Xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng có sao không?
Banner giảm béo

Xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng có sao không?

Cập nhật ngày: 12/03/2020

Sau khi nhổ răng, trong khoang miệng bạn sẽ xuất hiện một cục máu đông. Nhiều người thắc mắc rằng cục máu đông sau khi nhổ răng này là gì, có nguy hiểm không và phải làm sao với nó? Bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn những vấn đề này!

cục máu đông sau nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng khôn, máu đông sau khi nhổ răng

Xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng có sao không?

Cục máu đông sau khi nhổ răng là gì?

  • Nguyên nhân bị cục máu đông sau khi nhổ răng

Khi nhổ răng ở bất kì vị trí nào trên khuôn hàm thường sẽ xuất hiện một cục máu đông sau khi nhổ răng. Điều này được coi như hiển nhiên vì việc nhổ răng sẽ đều gây chảy máu, dù ít hay nhiều. Sau khi máu ít chảy hơn và đông lại sẽ hình thành cục máu đông mà bạn thường thấy. Cục máu này không mang tính chất nguy hiểm như cục máu đông bất thường trong cơ thể nên bạn đừng quá lo lắng.

cục máu đông sau nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng khôn, máu đông sau khi nhổ răng

Cục máu đông sau khi nhổ răng có nguy hiểm không?

  • Biểu hiện nhận biết cục máu đông

Cục máu đông sẽ hình thành ở khoảng 1 – 2 ngày đầu sau nhổ răng, thời điểm này chúng có thể rỉ ra một chút huyết tương màu vàng nhạt. Nếu quan sát kĩ, bạn có thể thấy cả màu đỏ của máu và màu vàng của huyết tương. Sau khoảng 1 – 2 tuần tiếp theo, cục máu đông sẽ tan dần, trở thành các mô hạt và dần dần thành xương.

Tác dụng của cục máu đông sau khi nhổ răng

Cục máu đông sau khi nhổ răng không chỉ không gây nguy hiểm mà còn có những tác dụng rất lớn, cụ thể:

  • Giúp cầm máu

Sau khi nhổ răng, tùy cơ địa từng người mà tình trạng chảy máu có thể nhiều hay ít, kéo dài nhiều ngày hay kết thúc nhanh chóng. Dù thế nào thì chảy máu cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý của bạn, nhất là những ngày đầu bạn vẫn còn phải chịu những cơn đau đớn hậu phẫu. Lúc này sự xuất hiện của cục máu đông giống như một “vị cứu tinh” giúp ngăn máu chảy. Đây được coi như lớp nền giúp cầm máu hiệu quả nhất.

cục máu đông sau nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng khôn, máu đông sau khi nhổ răng

Cục máu đông giúp cầm máu hiệu quả

  • Bảo vệ ổ răng

Cục máu đông vít ổ răng lại và ngăn không cho mảng bám thức ăn rơi vào ổ răng mới nhổ, việc này có thể gây ra nhiễm trùng hoặc biến chứng sau nhổ răng. Đồng thời, cục máu này còn ngăn ngừa tình trạng ổ răng khô sau nhổ răng nguy hiểm mà nhiều người mắc phải.

  • Đẩy nhanh quá trình lành thương

Sau 1 – 2 tuần, cục máu khô sẽ tạo khung lưới sợi tế bào, hình thành lớp niêm mạc mới – lớp niêm mạc này chính là yếu tố tạo thành mô nướu, giúp che phủ vết thương sau này.

Cách bảo vệ cục máu đông sau khi nhổ răng

Nhiều người thấy xuất hiện cục máu đông và chưa hiểu hết về nó nên cảm thấy lo lắng, luôn tìm cách làm tan cục máu đông sau khi nhổ răng, thậm chí còn lên cả thực đơn ăn gì chống cục máu đông. Về nguyên tắc, bạn cần phải bảo vệ chúng thay vì loại bỏ chúng. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ được cục máu đông và giúp quá trình lành thương sau nhổ răng diễn ra nhanh nhất:

  • Cân bằng chế độ ăn uống

Việc ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến việc lành thương. Tất cả những thực phẩm quá cứng, dai hoặc nhiều mảng vụn nên được “xếp kho” cho đến khi vết thương của bạn lành hẳn. Những đồ ăn, đồ uống nhiều axit cũng nên tránh xa. Bạn chỉ nên dùng những đồ ăn mềm, dễ nuốt và đủ chất dinh dưỡng.

cục máu đông sau nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng khôn, máu đông sau khi nhổ răng

Tránh xa đồ ăn cứng và nhiều mảnh vụn

Khi nhai đồ ăn, cũng nên nhai phía bên không nhổ răng, việc này vừa giúp hàm bên nhổ răng phải chịu ít tác động hơn, vừa hạn chế mảnh vụ thức ăn rơi vào hoặc chọc vào cục máu đông.

  • Đảm bảo việc chăm sóc răng miệng

Có một vết thương, cục máu đông trong miệng và không muốn làm ảnh hưởng đến chúng không có nghĩa là bạn không thực hiện việc chăm sóc răng miệng như bình thường. Tất nhiên, việc chăm sóc răng miệng cũng có một chút thay đổi, bạn nên kiêng đánh răng trong khoảng 1 ngày sau nhổ răng cho đến khi máu ngừng chảy hẳn.

Nếu đánh răng, hãy kiêng vùng mới nhổ răng ra và thực hiện súc miệng thật nhẹ nhàng (hoặc đừng nên súc miệng). Sử dụng chỉ nha khoa để nhẹ nhàng làm sạch các khe răng. Hạn chế sử dụng nước muối vì nước muối có thể làm loãng máu và khiến vết thương lâu lành hơn.

cục máu đông sau nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng, cục máu đông sau khi nhổ răng khôn, máu đông sau khi nhổ răng

Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng

  • Kiểm soát hành động

Tuyệt đối không dùng vật nhọn, dùng tay hoặc dùng lưỡi để tác động vào cục máu đông. Việc này có thể làm vỡ cục máu đông, dẫn đến viêm huyệt ổ răng khô và những biến chứng khó có thể nói được.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về cục máu đông sau khi nhổ răng hoặc bất cứ vấn đề nào liên quan đến dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800.2045 – các chuyên gia của Nha Khoa Quốc Tế Nevada sẽ tư vấn cho bạn cụ thể nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhổ răng cắn bông bao lâu? Tầm quan trọng của việc cầm máu sau khi nhổ răng
Cắn bông sau nhổ răng nhằm giúp cầm máu, nhổ răng cắn bông bao lâu ...
Thực hư cách làm khít răng thưa tại nhà
Không phải ai trong chúng ta cũng may mắn sinh ra đã có hàm răng ...
Tổng hợp tất cả các cách làm hết mảng bám trên răng
Các mảng bám trên răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nơi ...
Bọc răng sứ có hại không? – Tư vấn chuyên gia
Bọc răng sứ có hại không? Thưa bác sĩ, tôi năm nay 40 tuổi đang ...
Trẻ chậm mọc răng phải làm sao? Làm gì khi trẻ mọc răng chậm?
Bài viết chia sẻ cho mẹ về vấn đề trẻ chậm mọc răng phải làm ...
Giải đáp thắc mắc: Cách đánh số răng trên hàm răng
Cách đánh số răng trên cung hàm như thế nào? Chào bác sĩ, cháu mới ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia