Mới nhổ răng xong nên làm gì để vết thương nhanh chóng hồi phục?
Banner giảm béo

Mới nhổ răng xong nên làm gì để vết thương nhanh chóng hồi phục?

Cập nhật ngày: 04/12/2020

Nếu bạn chưa biêt nhổ răng xong nên làm gì để tốt nhất cho răng miệng, hãy tham khảo bài viết sau đây.

Nhổ răng là một thủ thuật đơn giản thường được áp dụng trong nha khoa đối với tất cả mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người trường thành. Tuy vậy, bạn cũng cần biết một số kỹ năng chăm sóc cho răng sau khi mới nhổ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng nói riêng và cơ thể nói chung. Vậy nhổ răng xong nên làm gì và nhổ răng xong không nên làm gì? Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ đem đến câu trả lời ngay cho bạn.

Mới nhổ răng xong nên làm gì?

Nhổ răng xong nên làm gì?

Nhổ răng xong nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng sau khi nhổ vô cùng quan trọng. Vết thương ở phần nướu sẽ không bị tổn thương, viêm nhiễm và mau chóng lành lại nếu như chúng ta có những kỹ năng chăm sóc đúng cách và chế độ ăn uống điều độ.

  • Nhổ răng hàm xong nên làm gì?

Răng hàm là bộ phận đảm nhận vai trò ăn nhai chính trong khoang miệng. Nhổ răng hàm xong sẽ khiến cho nướu bị chảy máu và ít nhiều gây nên tình trạng đau nhức. Chính vì thế, sau khi nhổ răng hàm, bạn cần ngậm chặt bông gạc để cầm máu trong khoảng 30 – 45 phút đầu tiên và hãy ở lại phòng khám sau khi tình trạng đã ổn định. Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh cũng như ăn uống thức ăn mềm, dễ nhai nuốt.

Sau khi nhổ răng hàm

  • Nhổ răng sữa xong nên làm gì?

Nhổ răng sữa khi nó đã lung lay là điều hết sức bình thường và không cần phải chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, nếu như răng sữa chưa rời hẳn khỏi nướu mà buộc phải tiến hành nhổ do răng vĩnh viễn đã mọc hoặc do nguyên nhân bệnh lý nào đó thì cha mẹ cần lưu ý về việc chăm sóc sau nhổ răng cho bé.

Cha mẹ cho bé cắn bông gạc để cầm máu và tránh vận động mạnh trong vòng 2 giờ đầu tiên sau khi nhổ. Nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước ấm và ăn các thức ăn mềm. Nếu bé bị đau thì có thể dùng túi chườm đá, uống thuốc giảm đau, kháng viêm theo sự hướng dẫn của nha sĩ.

Nhổ răng sữa xong nên làm gì?

  • Nhổ răng sâu xong nên làm gì?

Nhổ răng sâu có thể đi kèm với triệt tủy nếu như răng sâu ở tình trạng nặng. Chính vì thế việc chăm sóc sau khi nhổ răng sâu cần cẩn trọng hơn. Bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo kê đơn của nha sĩ để đảm bảo an toàn nhất với vết thương ở nướu sẽ không bị xâm nhập và tấn công bởi vi khuẩn. Nên bổ sung thêm các loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho răng như cháo, súp, sữa,… Dùng túi chườm đá để giảm đau trong những ngày đầu sau khi nhổ răng sâu.

  • Mới nhổ răng khôn xong nên làm gì?

Nhổ răng khôn vốn là nỗi ám ảnh và sợ hãi của rất nhiều người bởi thủ thuật nhổ răng khôn khá phức tạp. Điều chắc chắn bạn cần làm sau khi nhổ răng khôn đó là ở lại phòng khám để theo dõi, cầm máu bằng việc ngậm chặt gạc. Sau đó, bạn cần nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh, đặc biệt là tránh nói chuyện nhiều vì sẽ gây ảnh hưởng đến vết thương.

Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo hướng dẫn của nha sĩ, bổ sung dinh dưỡng và ăn các loại thực phẩm mềm như cháo, soup, sữa,… Đặc biệt lưu ý khi vệ sinh răng miệng, cần chải răng và súc miệng nhẹ nhàng.

Nhổ răng khôn xong nên làm gì?

  • Nhổ răng xong nên làm gì để cầm máu?

Nhổ răng xong nên làm gì để cầm máu cũng như giúp cho vết thương nhanh chóng hồi phục? Thông thường sau khi nhổ răng, chúng ta đều sẽ được nha sĩ chỉ định cắn chặt bông gạc tại vị trí vết thương ít nhất khoảng 30 phút và ngồi chờ tại phòng khám khi vết thương ổn định. Bên cạnh đó, để việc cầm máu hiệu quả, có thể cắn gạc đã tẩm oxy già để vệ sinh, sát trùng vết thương, thay bông gạc nếu như máu vẫn còn chảy.

Nếu máu chảy không ổn định thì nên tới gặp nha sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và xử lý kịp thời. Nếu phải khâu vết thương để cầm máu thì cần cắt chỉ sau khoảng 1 tuần. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh khoang miệng nhẹ nhàng cũng như ăn các loại thực phẩm mềm để tránh tác động lực đến răng khiến nướu bị chảy máu.

Cầm máu bằng cách ngậm chặt gạc sau khi nhổ răng

Nhổ răng xong không nên làm gì?

Sau khi nhổ răng xong nên làm gì? Điều tuyệt đối bạn cần tránh làm những việc sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

Những điều tuyệt đối cần tránh sau khi nhổ răng

– Không súc miệng sớm và súc miệng mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình đông và cầm máu.

– Tuyệt đối không chườm nóng và ăn các loại đồ nóng sẽ khiến cho mao mạch nở ra và tình trạng máu chảy nhiều hơn. Thay vào đó hãy chườm lạnh để giảm đau.

– Không nên ăn uống các loại thực phẩm cứng, quá nóng, quá cay,… vì sẽ gây tổn thương đến nướu. Những loại đồ ăn này ngay cả khi trong lúc tình trạng răng ổn định cũng nên hạn chế vì nó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng.

– Kiêng hút thuốc lá, rượu bia cho đến khi vết thương đã hoàn toàn bình phục.

– Không nên làm việc nặng cũng như tác động mạnh đến khoang miệng.

Không nên súc miệng ngay sau khi nhổ răng và súc miệng quá mạnh

Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin về việc nhổ răng xong nên làm gì cũng như không nên làm gì sau khi nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng và nhanh chóng hồi phục vết thương. Nếu như bạn đang có nhu cầu nhổ răng hoặc bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề răng miệng cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với Nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu? Lưu ý những gì khi sử dụng thuốc tê nhổ răng
Nếu muốn biết thuốc tê nhổ răng có tác dụng trong bao lâu [1], đừng ...
Nhổ răng nên ăn gì và không nên ăn gì?
Sau khi nhổ răng, chúng ta cần chế độ sinh hoạt hợp lý, đặc biệt ...
Răng cửa lung lay có nên nhổ không? Xử lý răng cửa bị lung lay như thế nào?
Nếu bạn đang lo lắng không biết răng cửa lung lay có nên nhổ không ...
Có nên nhổ răng ngày đèn đỏ không, lợi hại ra sao?
Đặc điểm của người phụ nữ khác biệt so với nam giới là mỗi tháng ...
Mới nhổ răng có được uống nước đá không? Nhổ răng xong uống gì?
Mùa hè nóng nực, mới nhổ răng có được uống nước đá không [1]? Có ...
Nhổ răng có làm giảm tuổi thọ không? Kiến thức nhổ răng an toàn bạn cần biết
Nhổ răng có làm giảm tuổi thọ không [1], chăm sóc cơ thể và răng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia