Giải đáp: Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm?
Banner giảm béo

Giải đáp: Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm?

Cập nhật ngày: 20/05/2022

Có phải bạn mới nhổ răng khôn hoặc đang chuẩn bị nhổ răng khôn và không biết Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm?. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết sau.

Bạn có đang khổ sở khi răng khôn mọc lệch gây đau nhức và khó chịu. Nếu đang chuẩn bị nhổ răng khôn hay mới nhổ răng khôn xong và không biết Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm?”. Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ đem đến câu trả lời cho bạn qua bài viết sau.

Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn mấy ngày được ăn cơm

Răng khôn là răng mọc ở phần trong cùng của hàm răng. Răng khôn thường xuất hiện khi các răng trong cung hàm đã được mọc đủ. Vì vậy, răng khôn rất dễ xuất hiện tình trạng mọc lệch, mọc ngược, mọc ngầm,… gây đau nhức. Đối với những trường hợp này, khi đi khám thường hay được bác sĩ chỉ định nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Phải đọc: Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến thần kinh không?

  • Nhổ răng khôn mấy ngày được ăn cơm?

Sau khi nhổ răng khôn rất nhiều người thắc mắc “sau khi nhổ răng khôn có ăn cơm được không?” hay ” nhổ răng khôn sau bao lâu ăn được cơm?”. Khi nhổ răng khôn xong, sẽ có vết thương hở ở phần chân răng mới được nhổ. Vết thương này sẽ được bác sĩ khâu lại để tránh chảy máu và vết thương mau lành hơn. Tùy vào tình trạng của vết thương phụ thuộc vào yêu tố: Tay nghề của bác sĩ, phương pháp nhổ răng, thể trạng của bệnh nhân và cách chăm sóc vệ sinh sau khi nhổ răng,… Vết thương lành nhanh thì việc ăn uống bình thường sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn. Thông thường, sau khi nhổ răng khoảng 4-5 giờ, bệnh nhân có thể tiến hành ăn uống những đồ ăn mềm được như: cháo, súp, bún, phở,… Theo các bác sĩ cho biết, sau khoảng thời gian từ 1-2 ngày, vết khâu lợi khi nhổ răng khôn bắt đầu lành, bệnh nhân có thể ăn được cơm và bắt đầu ăn uống bình thường.

Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm

Sau khi hổ răng khôn nên ăn những món ăn mềm

  • Ăn cơm sau khi nhổ răng khôn cần chú ý điều gì?

Sau khi nhổ răng khôn, nên ăn các món ăn mềm nhiều hơn. Khi vết thương lành, có thể ăn cơm cũng nên ăn cơm mềm và ăn cùng những món ăn mềm. Nếu ăn cơm quá cứng hoặc sau khi nhổ răng khôn bắt đầu ăn cơm luôn có thể dẫn đến máu đông lại tại vết khâu lợi, vết thương lâu lành hoặc có nguy cơ bị nhiễm trung lợi. Ngoài ra, nên bổ sung những món ăn giàu canxi, vitmin C, vitamin D,… Và nên tránh ăn đồ dai, cứng, nhiều axit, chất kích thích…

Lưu ý: Sau khi ăn cơm xong, nên vệ sinh răng và đặc biệt vùng lợi khi mới nhổ răng khôn sạch sẽ, nhẹ nhàng.

  • Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, điều cần chú ý nhiều nhất chính là cách vệ sinh răng miệng khi mới nhổ răng xong.

Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm (1)

Thường xuyên súc miệng nước muối vệ sinh vết thương răng mới nhổ

+ Sau khi vừa nhổ răng xong, cần cắn chặt miếng bông hoặc gạc sạch để ngăn không để máu chảy nhiều. Khi mới nhổ răng xong, tuyệt đối không dùng tay, lưỡi hay vải không sạch chạm vào vết răng mới nhổ.

+ Súc miệng với nước muối thường xuyên, khi súc miệng nên súc và nhổ ra một cách nhẹ nhàng.

+ Chải răng bằng bàn chải lông mềm, vệ sinh răng 2 lần/ ngày. Khi chải răng, hạn chế tác động vào phần lợi mới nhổ răng.

Ngoài ra, khi mới nhổ răng khôn xong, cần lưu ý thêm:

+ Không tập thể dục hay vận động mạnh trong 24 giờ đầu sau khi nhổ.

+ Không nên nằm nghiêng, không tác động mạnh về phía bên răng mới nhổ.

Đọc ngay: Mới nhổ răng xong, làm gì để vết thương mau hồi phục?

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến nhổ răng khôn

Sau đây là giải đáp những câu hỏi thắc mắc liên quan đến nhổ răng khôn:

  • Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được?

Sau khi nhổ răng khôn xong, bạn thường bị đau và rất ngại cử động miệng. Tuy nhiên, việc tập há miệng sau khi nhổ răng khôn là rất quan trọng. Nếu không thực hiện việc hạn chế cử động miệng sẽ bị vĩnh viễn về sau. Ngay sau khi vết đau và sưng giảm, bạn nên tập há miệng. Nếu trong khoảng một tuần sau khi nhổ răng khôn, bạn không thể há miệng được, nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám.

Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm (2)

Tập há miệng sau khi mới nhổ răng

  • Sau khi nhổ răng bao lâu thì được súc miệng?

Sau khi nhổ răng, khoảng 4-5 tiếng, bạn có thể súc miệng. Nên súc miệng bằng nước muối để vệ sinh răng và phần lợi khi mới nhổ răng. Lưu ý khi súc miệng và nhổ ra, nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh tổn thương đến phần lợi.

  • Sau khi nhổ răng bao lâu thì được đánh răng?

Theo chia sẻ của các bác sĩ nha khoa, sau khi nhổ răng xong có thể thực hiện đánh răng được. Thời gian khuyến khích sau kho nhổ răng xong là nên để khoảng 24 giờ. Khi chải răng, nên chải nhẹ nhàng với bàn chải lông mềm và tránh phần mới nhổ răng chỉ nên vệ sinh răng ở vùng khác và sau đó súc miệng lại với nước muối.

  • Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn?

Thời gian để thực hiện ăn uống sau khi nhổ răng là 4-5 tiếng. Thời gian này, bệnh nhân chỉ nên ăn những đồ ăn mềm vẫn chưa thể ăn cơm. Và sau khi ăn, nên chú ý vệ sinh răng sạch sẽ và nhẹ nhàng.

  • Nhổ răng khôn có ăn được thịt gà không?

Nhiều người có quan niệm khi đang có vết thương hở hay bị đau răng sẽ không ăn thịt gà. Theo nghiên cứu, trong thành phần thịt gà không có chất gây mưng mủ, gây ngứa hay làm vết thương lâu lành. Tuy nhiên, thịt gà có dạng sợi và dai khi ăn cần tác động nhiều lực khiến bạn bị đau hơn. Nếu có thể, nên ăn thịt gà hầm mềm hoặc cháo gà.

Nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm (3)

Ăn thịt gà đã nấu nhừ sau khi nhổ răng khôn

Đọc ngay: Đau răng có ăn được thịt gà không?

  • Nhổ răng khôn bao lâu thì ăn được đồ nếp?

Đồ nếp mềm, dễ ăn và là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, trong đồ nếp có tình nóng, khi ăn sẽ gây đau buốt vết nhổ. Ngoài ra, đồ nếp là món ăn có thể gây mưng mủ vết thương. Vì vậy, khi mới nhổ răng xong cần kiêng ăn đồ nếp cho đến khi vết thương lành hẳn.

Như vậy những thắc mắc về nhổ răng khôn mấy ngày thì ăn được cơm? làm như thế nào để phòng tránh và khắc phục đã được giải đáp. Hy vọng, với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giảm thiểu được tình trạng uống nước lá vối hay uống trà bị vàng răng. Mọi thông tin cần tư vấn giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vì sao răng khôn cần nhổ bỏ và nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
Trong hàm răng người trưởng thành thì răng khôn là chiếc răng mang lại nhiều ...
Nhổ răng khôn có làm mặt nhỏ lại không? Tại sao nhổ răng khôn có nguy cơ làm nhỏ mặt?
Giải đáp nhổ răng khôn có làm mặt nhỏ lại không [1]trong bài ...
Nhổ răng khôn hàm trên có phải khâu không? Không khâu thì sao?
Nhiều người thắc mắc về vấn đề nhổ răng khôn hàm trên có phải khâu ...
Bị đau răng khôn uống thuốc gì? Phải làm sao khi bị đau răng khôn?
Đau răng khôn là cảm giác mà hầu như ai cũng ít nhất trải qua ...
Mọc răng khôn hàm trên có đau không? Những điều cần biết khi mọc răng khôn
Đọc ngay bài viết sau nếu đang lo lắng và thắc mắc mọc răng khôn ...
Mọc răng khôn đau tai và những kiến thức không thể bỏ qua
Mọc răng khôn là tình trạng thường xuyên gặp phải ở mọi độ tuổi. Tuy ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia