Đăng ký Tư vấn miễn phí
Sâu răng có mùi hôi – Nguyên nhân và giải pháp điều trị dứt điểm
Trong tất cả các nguyên nhân gây mùi hôi miệng như viêm nướu, viêm nha chu, mảng bám cao răng… thì sâu răng được xếp vào nhóm nguyên nhân phổ biến nhất. Sâu răng có mùi hôi khiến cho ăn nhai khó khăn, sinh hoạt bất tiện và giao tiếp hàng ngày bị hạn chế, hơn thế nó có thể phát triển nhanh chóng thành những biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cách khử mùi hôi miệng khó chịu cùng căn bệnh sâu răng đáng ghét ra sao?
Sâu răng có mùi hôi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và việc ăn uống hàng ngày
SÂU RĂNG CÓ MÙI HÔI – NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Có 2 nguyên nhân chính khiến sâu răng có mùi hôi rất khó chịu đó chính là vi khuẩn cũ và vi khuẩn mới, cụ thể như sau:
+ Vi khuẩn cũ: chính là những vi khuẩn trước đó xâm nhập vào răng và gây ra bệnh sâu răng. Chúng mặc định tồn tại trong khoang sâu, phá hủy cấu trúc răng, “ăn” dần vào sâu bên trong răng tạo ra nhũng vết đen, những lỗ hổng và mùi hôi miệng.
+ Vi khuẩn mới: Việc ăn nhai hàng ngày không thể tránh được những mảng bám tồn đọng lại trong khoang miệng và đối với chiếc răng sâu thì khả năng xuất hiện mảng bám sẽ lớn hơn rất nhiều. Khoang sâu răng giống như một chiếc “bẫy” khiến mảng bám thức ăn rơi vào nhiều hơn, giữ chúng lại lâu hơn và hình thành những vi khuẩn mới. Bạn khó có thể vệ sinh sạch sẽ những mảng bám này bằng phương pháp đánh răng thông thường và đây chính là nguyên nhân chính khiến mùi hôi miệng phát triển.
Vi khuẩn, mảng bám thức ăn chính là nguyên nhân gây mùi trong khoang miệng
Khi sâu răng xuất hiện chắc chắn sẽ kéo theo mùi hôi miệng, mức độ hôi ít hay nhiều là khác nhau ở từng người. Tuy nhiên đặc điểm chung của chúng là sẽ không tự biến mất nếu bạn không có biện pháp điều trị sâu răng kịp thời. Ở giai đoạn đầu khi sâu răng mới chớm hình thành, bạn có thể áp dụng một vài mẹo chữa sâu răng hôi miệng tại nhà dưới đây.
MẸO TRỊ SÂU RĂNG HÔI MIỆNG TẠI NHÀ
Sâu răng có mùi hôi thường có những biểu hiện nhất định giúp bạn có thể nhận biết được tình trạng của mình tương đối sớm. Khi bạn thấy những dấu hiệu như xuất hiện những vệt tròn màu trắng hoặc đen nâu trên thân răng, hơi thở có mùi, răng nhạy cảm hơn bình thường, sờ vào thấy đau nhẹ… thì rất có thể là những báo hiệu của tình trạng sâu răng. Lúc này, bạn có thể áp dụng một vài mẹo sau đây:
Sử dụng rượu hạt cau
Rượu hạt cau được đánh giá là cách chữa sâu răng hiệu quả nhất, đây là lý do tại sau hầu như mỗi gia đình đều có cho mình 1 hũ rượu hạt cau trong nhà. Hạt cau chứa nhiều chất có tác dụng diệt khuẩn, thanh trùng và khi kết hợp với rượu có nồng độ cồn cao và tính sát khuẩn sẽ trở thành một vị thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn sâu răng và làm chắc khỏe nướu hiệu quả.
Rượu hạt cau chữa sâu răng hiệu quả
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy hạt cau tươi cho vào ngâm cùng rượu trắng (1 lít rượu cho khoảng 25 – 30 hạt cau). Chỉ ngâm khoảng 1 tháng, rượu chuyển thành màu cánh gián là có thể bắt đầu dùng được. Rượu hạt cau càng ngâm lâu thì hiệu quả càng tốt nên bạn có thể ngâm nhiều để dùng vào những lúc cần thiết mà không mất thời gian chuẩn bị.
Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của sâu răng, bạn chỉ cần ngậm 1 hụm rượu cau trong miệng khoảng 5 phút sau đó nhổ đi, lặp lại nhiều lần trong ngày, đặc biệt là những lúc cảm thấy đau nhức răng. Tuy nhiên, ngậm rượu cau trong một thời gian dài có thể làm chuyển màu răng của bạn nên hãy cân nhắc và có biện pháp phục hồi màu răng sau khi chấm dứt quá trình ngậm rượu hạt cau.
Trà xanh trị sâu răng, hôi miệng kết hợp
Đặc tính chống viêm, chống sâu răng trong lá trà xanh là không thể bàn cãi, ngoài ra mùi hương đặc trưng của lá trà cũng giúp đánh bay mùi hôi miệng hiệu quả. Với lá trà xanh, bạn có thể có rất nhiều cách sử dụng khác nhau:
Cách 1: Đun nước trà xanh, cho thêm vài hạt muối và sử dụng súc miệng hàng ngày.
Cách 2: Nhai trực tiếp lá trà xanh trong khoang miệng, nên nhai thật kỹ ở ngay vùng răng có dấu hiệu bị sâu.
Trà xanh giúp tiêu diệt vi khuẩn sâu răng, chữa sâu răng và làm săn chắc nướu
Việc sử dụng trà xanh hàng ngày không chỉ điều trị được sâu răng, chống mùi hôi miệng mà còn giúp nướu răng chắc khỏe và đẩy lùi lão hóa. Tuy nhiên, đừng sử dụng trà xanh khi đói vì chúng có thể gây hại đến dạ dày và làm cho mùi hôi miệng thêm trầm trọng hơn.
Trị sâu răng hôi miệng bằng hoa cúc vàng
Theo nghiên cứu, hoa cúc vàng chứa lượng lớn các chất chống viêm và diệt khuẩn, là một bài thuốc chữa sâu răng cực tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch các cánh hoa cúc, ngâm qua nước muối một chút và nhai trực tiếp trong khoang miệng giống như nhai lá trà xanh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thả vài cánh hoa cúc vàng đã rửa sạch vào một chai rượu nhỏ và ngâm qua đêm. Hỗn hợp rượu hoa cúc có thể dùng ngậm trong miệng khoảng 5 – 7 phút mỗi ngày và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng cũng như loại bỏ mùi hôi miệng hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn không quen với vị rượu thì cách này cũng khá khó thực hiện vì việc ngậm rượu trong khoang miệng sẽ không mấy dễ dàng.
Hoa cúc vàng cũng có thể là một bài thuốc trị sâu răng hôi miệng hiệu quả
GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM SÂU RĂNG CÓ MÙI HÔI
Những mẹo trị sâu răng hôi miệng tại nhà thường chỉ mang lại hiệu quả trong trường hợp bạn mới chớm sâu răng. Trong những trường hợp sâu răng đã phát triển nặng với những dấu hiệu rõ ràng, bạn cần đến nha khoa trong thời gian sớm nhất. Sâu răng có mùi hôi cần được điều trị bằng các biện pháp tối ưu hơn, cụ thể như sau:
Điều trị sâu răng bằng hàn trám
Hàn trám răng sâu là biện pháp điều trị đơn giản và tiết kiệm nhất. Bác sĩ sẽ nạo sạch khoang sâu, sau đó đổ chất trám răng chuyên dụng vào, tạo hình giống thân răng và hóa cứng để vết trám cố định trên thân răng, che đi vùng khoang sâu và đảm bảo ăn nhai như bình thường cho răng. Phương pháp này chỉ mất khoảng 40 – 60 phút với chi phí rất rẻ, tuy nhiên hiệu quả không được đảm bảo vì rất dễ đổi màu và bong tróc trong thời gian ngắn. Đây chính là lý do bác sĩ thường chỉ định bọc răng sứ thay cho trám răng để khắc phục sâu răng.
Hàn trám răng sâu nhanh chóng, tiết kiệm nhưng tính thẩm mỹ và độ bền chắc không cao
Bọc răng sứ cho răng sâu hỏng
Bọc răng sứ cho răng sâu được đánh giá cao về mọi mặt: cả tính thẩm mỹ, tính bền chắc và khả năng ăn nhai. Sau khi loại bỏ khoang sâu răng, bác sĩ sẽ mài nhỏ 1 phần thân răng thật và thiết kế mão răng sứ chụp lên trên răng đã mài, bảo vệ toàn diện chiếc răng đã được loại bỏ khoang sâu, ngăn chặn hoàn toàn tình trạng sâu răng và giúp đảm bảo ăn nhai như răng thật. Khi chiếc răng sâu được điều trị, tình trạng hôi miệng cũng sẽ chấm dứt hoàn toàn.
Bọc răng sứ giúp bảo vệ toàn diện chiếc răng sâu
Tại Nha khoa Quốc tế Nevada, việc bọc răng sâu được thực hiện với công nghệ Invy Ultra 3P hiện đại, đảm bảo phát huy một cách cao nhất hiệu quả phục hình. Bạn có thể tham khảo chi tiết về công nghệ cũng như quy trình bọc răng sứ ở link bên dưới.
Nhổ răng sâu có hết hôi miệng không?
Trong trường hợp răng sâu quá nặng và không thể phục hình bằng các cách thông thường như hàn trám răng hoặc bọc răng sứ, bác sĩ sẽ buộc phải nhổ bỏ răng sâu. Khi chiếc răng sâu được nhổ bỏ, mọi mầm mống sâu răng cũng như hôi miệng cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sâu, bạn phải thực hiện trồng lại răng mới. Việc nhổ răng sâu, trồng lại răng mới không chỉ làm mất thời gian mà còn khiến cho chi phí điều trị đắt hơn rất nhiều. Đây chính là lý do bác sĩ khuyên bạn nên điều trị răng sâu càng sớm càng tốt trước khi phải nhổ bỏ chúng hoàn toàn.
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng khi không thể phục hình răng sâu được nữa
Để có biện pháp điều trị sâu răng có mùi hôi hiệu quả nhất, bạn cần mô tả cụ thể với bác sĩ về tình trạng của mình hoặc trực tiếp đến nha khoa để thăm khám cụ thể. Việc để lại thông tin liên lạc theo form ĐĂNG KÝ TƯ VẤN sẽ giúp bác sĩ tiếp nhận vấn đề của bạn và liên hệ lại để tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]