Bị viêm lợi có nên lấy cao răng? Lưu ý khi phòng tránh viêm lợi cao răng
Banner giảm béo

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng? Lưu ý khi phòng tránh viêm lợi cao răng

Cập nhật ngày: 26/05/2022

Bạn đang có ý định lấy cao răng nhưng lại bị viêm lợi. Vậy bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?

Viêm lợi là một trong những vấn đề rất nhiều người gặp phải. Một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm lợi chính là cao răng. Viêm lợi cao răng được ví như “kẻ thù âm thầm” gây nên các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, khi bị viêm lợi tức là lúc lợi đang bị yếu, lấy cao răng thường rất đau. Vậy bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? Hay dùng giải pháp tạm thời điều trị viêm lợi rồi mới đi lấy cao răng khắc phục triệt để. Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

bị viêm lợi có nên lấy cao răng

Bị viêm lợi có nên lấy cao răng không?

  • Bị viêm lợi liên quan như thế nào đến cao răng mảng bám?

Viêm lợi là tình trạng các tổ chức lợi xung quanh răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Biểu hiện của viêm lợi là lợi sưng đỏ, răng lung lay nhẹ, dễ bị chảy máu,… Viêm lợi nếu không điều trị có thể dẫn tới lợi bị phì đại thậm chí rụng răng.

Viêm lợi có liên quan nhiều đến vấn đề cao răng. Khi xuất hiện cao răng, mảng bám do vệ sinh răng không sạch. Cao răng hình thành lâu ngày trong miệng, vi khuẩn tồn tại lâu ngày càng tấn công mạnh vào lợi khiến lợi bị viêm. Và nếu không khắc phục loại bỏ cao răng kịp thời, tình trạng viêm lợi sẽ ngày một diễn biến xấu hơn.

Phải đọc: Những điều cần biết về viêm lợi

  • Viêm lợi phải lấy cao răng không?

Lợi là phần bao bọc quanh chân răng, tiếp xúc với đồ ăn hoặc các loại vi khuẩn có hại nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm. Viêm lợi tiến triển nặng có thể viêm chân răng, viêm xương ổ răng, sưng nề, dẫn đến những cơn đau dữ dội thậm chí mất răng.

bị viêm lợi có nên lấy cao răng (1)

Lấy cao răng khi bị viêm lợi

Các mảng bám cao răng thường xuất hiện nhiều ở phần chân răng gần với lợi. Lấy cao răng, tức là  các nha sĩ sẽ sử dụng những thủ thuật nha khoa dùng độ rung từ máy siêu âm tác động vào các mảng cao răng để chúng rơi ra ngoài. Khi dùng lực rung từ máy siêu âm để lấy những mảng bám sát với phần lợi bị viêm, thường sẽ khiến lợi bị đau nhức hơn. Tuy nhiên cao răng lại chính là nguyên nhân của viêm lợi, vì vậy bị viêm lợi CÓ nên lấy cao răng.

Rất nhiều người thắc mắc rằng tại sao không điều trị viêm lợi bằng những giải pháp tức thời để tình trạng viêm lợi giảm xuống, rồi sau đó mới lấy cao răng để lợi đỡ bị đau nhức. Thực chất, điều trị viêm lợi do cao răng trước tiên là cần phải kháng khuẩn, làm sạch vi khuẩn gây nên. Mà phương pháp để làm sạch, loại bỏ vi khuẩn chính là bằng cách lấy cao răng. Lấy cao răng trong lúc lợi bị viêm, chỉ khiến bạn đau nhức một chút, sau đó bác sĩ sẽ vệ sinh, sát khuẩn sạch sẽ tình trạng này sẽ nhanh chóng phục hồi và viêm lợi sẽ được điều trị tận gốc.

  • Viêm lợi sau khi lấy cao răng phải làm sao?

Một số ít người sau khi đi lấy cao răng bị viêm lợi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do kỹ thuật lấy cao răng của nha sĩ chưa đúng khiến lợi bị tổn thương. Khi lợi bị tổn thương cộng với việc bạn vệ sinh răng không đúng cách dẫn đến lợi bị viêm.

bị viêm lợi có nên lấy cao răng (2)

Bổ sung các loại vitamin, canxi,… cho răng miệng

Để khắc phục tình trạng này, trước tiên, bạn nên giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, tránh để vi khuẩn xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm ngày càng diễn biến nặng hơn. Tiếp theo, nên bổ sung các loại vitamin A, D và đặc biệt là vitamin C giúp kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho lợi. Nếu thực hiện những cách trên, tình trạng vẫn không được cải thiện, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để tham khám lại tình trạng của mình.

Đọc ngay: Cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Cách phòng tránh cao răng viêm lợi

Phòng tránh cao răng để hạn chế viêm lợi là cách quan trọng nhất cần làm. Để phòng tránh viêm lợi dẫn đến cao răng, cần chú ý những cách sau:

bị viêm lợi có nên lấy cao răng (3)

Vệ sinh răng sạch sẽ phòng ngừa cao răng viêm lợi

+ Vệ sinh răng miệng thường xuyên 2 lần/ ngày. Tốt nhất nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn uống.

+ Súc miệng với nước súc miệng sát khuẩn hoặc nước muối pha loãng sau khi chải răng.

+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, tránh tối đa việc thức ăn còn bám lại trên khe răng tạo thành ổ vi khuẩn gây sâu răng và cao răng.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ,…

+ Nên đến cơ sở nha khoa tham khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để được bác sĩ phát hiện và khắc phục các tình trạng răng miệng một cách sớm nhất.

Một số vấn đề cần lưu ý khi lấy cao răng

Khi lấy cao răng, cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh những tình trạng không mong muốn xảy ra

  • Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không? Bảng giá lấy cao răng

Sau khi lấy cao răng, men răng và nướu yếu và thường dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, sau khi lấy cao răng nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và có nên đánh răng 2 lần mỗi ngày. Khi đánh răng, cần dùng bàn chải lông mềm vệ sinh nhẹ nhàng và kem đánh răng có chứa fluor, canxi. Chỉ nên đánh răng 2-3 phút mỗi lần, đánh răng quá lâu và quá mạnh có thể ảnh hưởng đến men răng.

Bảnh giá khi lấy cao răng thường sẽ phụ thuộc vào tùy từng nha khoa. Tuy nhiên, không nên lấy cao răng ở những cơ sở nha khoa nhỏ lẻ, giá rẻ chất lượng không tốt. Việc này có thể khiến chất lượng và kỹ thuật không đảm bảo ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

bị viêm lợi có nên lấy cao răng (4)

Lấy cao răng tại nhà bằng vỏ chuối

Phải đọc: Chi phí lấy cao răng

  • Cách làm rụng cao răng tại nhà như thế nào? 

Cao răng là những mảng bám cứng đầu, bám chặt lấy bề mặt răng. Thông thường các phương pháp lấy cao răng tại nhà thường là dùng những thành phần có chứa axit hoặc các chất ăn mòn men răng và thực hiện kiên trì nhiều lần. Cao răng không thể rụng ra ngoài thành từng mảng được. Nếu có, chỉ có thể đối với những trường hợp cao răng ở giai đoạn mới xuất hiện.

Một số cách có thể tham khảo để loại bỏ mảng bám cao răng tại nhà như:

+ Ủ muối và baking soda (tỉ lệ 3: 1) và một ít nước tạo thành hỗn hợp đặc sệt ủ lên răng 2 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.

+ Rắc muối lên vỏ chuối, sau đó chà lên răng khoảng 15-20 lần và đánh răng sạch lại.

+ Pha 1/2 quả chanh+ 1 thìa cà phê muối và 100ml nước. Sau khi đánh răng xong, ngậm hỗn hợp 3 phút và súc miệng lại với nước lọc.

  • Lấy cao răng xong bị tụt lợi có nguy hiểm không?

Nhiều cao răng lấn sâu vào nướu. Khi lấy cao răng, các mảng cao răng bong ra, trong quá trình lấy có thể khiến lợi bị tụt và răng ê buốt. Trường hợp này không cần quá lo ngại, bạn chỉ cần vệ sinh răng sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ ngày và kết hợp với súc miệng nước muối. Tình trạng này sẽ mau chóng được phục hồi nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Lần đầu lấy cao răng tại nhà cần lưu ý những gì?

Một số lưu ý khi lấy cao răng tai nhà:

+ Các nguyên liệu và dụng cụ lấy cao răng phải sạch sẽ.

+ Sau khi lấy cao răng, phải vệ sinh lại răng thật sạch, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào răng.

+ Không nên lạm dụng lấy quá nhiều lần với tần suất dày đặc.

+ Chỉ nên thực hiện lấy cao răng tại nhà đối với những trường hợp nhẹ bằng những phương pháp an toàn, lành tính.

Trên đây là những thông tin giải đáp khi bị viêm lợi có nên lấy cao răng không? và những cách phòng tránh viêm lợi cao răng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Mọi thông tin thắc mắc cũng như cần tư vấn, vui lòng liên hệ nha khoa Quốc tế Nevada tại HOTLINE: 1800.2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Từ cuộc thí nghiệm của một bà mẹ đến những câu chuyện có thật về “hội chứng răng coca”
Trải qua hơn chục thập kỷ, Coca cola hiện vẫn giữ vị trí Top 10 ...
Uống kháng sinh gây vàng răng không? Xử lý răng bị nhiễm kháng sinh
Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn uống kháng sinh nhiều và lo lắng ...
Bệnh tiêu xương răng là gì? Chữa bệnh tiêu xương răng thế nào?
Bệnh tiêu xương răng là gì? [1] Phương pháp điều trị bệnh tiêu xương răng ...
Bệnh răng miệng ở người cao tuổi và cách chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi
Tìm hiểu bệnh răng miệng ở người cao tuổi [1], giải pháp khắc phục an ...
Bề mặt răng bị nhám thì phải làm sao? Đâu là hướng giải quyết?
Răng bị nhám khiến bạn lo sợ. Vậy xuất hiện bề mặt răng bị nhám ...
Rối loạn thái dương hàm có nguy hiểm không? Hiểu để chữa triệt để
Rối loạn khớp thái dương hàm (hay còn gọi là viêm khớp thái dương hàm) ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia