U men răng | Chứng bệnh nguy hiểm ĐỪNG bỏ qua!
Banner giảm béo

U men răng | Chứng bệnh nguy hiểm xin ĐỪNG bỏ qua!

Cập nhật ngày: 25/02/2020

U men răng là một khối u lớn, thường xuất hiện ở phần mô nướu chân răng. U men răng ở giai đoạn đầu khá lành tính, không có gì đáng lo lắng mà chỉ gây vướng víu, khó chịu khi nhai nuốt, giao tiếp. Còn nếu để u men răng được phát hiện muộn sẽ biến chứng thành u ác tính, có thể di căng vào máu, phá hủy bạch huyết, dẫn đến tử vong.

U men răng là gì?

U men răng (hay u nguyên bào tạo men), tên khoa học là Ameloblastoma là 1 dạng khối u hiếm gặp, thường là lành tính và hay xuất hiện ở vùng xương hàm mặt.  U men răng là tổ hợp các tế bào men răng dị tính tạo thành.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng ban đầu vốn là 1 khối u lành tính, dễ dàng cắt bỏ

U men răng có thể bắt gặp ở bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở nam giới trong khoảng 40-60 tuổi. U men răng thường phát triển âm thầm, không lộ rõ cho đến khi biến chứng thành u ác tính. Khi u men răng trở nên ác tính, cũng là lúc chúng đã xâm lấn thành công vào vùng xương hàm, gây sưng đau, biến dạng mặt.

U men răng thường rất ít khi di căn, các trường hợp di căn sẽ theo đường máu tới hạch bạch huyết ở cổ và phổi vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng u men răng

U men răng có 2 loại là u men ngoại biên và u men trung tâm, mỗi 1 loại u men răng sẽ có những triệu chứng cụ thể như sau.

  • U men răng ngoại biên 

U men răng thường là 1 khối u nhẵn, có 1 hoặc nhiều thùy kết hợp lại với nhau. U men răng là tổ hợp các tế bào men răng bị lạc khỏi nướu răng hoặc xương ổ răng tụ hợp lại mà thành.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng ngoại biên thường mọc ở hàm trên

  • U men răng trung tâm

Đối với trường hợp bị u men răng trung tâm, tùy vào vị trí u men răng mọc ở hàm trên hay hàm dưới mà sẽ có những triệu chứng khác nhau.

U men răng trung tâm hàm trên

U men răng trung tâm khi ở khung hàm trên. sẽ có những triệu chứng khác nhau dựa vào sự phát triển, kích thước cũng như khả năng xâm lấn của khối u như: khối u sưng phồng giữa mặt, má sưng đau, phồng xương ngách lợi, khẩu cái, nghẹt mũi, mất khứu giác. Khi bị u men răng trung tâm, bệnh nhân cũng thường bị tê môi trên, má, cánh mũi cũng bị ảnh hưởng.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng sưng phồng chèn ép gây đau đớn, khó chịu vô cùng

U men răng trung tâm hàm dưới

Triệu chứng của u men răng trung tâm hàm dưới sẽ phát tác theo từng giai đoạn của bệnh như sau.

Giai đoạn đầu

Ở gia đoạn đầu, u men răng thường chưa biểu hiện rõ rệt bên ngoài mà chỉ âm thầm phát triển vô cùng chậm. U men răng ở giai đoạn này thường chỉ có thể phát hiện khi chụp CT.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kết quả phim chụp thì rất khó để có thể xác định chính xác. Muốn phân tích chính xác cũng như có những biện pháp bảo vệ kịp thời tới sức khỏe, bạn sẽ cần phải làm thêm các bài kiểm tra chuyên sâu khác để giải phẫu bệnh lý rõ nét nhất.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng có thể gây tê liệt hàm 

Giai đoạn giữa

Khi bước vào giai đoạn phát triển mạnh, u men răng có thể gây hư hại xương hàm cũng như viêm nướu chân răng, răng cũng dần bị tiêu biến chân răng, tê buốt môi cằm… U men răng khi đạt kích thước lớn hơn sẽ khiến phồng xương, biến dạng mặt, vô cùng mất thẩm mỹ.

Quan sát kỹ, bạn sẽ thấy lợi bị sưng phồng nhưng chưa quá đau. Bề mặt khối u nhẵn mịn, răng bị u chèn cũng sẽ lung lay hoặc bị lệch vị trí ít nhiều. Một số còn cảm thấy đau nhức, khó chịu và chảy mủ.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng có thể chèn ép gây sai lệch vị trí chân răng

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, u men răng sẽ phát triển lớn hơn, gây phồng xương rõ rệt, mặt biến dạng trầm trọng, xương hàm bị phá hủy hoàn toàn. Lúc này, bệnh nhân sẽ vô cùng đau đớn, răng lung lay, dịch chuyển nhiều và thậm chí có thể bị rụng.

Có nhiều trường hợp ở giai đoạn cuối của răng còn có thể gây gãy xương vô cùng kinh khủng

U men răng gây biến dạng mặt nghiêm trọng

Điều trị u men răng

Thường thì u men răng chỉ có thể điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc xạ trị.

  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u

U men răng thường sẽ phát triển bám liền vào khung xương hàm gần đó. Vì thế, bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật loại bỏ 1 phần xương hàm bị ảnh hưởng. Thực hiện phẫu thuật từ sớm sẽ giúp giảm nguy cơ khối u tái phát.

u men răng, hình ảnh u răng

Thực hiện cắt bỏ khối u từ sớm sẽ giúp triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ tái phát của u men răng

  • Phẫu thuật sửa chữa hàm

Khi phẫu thuật khối u, các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật loại bỏ xương hàm bị liên đới. Việc cắt bỏ và tái tạo hàm hiện nay vô cùng hiện đại, nhanh chóng và khôi phục được toàn bộ chức năng cũng như thẩm mỹ hàm.

u men răng, hình ảnh u răng

Khi khối u ảnh hưởng đến xương hàm sẽ bắt buộc phải phẫu thuật chỉnh hàm

  • Xạ trị

Đây là liệu pháp sử dụng chùm tia năng lượng cao để loại bỏ triệt để khối u sau phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị cũng là phương pháp thay thế cho những trường hợp không đủ sức khỏe để phẫu thuật.

u men răng, hình ảnh u răng

Xạ trị áp dụng cho những ai không thể thực hiện phẫu thuật

  • Hỗ trợ chăm sóc

Hậu phẫu thuật là thời gian mà bệnh nhân cần có để hồi phục thể lực. Do vậy, người nhà bệnh nhân cũng cần phải phối hợp với bác sĩ để có thể chăm sóc người bệnh 1 cách tốt nhất. Các bài tập trị liệu sẽ rất cần thiết để khôi phục chức năng giao tiếp, nhai nuốt hậu điều trị.

u men răng, hình ảnh u răng

Hậu phẫu thuật bệnh nhân cần được chăm sóc rất nhiều

Biến chứng của u men răng khi phát hiện muộn

Như đã nói, u men răng giai đoạn đầu phát triển vô cùng chậm chạp với những biểu hiện không rõ nét như răng lung lay, sưng nướu nhẹ. Do vậy, mọi người khi có những biểu hiện này thường hay bỏ qua, không khám chữa kỹ càng. Từ đó, dẫn đến u men răng biến chứng lớn hơn, chèn ép khiến răng bị lung lay, xô lệch.

Khi u men răng ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ sẽ khiến mặt bị biến dạng trầm trọng, mất răng, các chức năng nhai nuốt, giao tiếp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi có bất cứ biểu hiện gì như nướu sưng, răng lung lay vô cớ, bạn nên đến thăm khám trực tiếp nha khoa ngay lập tức để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

u men răng, hình ảnh u răng

U men răng để lâu sẽ khiến biến dạng mặt, tiêu hàm, mất răng vô cùng nghiêm trọng

U men răng khi vào giai đoạn cuối sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Không chỉ khiến răng bị chèn ép, lung lay, gãy rụng… U men răng giai đoạn cuối còn khiến xương hàm bị tiêu hủy, mất hàm, hủy hoại chức năng nhai nuốt, giao tiếp cũng như toàn bộ thẩm mỹ khuôn mặt vô cùng kinh khủng.

Thăm khám nha khoa định kỳ đẩy lùi nguy cơ u men răng

Hiện nay, chưa có một phát hiện chính thức nào về nguyên nhân hình thành nên u men răng. Rất nhiều nghiên cứu đặt giả thuyết cho rằng có thể đây là 1 dạng biến chứng của sâu răng, nhiễm trùng răng hay bị chấn thương hàm.

u men răng, hình ảnh u răng

Đi thăm khám nha khoa định kỳ thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn u men răng từ sớm

Do đó, cách tốt nhất để ngăn chặn u men răng hình thành chính là chăm sóc răng miệng đúng cách. Cùng với đó là thường xuyên duy trì thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để nắm rõ tình trạng sức khỏe răng miệng của mình.

Khi phát hiện những điều bất thường như lệch hàm, răng lung lay, nướu răng có biểu hiện sưng kéo dài không khỏi… hãy đi khám nha khoa ngay lập tức, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào để tránh hối hận về sau.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn chữa nhiệt miệng bằng nước muối đơn giản, đúng cách
Nếu bạn đang bị nhiệt miệng, đừng bỏ qua cách chữa nhiệt miệng bằng nước ...
[Fun Facts] TOP 10 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ HÀM RĂNG
Bạn có chắc đã hiểu đầy đủ về đặc điểm và chức năng của các ...
Bị viêm lợi có nên lấy cao răng? Lưu ý khi phòng tránh viêm lợi cao răng
Bạn đang có ý định lấy cao răng nhưng lại bị viêm lợi. Vậy bị ...
Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám ...
Thiểu sản men răng là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục triệt để
Thiểu sản men răng là gì [1]? Tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết ...
Bệnh ăn mòn chân răng và cách điều trị bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em
Trẻ bị ăn mòn chân răng khiến bạn lo lắng. Vậy cách điều trị bệnh ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia