Răng khôn hay sự biến mất theo tiến hóa của loài người
Banner giảm béo

Xin chào thế hệ mới! 1 thế hệ không răng khôn và những cơn đau điếng người!

Cập nhật ngày: 04/07/2020

Không còn răng khôn? Không sợ biến chứng!

Theo các nhà khoa học Phần Lan cho biết, sự tiến hóa của loài người chưa hề dừng lại. Sự tiến hóa kéo dài này sẽ giúp con người tránh khỏi những chiếc răng khôn đầy tiềm ẩn nguy hiểm, cùng những cơn đau buốt nhói.

 Răng khôn sẽ dần biến mất trước sự tiến hóa của loài người

Theo tạp chí Live Science cho biết, công thức mà các nhà khoa học Phần Lan mới phát triển gần đây có thể sử dụng để tìm hiểu lịch sử tiến hóa của loài người vô cùng chính xác. Công thức này có thể giải đáp các câu hỏi kiểu như 2,5 đến 3 triệu năm trước, trong chi Người loài nào xuất hiện sớm nhất.

Giáo sư Jukka Jernvall thuộc Đại học Helsinki, Phần Lan công bố trên tạp chí Nature ngày 25/2: “Công thức này có thể đánh giá 1 cách khách quan sự tiến hóa của các bộ phận khác nhau trong cơ thể.” Răng có cấu trúc rất cứng và được bảo quản cũng tốt hơn hộp sọ, cho nên chúng là manh mối rất quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của loài người nói riêng và các động vật khác nói chung. Răng cũng có thể cho biết những cách thức sinh tồn của loài đã tuyệt chủng.

“Răng là những hóa thạch kỳ diệu, mọi hiểu biết của con người về sự tiến hóa đều nhờ vào các nghiên cứu nha khoa”, giáo sư Peter Kjaergaard – giám đốc Bảo tàng Lịch sự Tự nhiên Đan Mạch cho biết.

 Răng là 1 minh chứng lịch sử vô cùng quan trọng

Sự phát triển của răng hàm

Để có thể làm rõ giả thuyết của mình về sự tiến hóa, Jernvall và đồng nghiệp đã bắt đầu thử nghiệm nghiên cứu sự phát triển của răng chuột từ năm 2007. Nghiên cứu cho thấy răng chưa bao giờ ngừng phát triển một khi còn mô xương hàm. Khi 1 chiếc răng mọc lên, sẽ có 1 chất dịch nhầy được tiết ra và ức chế sự phát triển của những răng bên cạnh.

“Chúng tôi đã có những cuộc tranh luận lớn về sự tác động qua lại của những chiếc răng trong quá trình phát triển của chúng. Giữa chúng có 1 sự ức chế tuần tự mỗi khi có 1 răng mới nhú mọc lên” – Giáo sư Jernvall cho biết.  Cơ chế tuần tự này còn đặc biệt ở chỗ nó không chỉ hoạt động trên loài chuột, mà còn trên cả động vật có vú, thậm chí là cả loài người.

Những thí nghiệm trên chuột bạch chỉ ra rằng răng có cơ chế ức chế tuần tự vô cùng thú vị

Răng khôn sẽ dần bị thoái hóa

Cũng theo những nghiên cứu khoa học trên, người châu Phi nguyên thủy có răng hàm càng ở sâu bên trong sẽ có kích thước càng lớn. Trong khi đó, người Homo (chính là người hiện đại bây giờ) lại có răng càng nhỏ về trong.

Tổ tiên của chúng ta từng có 12 răng hàm, chia đều cho 2 bên của mỗi hàm, cách bố trí răng cũng khá giống với các loài động vật có vú hiện nay. Theo quá trình tiến hóa, sọ người sẽ ngày càng phát triển về kích thước. Kéo theo đó xương hàm phải thu nhỏ lại để cân đối hơn, điều này đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ dần tiêu biến theo thời gian tiến hóa của con người.

Hộp sọ phát triển khiến khuôn hàm phải thu bé lại dẫn đến sự tiêu biến răng khôn trong tương lai

Nhà nghiên cứu Alan Mann từ Đại học Princeton, Mỹ, đưa ra dẫn chứng rằng ở tộc người Inuit, sinh sống ở Canada, Greenland và Alaska, có đến 45% dân số không có răng khôn. Nghiên cứu cho thấy từ xa xưa, tộc người này có kích thước răng lớn hơn bình thường. Do đó, khi não bộ phát triển, xương hàm thu hẹp lại thì không còn chỗ cho răng khôn mọc lên nữa. Điều này cũng tương tự với các chủng tộc người còn lại trên thế giới hiện nay, khi càng ngày càng có nhiều người không còn phải đối mặt với sự mọc răng khôn và những cơn đau khó tả nữa.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mọc răng khôn có bị đau họng không? Kiến thức nha khoa cần biết
Rất nhiều người bị đau họng trong lúc mọc răng khôn. Vậy, mọc răng khôn ...
Bị đau răng khôn nên ăn gì và không nên ăn gì tốt nhất?
Mọc răng khôn gây ra đau nhức, mệt mỏi kéo dài vô cùng khó chịu ...
#5 Cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà dứt cơn đau trong 5 phút
Cách trị sưng nướu răng trong cùng tại nhà như thế nào hiệu quả? Sưng ...
Nhổ răng khôn xong có được súc miệng nước muối không? Những lưu ý phải nhớ
Bạn mới đi nhổ răng khôn về và không biết nhổ răng khôn xong có ...
Nhổ răng khôn ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Nhổ răng khôn ảnh hưởng đến dây thần kinh không [1]? Răng khôn thường hay gây ...
Nhổ răng khôn bị sưng má có sao không? Cách khắc phục triệt để
Bạn đang lo sợ nhổ răng khôn bị sưng má có sao không [1]? Vậy ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia