Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và sức khoẻ răng miệng
Banner giảm béo

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và sức khoẻ răng miệng

Người bị bệnh hen suyễn sẽ thường mắc phải những vấn đề răng miệng nào?

Theo các nghiên cứu khoa học gần đây cho biết, người bị bệnh hen suyễn thường có nguy cơn mắc các bệnh răng miệng cao gấp 1/5 lần so với người bình thường. Khoảng 235 triệu người trên thế giới mắc chứng hen suyễn, tình trạng viêm hô hấp, khó thở, tức ngực là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích tụ mảng bám, lâu dần dẫn đến nguy cơ mắc các chứng bệnh nha chu. Vậy, làm sao dể ngăn ngừa nguy cơ bị nha chu khi mắc chưng hen suyễn?

Mối liên hệ giữa bệnh hen suyễn và sức khoẻ răng miệng

Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ra chứng hen suyễn

Thường những người bị hen suyễn nếu muốn sức khoẻ răng miệng ổn định hơn, điều đầu tiên cần làm chính là tránh xa các tác nhân gây hen suyễn. Các tác nhân thông thường có thể gây ra cơn hen bao gồm:

– Điều kiện thời tiết khắc nghiệt

– Tiếp xúc với các khí độc không khí như khói, khói hoá học

– Tiếp xúc phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, chất bẩn bám trên cơ thể vật nuôi, sâu bệnh trong nhà…

Người bệnh hen suyễn cần tránh xa tác nhân gây bệnh

Bạn nên dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên nhà cửa mỗi ngày, đặc biệt là các ngóc ngách trong phòng bếp, khe tủ, giường, đệm, thảm… để tránh sự ẩn náu của gián, dệp gây ra chứng hen suyễn nghiêm trọng.

Cố gắng uống đủ nước

Người mắc chứng hen suyễn thường khó hô hấp bằng mũi, chính vì thế hay sử dụng miệng để thở dẫn đến tình trạng khô miệng, hay còn gọi là Xerostomia. Nguyên nhân chính gây ra chứng hôi miệng là do tuyến nước bọt bị ức chế, không thể sản xuất đủ enzim để trung hoà acid trong miệng, cũng như tạo môi trường sống cho vi khuẩn có lợi.

Bên cạnh đó, việc thường xuyên phải dùng thuốc hít hen suyễn cũng sẽ khiến tuyến nước bọt phần nào suy giảm chức năng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại và mảng bám tích tụ. Từ đó, gây ra các bệnh về răng miệng, nhất là viêm nướu.

Uống đủ 2l nước mỗi ngày để miệng được cấp ẩm đầy đủ

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên hạn chế sử dụng chất kích thích, các loại nước có chứa gas hoặc cồn và uống đủ 2 lít nước khoáng mỗi ngày để cấp ẩm cho miệng.

Các mẹo chữa khô miệng khác

Ngoài việc uống đủ nước mỗi ngày, vẫn còn rất nhiều mẹo khác có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh viêm nướu khi bị hen suyễn đấy.

– Súc miệng sạch sẽ sau khi sử dụng ống hít

– Không để ống hít chạm răng vì nó khiến gia tăng nguy cơ sâu răng cho bạn

– Hãy hỏi bác sĩ về 1 loại ống hít có khả năng hỗ trợ bảo vệ sức khoẻ răng miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi dùng ống hít sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nha chu

Và cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ răng miệng của bạn chính là thường xuyên đánh răng sạch sẽ, đừng quên kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để việc làm sạch có hiệu quả tốt hơn. Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng răng miệng của mình.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng bị ố vàng làm sao để trắng lại?
Có rất nguyên nhân khiến hàm răng bị ố vàng như việc vệ sinh răng ...
Giải đáp thắc mắc: Nhổ răng hàm dưới hết bao nhiêu tiền?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em đang có một chiếc răng hàm dưới bị sâu ...
Trà xanh có làm trắng răng không? Bí kíp tẩy trắng răng với trà xanh
Bạn tò mò trà xanh có làm trắng răng không? [1] Bài viết sau sẽ ...
Niềng răng không mắc cài Invisalign – Răng đẹp thẳng hàng cho nàng tỏa sáng
Bạn biết gì về niềng răng không mắc cài Invisalign? Nếu hàm răng hô vẩu ...
Đau răng có nên ăn thịt gà không? Những nguy cơ tiềm ẩn bạn cần biết!
Hãy cùng nghe lời khuyên từ chuyên gia nha khoa để biết đau răng có ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia