Đăng ký Tư vấn miễn phí
[Kiến thức nha khoa] Nhổ răng 46 có nguy hiểm không? Những lưu ý quan trọng khi nhổ răng số 46
Nhổ răng 46 có nguy hiểm không? Răng 46 là chiếc răng hàm rất quan trọng của mỗi chúng ta. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta còn lạ lẫm với tên gọi răng 46. Vậy răng 46 là răng gì? Có những bệnh lý nào với chiếc răng này? nhổ răng 46 có ảnh hưởng gì không? Những băn khoăn này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Nhổ răng 46 có nguy hiểm không?
Răng 46 là gì? Tại sao phải nhổ răng số 46
Trước khi giải đáp nhổ răng 46 có nguy hiểm không, bài viết sẽ làm rõ răng 46 là răng nào và tại sao phải nhổ răng 46?
Răng số 46 là răng nào?
Theo ký hiệu nha khoa quốc tế và Việt Nam quy ước các răng được đánh số từ giữa hàm đi vào trong, theo đó đánh số các răng như sau:
1- Răng cửa giữa
2- Răng cửa bên
3- Răng nanh
4- Răng tiền hàm thứ I (cối nhỏ I)
5- Răng tiền hàm thứ II (cối nhỏ II)
6- Răng hàm thứ I (cối lớn thứ I)
7- Răng hàm thứ II (cối lớn thứ II)
8- Răng khôn (cối lớn thứ III)
Quy ước chia hàm răng làm 4 phần, theo đó, đánh số hàm răng như sau: hàm trên bên phải (ký hiệu là 1) qua hàm trên bên trái (ký hiệu là 2), xuống hàm dưới bên trái (ký hiệu là 3), và sau cùng là hàm dưới bên phải (ký hiệu là 4).
Theo đó, ký hiệu của một răng là số răng đó cộng thêm con số phía trước để biết phần hàm nào trên hay dưới, trái hay phải. Chẳng hạn như: Răng số 36 là răng hàm thứ I bên trái và ở hàm dưới. Răng số 38 là răng khôn hàm dưới bên tay trái…
Với những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, vị trí răng 46 là răng hàm dưới thứ I bên phải.
Ký hiệu răng quốc tế
Tại sao phải nhổ răng 46
Với những bằng chứng khoa học, có thể khẳng định rằng răng 46 còn được gọi là răng cấm. Sở dĩ được gọi là răng cấm vì vị trí của nó ở gần phía trong cùng, gần nhất với nhiều dây thần kinh quan trọng. Vậy nên, mọi tổn thương lên chiếc răng này đều được người ta quan tâm nhiều hơn.
Theo quan niệm từ ngày xưa, răng là răng cấm nên chúng ta thường hạn chế tác động lên chiếc răng này, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn phải nhổ chiếc răng này. Đó là khi răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng không thể phục hồi được nữa.
Nhổ răng 46 có nguy hiểm không?
Như vậy, nhổ răng 46 có nguy hiểm không? Những biến chứng sau khi nhổ răng là gì?
Có thể khẳng định rằng, nhổ răng 46 nguy hiểm nếu như bạn lựa chọn nha khoa không uy tín, tay nghề bác sĩ kém, và kỹ thuật nhổ răng không đạt tiêu chuẩn của Bộ Y Tế. Ngoài ra, nếu bạn không chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cũng gây ra những biến chứng khó lường. Những biến chứng đó là:
+ Nhiễm trùng ổ răng
+ Viêm lợi có mủ
+ Áp- xe chân răng
+ Tiêu xương hàm
+ Ung thư xương hàm
Răng xô lệch gây tiêu xương hàm sau khi nhổ răng
Quy trình nhổ răng 46 chuẩn nha khoa
Bước 1: Khám kiểm tra các bệnh lý toàn thân
Bước 2: Chụp X- quang răng
Bước 3: Giải thích, tư vấn và giải tỏa tâm lý
Bước 4: Bôi thuốc tê
Bước 5: Chờ thuốc tê phát huy tác dụng
Bước 6: Thực hiện quá trình nhổ bỏ răng
Bước 7: Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ bơm betadine vào ổ răng khi cần thiết
Bước 8: Đặt lịch hẹn tái khám
Bước 9: Kê toa thuốc và dặn dò bệnh nhân trước khi ra về
Quy trình nhổ răng tại nha khoa
Những lưu ý khi nhổ răng 46
+ Trước khi nhổ răng:
– Đối với bệnh nhân nữ có đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hay cho con bú hay không
– Bệnh nhân có đang bị stress, hay mắc các bệnh về thần kinh không
– Bệnh nhân có đang dùng loại thuốc hay bị dị ứng gì không.
– Nên để tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng trước khi nhổ
– Trước khi nhổ răng bệnh nhân cần ăn uống trước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
– Nên nhổ răng vào buổi sáng
– Trong khi nhổ nếu cảm thấy lo lắng, chóng mặt, khó thở phải nói ngay với nha sĩ.
Nhổ răng tại Nha khoa Quốc tế Nevada an toàn, nhanh chóng
+ Sau khi nhổ răng:
– Cầm máu thật tốt, cắn gạc cầm máu ít nhất 10 phút.
– Nghiêm chỉnh tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và dùng thuốc kháng sinh để tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng.
– Không súc miệng hoặc ngậm nước muối.
– Không khạc nhổ và dùng tay chạm vào ổ nhổ răng hoặc dùng bất cứ vật gì để chạm vào vết thương.
– Ngày đầu sau khi nhổ bạn nên ăn cháo hoặc thức ăn mềm để tránh nhai mạnh vào vùng nhổ răng.
– Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia.
– Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
– Nếu có điều gì bất thường thì liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
– Có kế hoạch để phục hồi răng đã mất càng sớm càng tốt, nhằm tránh các hậu quả của việc mất răng lâu ngày.
Khám nha định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ
Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi nhổ răng số 46 có nguy hiểm không. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ nha khoa tại Nha khoa Quốc tế Nevada xin vui lòng liên hệ tới số Hotline: 1800.2045 hoặc bạn vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để đăng ký thăm khám và chăm sóc răng miệng theo tiêu chuẩn quốc tế tại đây.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]
Hồng Nguyễn
giải phẫu răng 46 có đau không và quy trình như thế nào ạ ?
14 phút trướcLinh Nguyễn
trồng răng 46 có chi phí ra sao ạ ?
12 phút trước