Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là bị gì? Có nguy hiểm không?
Banner giảm béo

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là bị gì? Có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn bị sưng đau là chuyện bình thường, nhưng nếu nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là chuyện vô cùng bất thường

Nhổ răng khôn sẽ khiến bạn có cảm giác hơi tê đau về sau đó. Bởi đây là 1 dạng tiểu phẫu trong lĩnh vực nha khoa cần khá nhiều tác động như mổ tách nướu để lấy răng khôn ra khỏi hàm, thay vì gây tê và nhổ răng như bình thường. Do đó, việc bạn cảm thấy tê đau trong những ngày đầu sau tiểu phẫu là bình thường. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ kéo dài tối đa 2-3 ngày. Còn nếu bạn nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau thì rất có thể đã gặp những biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau có nguy hiểm không?

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là bị gì?

Sau khi nhổ răng khôn, bạn vẫn sẽ cảm thấy hơi đau nhức, tê hàm khi vết mổ chưa lành. Thường những cơn đau như vậy sẽ hết chỉ sau 3-4 ngày điều trị. Do đó, nếu bạn nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau thì rất có thể bạn đã gặp 1 trong các biến chứng sau đây.

  • Nhiễm trùng

Nhiễm trùng là 1 tình trạng khá phổ biến, mà thường nguyên nhân chính là do khâu vệ sinh kém chất lượng hoặc ăn uống sau khi nhổ răng không đúng cách.

– Vệ sinh kém ở đây có thể bắt đầu từ khâu trước tiểu phẫu, khi nha cụ không được vệ sinh vô trùng sạch sẽ hoàn toàn, hoặc bạn chưa làm sạch hết khoang miệng trước khi nhổ như chỉ dẫn.

– Cũng có thể là sau tiểu phẫu bạn chưa thực sự chăm sóc răng miệng đúng cách, tác động quá mạnh hoặc làm sạch không kỹ răng và khoang miệng để vết khâu nướu bị nhiễm trùng.

– Việc ăn những thực phẩm quá nhiều acid, chất tạo ngọt hay đồ quá cay nóng, cafe hoặc hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích… cũng có thể làm vết mổ răng bị loét ra, dẫn đến nhiễm trùng.

– Nhai cắn thức ăn quá mạnh, hoặc những thói quen xấu như cắn móng tay, nghiến răng… cũng có thể khiến vết mổ răng bị áp lực quá mạnh mà bục chỉ, khó lành dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Nhiễm trùng khiến cơn đau trở nên dai dẳng hơn

  • Khô xương ổ răng

Khô xương ổ răng là tình trạng dễ xảy ra khi bạn không thực sự chăm sóc răng miệng đúng cách. Những thói quen xấu hoặc chế độ ăn uống phản khoa học khiến cho phần máu đông bị ảnh hưởng. Phần máu đông này có tác dụng như 1 lớp bảo hộ, bảo vệ khu vực nướu tổn thương khỏi các tác nhân gây hại xâm nhập. Nếu vết máu đông bị tan ra, các vi khuẩn gây viêm nhiễm sẽ có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn. Cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, ảnh hưởng đến cả 2 bên tai. Thậm chí còn gây ra triệu chứng sưng đỏ vùng nướu quanh vết khâu, dẫn đến sưng hạch.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Khô xương ổ răng có thể dẫn đến sưng hạch vô cùng khó chịu

  • Tổn thương mô mềm

Chấn thương mô mềm cũng là 1 biến chứng phổ biến dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau. Chấn thương mô mềm tức là vùng má, vòm miệng, sau hàm… có thể bị tổn thương do chịu lực tiểu phẫu quá mạnh, hoặc sai cách. Thực tế, tổn thương mô mềm không có gì quá nguy hiểm, nhưng kéo dài khá dai dẳng khi có thể khiến bạn đau nhức vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Tổn thương mô mềm là trường hợp dễ gặp nhưng không có gì quá nguy hiểm

  • Tổn thương dây thần kinh

Là 1 tình trạng hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ bạn. Tổn thương dây thần kinh có thể bao gồm: thần kinh ổ răng dưới, thần kinh cằm, thần kinh lưỡi. Khi bị tổn thương dây thần kinh, bạn sẽ không chỉ cảm thấy ê nhức kéo dài, mà còn có thể bị tê cằm, rối loạn cảm giác…

Nguyên nhân chính của biến chứng này chính là quy trình nhổ răng khôn bị thực hiện sai cách. Khi có triệu chứng tê liệt môi, hay cắn phải lưỡi, môi hoặc nhai bất thường… kèm theo những cơn đau dai dẳng, hãy tới ngay trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám cũng như điều trị. Tránh để lâu sẽ khiến các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dần là đứt dây thần kinh, nhiễm trùng máu và đau nhức vĩnh viễn kéo dài.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Tổn thương dây thần kinh nếu không được điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến tình trạng đau nhức vĩnh viễn

Nhổ răng khôn 1 tuần sau vẫn đau phải làm sao?

Nếu bạn nhổ răng khôn 1 tuần sau vẫn đau, thì tốt nhất hãy tìm đến các trung tâm nha khoa uy tín, danh tiếng tốt để tái khám. Qua những thăm khám chuyên sâu các bác sĩ mới đưa ra được phương hướng điều trị hợp lý nhất. Thông thường, với trường hợp nhiễm trùng hay tổn thương nhẹ, các bác sĩ sẽ kê đơn giảm đau, kháng viêm để bạn tự điều trị tại gia. Còn đối với trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ buộc phải thực hiện điều trị chuyên sâu để dứt điểm tình trạng ngay từ khi mới chớm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý xem lại cách ăn uống cũng như vệ sinh, chăm sóc răng miệng đã đúng chưa. Bởi nếu bác sĩ có điều trị tốt đến đâu cũng không thể hoàn thiện quy trình hoàn hảo nếu bạn không tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ bản thân 1 cách trọn vẹn nhất. Hãy lưu ý tuyệt đối những điều sau đây:

– Không nhai xé, nghiến răng hay nhai liên tục với cường độ và tần suất cao để tránh vết mổ bị bục chỉ

– Không dùng lưỡi chạm vào khu vực răng vừa nhổ để tránh gây nhiễm trùng.

– Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, không chà bàn chải trực tiếp vào vùng răng thương tổn. Súc miệng nhẹ nhàng, kỹ lưỡng để làm sạch khoang miệng 1 cách toàn diện nhất.

– Không sử dụng ống hút, cũng như các chất kích thích, thuốc lá, cigar… để tránh nguy cơ bị khô ổ xương răng.

– Tuyệt đối hạn chế các món ăn chua, cay, nóng, gia vị mạnh… để tránh làm loét, sưng tấy vết mổ răng. Thay vào đó, hãy ăn những món ăn mềm, dễ nhai nuốt để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, cũng như cho vết thương ở răng có cơ hội nghỉ ngơi, sớm hồi phục hơn.

– Khi ngủ chú ý không nằm nghiêng, hoặc úp mặt xuống gối, cũng như kê gối cao hơn bình thường để tránh vết thương bị chèn ép, làm vớ vết mổ răng.

Nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau

Chủ động thăm khám khi phát hiện bất thường sau nhổ răng khôn

Trên đây là những giải đáp xung quanh vấn đề nhổ răng khôn sau 1 tuần vẫn đau là bị gì, cũng như phương án điều trị, chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt nhất sau khi mổ răng khôn. Nếu bạn đang gặp những tình trạng đau nhức, viêm nhiễm do mọc răng khôn, hoặc mổ răng khôn gây ra. Hãy lập tức đăng ký thăm khám, điều trị tại trung tâm nha khoa hàng đầu Việt Nam tại HOTLINE: 1800.2045 để được các chuyên gia nha khoa Quốc tế Nevada tư vấn cụ thể, chi tiết nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mẹo giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà
Mọc răng khôn luôn là điều ám ảnh của mỗi người khi đến tuổi trưởng ...
“DỞ KHÓC DỞ CƯỜI” VỚI NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ RĂNG KHÔN
Răng khôn [1] luôn là những chiếc răng rắc rối cho bất cứ ai gặp ...
Thú vị bất ngờ: Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ?
Bạn mới nhổ răng khôn và không biết có nên giữ lại răng khôn sau khi ...
Giải đáp: Răng số 8 nằm ở vị trí nào trên khuôn hàm? 
Răng số 8 là chiếc răng ẩn chứa nhiều điều khác lạ mà không phải ...
TIỂU PHẪU RĂNG KHÔN VÀ 6 THÔNG TIN KHÔNG – THỂ – BỎ – QUA
Tiểu phẫu răng khôn là một dạng trong phẫu thuật được thực hiện khá nhiều ...
Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm không? Những lưu ý khi nhổ răng
Có phải bạn đang bị sâu răng khôn? Nhổ răng khôn bị sâu có nguy hiểm ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia