su mang lại cho hàm răng của bạn.

  • Nhai kẹo cao su chống sâu răng

Có thể bạn đang thắc mắc về vấn đề này, bởi cao su xuất thân vốn là một loại kẹo, mà kẹo thì thường không tốt cho răng. Nhưng tại sao kẹo cao su lại có thể chống được sâu răng? Bên cạnh việc phải chải răng và vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn, nếu như ăn một nhà hàng hay bàn tiệc nào đó, bạn có thể thay thế bằng giải pháp tạm thời đó là nhai kẹo cao su.

Khi nhai, nước bọt trong miệng sẽ được tiết ra nhiều hơn. Nước bọt có tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt vi khuẩn đồng thời giúp trung hòa và rửa trôi các axit gây hại từ thực phẩm. Nhai kẹo cao su sau mỗi bữa ăn là một cách vệ sinh răng miệng hiệu quả từ lời khuyên của hiệp hội nha khoa.

Nhai kẹo cao su không đường giúp phòng ngừa sâu răng

  • Nhai kẹo cao su chữa sâu răng

Có hay không việc kẹo cao su trị sâu răng? Điều này nghe có vẻ hơi hoang đường nhưng kẹo cao su cũng được coi là có công trong việc chữa sâu răng bởi tính diệt khuẩn mà nó mang lại. Kết hợp nhai kẹo cao su sau mỗi bữa ăn, vệ sinh răng miệng và đến nha sĩ thăm khám để được đưa ra phương pháp điều trị sâu răng kịp thời nhất.

  • Bảo vệ men răng và nướu

Theo nghiên cứu tại Mỹ, nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sẽ giúp bạn bảo vệ men răng và sức khỏe cho nướu, hạn chế tình trạng răng yếu và dễ bị ê buốt.

Men răng và nướu chắc khỏe hơn nhờ việc nhai kẹo cao su

  • Chống khô miệng, hôi miệng

Như đã nói, việc nhai kẹo cao su giúp kích thích tiết ra nước bọt cao gấp 10 lần bình thường. Lượng nước bọt sẽ giúp cho miệng không bị khô, tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.

Những lợi ích khác mà kẹo cao su mang lại cho cơ thể

Kẹo cao su bên cạnh những lợi ích đối với răng miệng còn mang đến nhiều tác dụng đối với sức khỏe cơ thể nếu sử dụng điều độ và đúng cách.

Kẹo cao su có nhiều lợi ích đối với sức khỏe

– Cải thiện trí nhớ: Nhai kẹo cao su là một cách giúp làm tăng lưu thông máu đến não từ 25 – 40%. Lượng máu này sẽ cung cấp oxy cho não, khiến cho não bộ hoạt động tích cực, tỉnh táo hơn từ đó trí nhớ được cải thiện đáng kể.

– Cai thuốc lá: Nếu bạn thấy một người đàn ông thường xuyên nhai kẹo cao su, 80% lý do đó là anh ta đang muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Nhai kẹo cao su làm giảm cảm giác thèm ăn vặt và giảm triệu chứng bị kích thích bởi các chất gây nghiện như nicotine và cafeine.

– Giảm căng thẳng: Mỗi khi mệt mỏi hay bị áp lực trong công việc, nhai kẹo cao su cũng là một cách để khiến cho bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

– Giảm ợ nóng: Nhai kẹo cao su sau bữa ăn để kích thích việc tiết nước bọt, giúp trung hòa lượng axit có trong thực quản, giảm các triệu chứng ợ nóng.

Kẹo cao su giúp giảm cơn thèm thuốc lá hiệu quả

Lưu ý khi nhai kẹo cao su để tốt nhất cho sức khỏe răng miệng

Nhai kẹo cao su có tốt cho răng không? Cần phải lưu ý điều gì khi nhai kẹo cao su để mang lại hiệu quả tốt nhất cho răng miệng?

Kẹo cao su có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe nói chung của cơ thể. Tuy nhiên, đây không là một thực phẩm “thần thánh”, nếu nhai kẹo cao su không đúng cách, không khoa học, nó thậm chí cũng có nhiều tác hại đối với răng miệng.

Nhai kẹo cao su một cách khoa học kết hợp chăm sóc răng miệng đều đặn

– Nếu có thói quen nhai kẹo cao su thường xuyên, hãy sử dụng loại kẹo cao su không đường để hạn chế tối đa việc chúng có thể gây ra cho răng tình trạng sâu.

– Không nhai kẹo cao su quá nhiều lần trong ngày và nhai lâu vì sẽ dẫn đến việc mỏi, đau nhức hàm, đau đầu và tăng nguy cơ sâu răng. Thay vào đó, chỉ nên nhai 2-3 lần/ngày, mỗi lần nhai khoảng 10 phút sau khi kẹo đã hết vị ngọt.

– Nhai kẹo cao su vẫn cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng bằng việc chải răng, súc miệng nước muối và chỉ nha khoa để làm sạch toàn bộ vi khuẩn, mảng bám. Nhiều người chủ quan việc nhai kẹo cao su có thể thay thế các biện pháp chăm sóc răng miệng khác dẫn đến xảy ra các bệnh lý răng miệng.

– Nếu bắt đầu cảm thấy đau hàm hoặc các triệu chứng khác liên quan đến răng miệng, cần đến gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời.

– Thăm khám tổng quát răng miệng định kỳ tại một địa chỉ nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhai kẹo cao su có tốt cho răng không cũng như những lưu ý khi nhai kẹo cao su để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe răng miệng. Dù nhai kẹo cao su có tốt cho răng hay không thì chúng ta cũng cần kiểm tra răng định kỳ và thực hiện các biện pháp chăm sóc, vệ sinh thật cẩn thận. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng cắn bông bao lâu? Tầm quan trọng của việc cầm máu sau khi nhổ răng
Cắn bông sau nhổ răng nhằm giúp cầm máu, nhổ răng cắn bông bao lâu ...
Răng mẻ có dán sứ Veneer được không?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, răng tôi bị mẻ do lúc mở nắp chai bia. ...
Tư vấn thực đơn cho người niềng răng | mới niềng răng nên ăn gì?
Mới niềng răng nên ăn gì [1]? Nếu bạn đang gặp khó khăn về chế ...
Độ tuổi mọc răng sữa của trẻ | Lộ trình quan trọng ba mẹ chớ bỏ qua!
Tìm hiểu độ tuổi mọc răng sữa của trẻ [1] là điều hết sức cần ...
Lở nướu răng là gì? Bị lở nướu răng phải xử lý thế nào?
Lở nướu răng hay nướu răng bị lở được coi là một bệnh lý về ...
Nướu răng bị sưng không đau có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý!
Nướu răng bị sưng không đau có phải là triệu chứng cảnh báo bệnh gì ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia