Thú vị bất ngờ: Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ?
Banner giảm béo

Thú vị bất ngờ: Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ?

Cập nhật ngày: 15/06/2022

Bạn mới nhổ răng khôn và không biết có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ không? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ? Răng khôn có chứa tế bào gốc như răng sữa hay không? Ngày nay, với sự phát triển của nền y học thế giới, những tư liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trong răng sữa của trẻ nhỏ có khoảng 10-20 tế bào gốc nhất định. Trên thế giới, có thể đã có nghiên cứu về việc lưu trữ, sử dụng tế bào gốc từ tủy răng sữa để phục vụ cho công tác chữa bệnh sau này. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được khẳng định với răng khôn. Vậy, xét về góc độ y học và các quan điểm Á Đông, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ hay không? Răng khôn có chứa tế bào gốc như răng sữa không? Cùng tìm hiểu.

có nên giữ lại răng sau khi nhổ, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ

Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ?

Có nên giữ lại răng sau khi nhổ?

Theo quy trình xử lý rác thải của Bộ Y tế, những chiếc răng sau khi được nhổ bỏ (bất kể là răng khôn, răng sữa, răng hàm, răng cửa…) đều phải được xử lý theo quy trình chuẩn của Bộ để đảm bảo vệ sinh và tránh khả năng lây nhiễm chéo các bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Theo đó, những chiếc răng sau khi được nhổ bỏ phải được phân loại theo nhóm rác thải y tế cần được đưa vào lò đốt để thiêu hủy.

Những năm gần đây, việc giữ lại răng sau khi nhổ đang dần hình thành, thỏa mãn sở thích lưu giữ kỷ niệm của người vừa nhổ răng. Nếu xét từ góc nhìn thẩm mỹ, thỏa mãn sở thích thì bạn hoàn toàn có thể lưu giữ lại răng sau khi nhổ, răng được xử lý vệ sinh bằng cồn y tế, được đựng trong hộp bảo quản và được bác sĩ cho phép.

Còn đối với răng sữa – Đã có khá nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng, trong răng sữa có chứa khoảng 10-20 tế bào gốc. Mỗi răng sau 3 tuần nuôi cấy sẽ có khả năng sản sinh ra hàng triệu tế bào gốc khác. Các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định rằng, việc nuôi cấy tế bào gốc từ tủy răng có khả năng biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt, sau này ứng dụng vào quá trình chữa bệnh tiểu đường loại 1, tim mạch, gan, cơ xương, thần kinh… và những bệnh hiểm nghèo khác.

Chính vì thế, những năm gần đây, nhiều bậc phụ huynh đã không ngại chi một khoản tiền lớn để đưa răng sữa có chứa tế bào gốc của con mình vào ngân hàng lưu trữ nhằm sử dụng cho mục đích chữa bệnh sau này (nếu có). Tuy nhiên, quá trình này khá phức tạp. Tại Việt Nam, việc giữ lại răng sữa và nuôi cấy tế bào gốc vẫn chưa thực sự phát triển và phổ biến.

có nên giữ lại răng sau khi nhổ, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ

Lưu trữ tế bào gốc từ tủy răng sữa

Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ?

Trong răng sữa có nhiều tế bào gốc nhưng đối với nhiều người, khi nhận biết được thông tin này thì đã qua giai đoạn thay răng sữa. Không ít người trưởng thành đưa ra thắc mắc răng khôn đang khỏe mạnh nhưng phải nhổ bỏ chúng vì răng mọc lệch, mọc kẹt,… có chứa tế bào gốc không? Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ không?

  • Có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ không?

Các nhà khoa học từ Viện Công nghệ và Khoa học Nhật Bản vừa có một nghiên cứu đột phá về tế bào gốc từ răng khôn trên người trường thành. Nghiên cứu được tiến hành trên một chiếc răng khôn đã nhổ từ 3 năm trước, được bảo quản lạnh trong điều kiện tiêu chuẩn và đã tạo được các tế bào gốc giống với loại tế bào gốc được tạo ra từ phôi người. Điều này cũng cho thấy có thể dễ dàng lưu trữ nguồn cung cấp tế bào gốc. Nghiên cứu này đã mở ra một một cách tiếp cận mới đối với những người mắc các bệnh hiểm nghèo. Các tế bào gốc trên răng khôn có thể tạo ra nhiều mã gen khác nhau đem lại hy vọng với những bệnh nhân từ chối các mô hoặc bộ phận cấy ghép. Vì vậy, nếu có thể nên giữ lại răng khôn vì chúng hoàn toàn không “vô dụng” như chúng ta vẫn nghĩ.

  • Cách lưu trữ và bảo quản răng khôn sau khi nhổ

Cách lưu trữ tế bào gốc trên răng khôn cần được thực hiện ở cơ sở y tế – nơi cung cấp dịch vụ bảo quản răng. Quy trình thường bao gồm: Nhổ răng, sau đó bảo quản răng trong dung dịch chuyên dụng và vận chuyển tới cơ sở lưu giữ. Tế bào gốc từ tủy răng sẽ được phân lập, nuôi cấy và kiểm tra, đánh giá chất lượng trước khi mang đi lưu trữ lạnh.

Hiện nay trên thế giới, những ứng dụng về việc lưu trữ và sử dụng tế bào gốc từ răng dù đã được chứng minh nhưng vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu. Ở Việt Nam, dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ răng cũng chưa được sử dụng rộng rãi và phát triển. Thay vào đó, bạn có thể giữ lại những chiếc răng của mình như một cách lưu giữ kỉ niệm của bản thân. Cách lưu giữ chỉ cần vệ sinh răng sạch sẽ, tiêu diệt vi khuẩn bằng cồn tẩy rửa hoặc chất khử trùng và bảo quản trong hộp kín, nó sẽ tồn tại trong suốt quãng đời còn lại cùng bạn.

có nên giữ lại răng sau khi nhổ, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ

Răng có chứa nhiều tế bào gốc

Đọc ngay: Cách vệ sinh sau khi nhổ răng khôn

Những thắc mắc thường gặp về răng khôn

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp của bệnh nhân sau khi nhổ răng khôn

  • Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được?

Sau khi nhổ răng khôn bạn hoàn toàn có thể há miệng để ăn, nói cũng như vệ sinh răng miệng được. Giai đoạn răng mới nhổ, việc há miệng còn gặp nhiều hạn chế do đau, nhức… Tuy nhiên, dù gặp nhiều hạn chế nhưng sau từ 2 – 3 ngày khi tình trạng đau đã giảm bạn có thể tập há miệng từ há ở mức độ nhỏ và tăng dần lên. Việc này giúp bạn tránh được tình trạng cứng cơ hàm khi mới nhổ răng xong.

  • Chế độ ăn nên thay đổi sau khi nhổ răng khôn như thế nào?

Sau khi nhổ răng khôn, thay vì ăn những món khoái khẩu như trước kia bạn nên lưu ý chế độ ăn như sau để vết thương nhanh chóng phục hồi và tránh tình trạng đau nhức cũng như vệ sinh được dễ dàng hơn:

+ Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng không cần quá nhiều lực để nhai và nuốt như: Món hầm, món canh, cháo, súp, sinh tố, nước ép,…

+ Nên ăn nhiều răng xanh giúp loại bỏ mảng bám tốt hơn.

+ Uống nhiều nước để tránh bị khô miệng.

+ Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng hay những đồ ăn bám dính vào răng khiến vệ sinh răng khó khăn.

có nên giữ lại răng sau khi nhổ, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ

Nên ăn đồ mềm sau khi nhổ răng khôn

  • Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, cần chú ý những dấu hiệu nhiễm trùng răng khôn sau đây:

+ Sau 6 – 8 tiếng vẫn không cầm được máu.

+ Đau nhức kéo dài dù uống thuốc giảm đau vẫn không giảm.

+ Cơ thể ốm, sốt, mệt mỏi không đỡ.

+ Lợi xuất hiện sưng mủ, viêm, hôi miệng…

Đọc ngay: Nhổ răng khôn xong có được súc miệng nước muối không

  • Vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khôn cần lưu ý điều gì?

Sau khi nhổ răng khôn, vệ sinh răng miệng cần chú ý những điều sau:

+ Trong 24 tiếng đầu chỉ vệ sinh bằng chỉ nha khoa và nước ấm nhiều lần.

+ Sau 1 ngày có thể đánh răng với bàn chải lông mềm, tránh chải vào vùng lợi đang bị tổn thương.

+ Sau 2 – 3 ngày có thể vệ sinh bằng nước muối loãng sau khi ăn và chải răng.

  • Đứt vết khâu sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Sau khi nhổ răng khôn, một số trường hợp sẽ phải khâu vết nhổ. Thực chất việc khâu này chỉ hỗ trợ quá trình lành thương được diễn ra nhanh hơn và vệ sinh được dễ dàng hơn. Nếu bạn bị đứt vết khâu khi vết thương đã hồi phục thì không cần quá lo ngại, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách. Đối với trường hợp vết thương chưa lành mà nhưng bị đứt chỉ, bạn nên tái khám hoặc báo ngay với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

có nên giữ lại răng sau khi nhổ, có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ

Vết khâu khi nhổ răng khôn

  • Sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì được ăn?

Sau khi nhổ răng khôn bao lâu được ăn là thắc mắc của không ít người. Thông thường sau 4 – 5 tiếng kể từ khi nhổ răng bạn có thể ăn uống được. Nên ăn những đồ ăn mềm, lỏng, ấm, dễ nhai nuốt và dễ vệ sinh răng miệng.

  • Cách chữa lành lợi sau khi nhổ răng thế nào?

Sau khi nhổ răng, có thể áp dụng những cách sau để chữa lành lợi:

+ Ngậm chặt bông gòn, hạn chế nói chuyện để cầm máu. Thay bông sau 1 giờ nếu cảm thấy cần thiết.

+ Chườm ấm (60 – 80 độ C) hoặc chườm lạnh: Cách này giúp giảm đau và sưng khá hiệu quả.

+ Không súc miệng ngay với nước muối hoặc ngậm muối. Chỉ vệ sinh với nước muối loãng sau 2 – 3 ngày nhổ răng.

+ Nên uống nhiều nước để tránh khô miệng

+ Tránh những đồ ăn cay nóng, ngọt, chất kích thích,…

Tên đây là những thông tin giải đáp về việc có nên giữ lại răng khôn sau khi nhổ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về răng khôn cũng như có cái nhìn tích cực hơn về răng khôn. Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số hotline 1800. 2045.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Giải mã điềm báo khi mọc răng khôn | Sự thật khi mọc răng khôn hoàn toàn trái ngược
Thông thường, khi chúng ta nằm mơ thấy điều gì do ban ngày suy nghĩ ...
Mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi không thể lơ là được
Có phải bạn đang khổ sở vì mọc răng khôn hàm dưới bị sưng lợi. ...
Răng khôn khi nào mọc? Đáp án chính xác nhất xác nhất được chuyên gia giải đáp
Câu hỏi: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi rằng răng khôn khi nào mọc. Tôi ...
Nhổ răng khôn hàm trên bị đau đầu do đâu? Cách xử lý triệt để
Đừng chủ quan khi nhổ răng khôn hàm trên bị đau đầu [1]. Đọc ngay ...
Mọc răng khôn sưng lợi có mủ – Nguyên nhân và cách điều trị
Răng khôn là nhóm răng mọc sau cùng và thường gây ra nhiều "phiền phức" ...
Giá nhổ răng khôn mọc thẳng bao nhiêu tiền và phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Dành ra 60s để tìm hiểu bài viết này bạn sẽ có những thông tin ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia