Muốn răng khoẻ thì hãy tập thể thao! Răng khoẻ đẹp chỉ có tập thể thao!
Banner giảm béo

Tập thể dục đều đặn ảnh hưởng như nào đến sức khoẻ răng miệng bạn?

Cập nhật ngày: 10/07/2020

Dáng săn chắc, răng khoẻ mạnh, tại sao không?

Ai cũng biết tập thể dục sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giảm béo, giữ dáng thon gọn, săn chắc, giảm các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 hay thậm chí là cả ung thư. Nhưng mấy ai biết được sức khoẻ răng miệng cũng có thể trở nên tốt hơn nhờ vận động, tập thể dục chứ? Nghe đã thấy vô cùng lạ đúng không nào?!

Tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn giảm 55% nguy cơ mắc bệnh lý nha chu

1 nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nha khoa thế giới mới đây chỉ ra rằng, những người thường xuyên tập luyện thể dục sẽ giảm tới 54% nguy cơ mắc các bệnh lý nha chu so với những người không tập luyện bao giờ. 1 khảo sát dinh dưỡng và sức khoẻ cấp quốc gia tại Mỹ cũng chỉ ra rằng, những người dù chỉ tập thể dục đôi ba lần 1 tuần cũng sẽ có sức khoẻ răng miệng tốt hơn tới 33% so với nhóm không – bao – giờ – vận – động còn lại.

Sự liên quan giữa chỉ số BMI và sức khoẻ răng miệng

Chỉ số BMI có sự liên quan mật thiết với sức khoẻ răng miệng

Nghe thì vô lý, nhưng chỉ số BMI (chỉ số cơ thể) và thực trạng sức khoẻ răng miệng của bạn có 1 sự liên quan vô cùng mật thiết. 1 nghiên cứu trên tạp chí Nha khoa cho thấy, những người có chỉ số BMI cân đối sẽ có khả năng bị nha chu thấp hơn 44% so với bình thường. Đặc biệt là với những ai áp dụng 1 chế độ ăn uống lành mạnh hay ăn kiêng theo kiểu Địa Trung Hải bao gồm thực đơn các món ít đường tinh luyện, nhiều chất xơ, rau củ, trái cây tươi và chất béo lành mạnh.

Làm sao để cải thiện sức khoẻ răng miệng bằng việc luyện tập?

Lựa chọn bài tập phù hợp sẽ giúp bạn đạt kết quả bảo vệ răng miệng tốt hơn

Đầu tiên, hãy lựa chọn những bài tập phù hợp với lứa tuổi, giới tính và thể trạng sức khoẻ của bạn. Bên cạnh đó, thời gian tập luyện cân đối cũng rất quan trọng. Đối với người trưởng thành có sức khoẻ ổn định, Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ khuyến nghị thời gian tập tối đa từ 75 – 150 phút/ngày, chia nhỏ thời gian trong ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi luyện tập để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Với những bài tập vận động mạnh, bạn chỉ nên tập ở mức thời gian tối đa là 75 phút
  • Còn với bài tập nhẹ nhàng, điều hoà huyết áp, tim mạch thì tối đa là 150 phút.
  • Với những ai chưa từng luyện tập trước đó, hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng, cường độ và thời gian vừa phải rồi sau đó tăng dần lên khi cơ thể đã dần quen với việc luyện tập.
  • Với những ai muốn ép cân, tăng cơ thì cần phải tập theo hướng dẫn của huấn luyện viên 1 cách bài bản. Đừng quên giãn cơ sau tập bằng 1 con lăn thư giãn.
  • Khi mới bắt đầu tập, sự tích tụ acid lactic sẽ khiến bạn có cảm giác đau cơ, 1 con lăn giảm đau cá nhân sẽ rất tốt cho bạn.

Không chỉ vậy, chăm chỉ đánh răng còn giúp trái tim khoẻ mạnh hơn…

Chăm chỉ đánh răng mỗi ngày giúp bảo vệ sức khoẻ tim mạch 1 cách tối đa nhất

Nếu tập thể dục giúp sức khoẻ răng miệng tốt hơn, thì ngược lại, chăm chỉ đánh răng cũng sẽ giúp bạn có 1 trái tim khoẻ mạnh hơn đấy.

1 nghiên cứu mới đây nhất của Hiệp hội tim mạch Châu Âu cho thấy, những người thường xuyên đánh răng đúng cách mỗi ngày sẽ có tỷ lệ nguy cơ mắc các bệnh về suy tim, rung tâm nhĩ thấp hơn so với người lười vệ sinh răng miệng. Lý do là bởi, việc thường xuyên đánh răng sẽ giúp giảm thiểu tối đa vi khuẩn gây hại ẩn náu trong răng và nướu, giúp chúng tránh xa khỏi việc tiếp cận mạch máu thông qua việc gây viêm nhiễm mô mềm khoang miệng.

Quá nhiều lợi ích có cần phải lo lắng?

Hạn chế uống nước tăng lực và thở bằng miệng khi tập để tránh mòn men răng

Mặc dù việc tập luyện thể thao đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là với sức khoẻ răng miệng. Nhưng những ai thường xuyên tập luyện cường độ cao, đặc biệt là các vận động viên chuyên nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng quá nhiều đồ uống tăng lực, thở bằng miệng liên tục sẽ gây tình trạng xói mòn men răng. Bạn có thể cải thiện vấn đề này bằng cách thay nước tăng lực bằng nước điện giải, thở bằng mũi thay vì miệng khi luyện tập cường độ cao.

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Mọc răng khôn nuốt nước bọt đau có phải là dấu hiệu răng khôn mọc lệch không?
Mọc răng khôn nuốt nước bọt đau [1] có phải là vấn đề đáng lo ...
8 bài thuốc trị nhức răng nhanh nhất ngay tại nhà
Nhức răng dù do nguyên nhân nào cũng làm cho chúng ta cảm thấy khó ...
Nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu – Cẩn thận dấu hiệu nguy cơ bệnh lý nha chu nguy hiểm!
Nướu răng bị sưng đỏ, chảy máu đều là những bệnh lý nha chu không ...
Bệnh viêm nha chu và những câu hỏi liên quan
Bệnh viêm nha chu là căn bệnh khá phổ biến, liên quan đến các tổ ...
Bật mí cách chỉnh răng hô không cần niềng răng tại nhà đơn giản hiệu quả nhất
Cách chỉnh răng hô không cần niềng răng đang là là phương pháp được nhiều ...
Cách chữa hôi miệng cấp tốc tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên
Hôi miệng là vấn đề răng miệng khá phổ biến mà nhiều người dễ dàng ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia