Cách đếm số răng và tên gọi của từng loại răng bạn cần biết
Banner giảm béo

Hướng dẫn cách đếm số răng và tên gọi của chúng

Cập nhật ngày: 01/10/2020

Với những ai thực sự quan tâm đến sức khoẻ răng miệng thì việc đảm bảo bản thân có đủ số răng quy định cũng là 1 điều hết sức quan trọng trong nha khoa. Việc có đầy đủ số chiếc răng tiêu chuẩn ăn khớp sẽ giúp khuôn hàm của bạn hoạt động đúng chức năng và hiệu quả của chúng. Làm thế nào để biết bạn có mọc lệch với hàm mặt không hay đủ số răng hàm dưới hay không, cách đếm số hàm răng vĩnh đúng nhất là như nào? Hãy cùng khám phá qua bài viết này nhé.

Cách đếm số răng đầy đủ

Cách đếm số răng đầy đủ là 1 quy tắc cơ bản để đảm bảo sức khoẻ răng miệng hàng đầu. Răng có đầy đủ thì cung hàm mới có thể hoạt động đúng chức năng, với khớp nhai cân xứng, không xô lệch. Làm sao để có thể đếm số răng đúng cách? Hãy cùng theo dõi phần tiếp sau đây để có những câu trả lời thoả đáng nhất cho mình.

Cách tính số răng theo từng nhóm răng

Người trưởng thành thường gồm 28-32 cái răng, được chưa thành 4 nhóm trên cung hàm, đối với người lớn sẽ được đánh số từ 1-4 theo chiều kim đồng hồ. Để dễ dàng đếm các răng ở 4 phần cung hàm, chúng ta sẽ coi 4 răng cửa là 4 răng đầu tiên của mỗi cung hàm, cũng chính là cột mốc để đếm tiếp các răng về sau. Như vậy, răng cửa sẽ là răng số 1 của cung hàm, các răng tiếp theo sẽ đếm lần lượt theo số thứ tự lớn dần như bình thường.

Ví dụ:

Ở hàm trên, các răng bên tay phải hàm trên sẽ được coi là cung hàm thứ nhất (ký hiệu I). Răng cửa giữa bên phải sẽ là răng số 1, các răng bên phải răng số 1 sẽ được đánh số lần lượt từ 2-8. Tương tự như vậy, các răng hàm trên, bên trái sẽ là cung hàm thứ 2 (ký hiệu là II), các răng cũng sẽ lần lượt có số thứ tự từ 1-8. 

Cách đếm số răng

Cách đếm số răng đúng chuẩn

Theo như ví dụ ở trên, khi bạn đã hiểu rõ được quy luật đếm răng cơ bản thì việc đọc mã số răng cũng sẽ rất dễ dàng. Thông thường, mọi người thường nghĩ răng việc gọi tên răng hay đếm răng theo mã số sẽ lần lượt từ 28-32 riêng biệt. Thực tế, việc này đơn giản hơn nhiều, bạn chỉ cần áp dụng công thức như sau: R + cung hàm + thứ tự răng.

Trong đó, R là viết tắt của răng, cung răng chính là 1-2-3-4 lần lượt từ phải sang trái từ trên xuống dưới, thứ tự răng chính là từ 1-8 lần lượt từ ngoài vào trong.

Ví dụ:

  • Răng thứ 3 hàm trên bên trái có cách đọc là: R23
  • Răng thứ 6 hàm dưới bên phải có cách đọc là: R46
  • Răng thứ 5 hàm trên bên phải có cách đọc là: R15
  • Răng thứ 2 hàm dưới bên trái có cách đọc là: R32

Cách đếm số răng

Sơ đồ răng người trưởng thành

Tên gọi các loại răng 

Có 1 cách đếm số răng đơn giản hơn nữa chính là phân loại răng theo tên và tính số răng theo từng nhóm riêng biệt. Bộ răng của người trưởng thành sẽ được chia thành 4 nhóm như sau:

  • Răng cửa: 1 người trưởng thành sẽ có đủ 8 răng cửa, 8 răng cửa này chiếm vị trí chính giữa của hàm, thường có nhiệm vụ xé và nghiền thức ăn.
  • Răng nanh: Bao gồm 4 chiếc nằm 2 bên cạnh răng cửa. Răng nanh sẽ có phần chóp răng hơi nhọn so với các răng khác trong hàm. Nhiệm vụ của răng nanh trong hàm là giữ và xé thức ăn.
  • Răng cối nhỏ: Bao gồm 8 chiếc. Nhiệm vụ của răng cối nhỏ là nhai và nghiền thức ăn, 4 răng cối nhỏ này sẽ nằm kế răng nanh của 2 bên hàm.
  • Răng cối lớn (răng hàm): Là những chiếc răng nằm ở vị trí gần cuối của hàm, cũng là răng khoẻ nhất trong hàm, đảm nhận nhiệm vụ nghiền vụn thức ăn hoặc nhai vỡ những món ăn cứng. Răng cối lớn sẽ bao gồm 8 chiếc chia đều ở 2 bên của 2 hàm.
  • Răng khôn: Là những chiếc răng mọc sau cùng của hàm, nằm ở vị trí cuối cùng của hàm. Răng khôn thường mọc rất muộn và hay gây đau nhức cho người đang mọc răng. Do đó, đây cũng là cái răng được coi là vô dụng và cần được nhổ bỏ càng sớm càng tốt.

Cách tính số răng người lớn

Theo như phần trên đã viết, số răng trung bình mà 1 người trưởng thành thường có sẽ gồm 28-32 chiếc. Tại sao lại có sai số như vậy? Thực ra, đây chỉ là sai số do răng khôn tạo nên mà thôi. 1 người bình thường với đầy đủ 4 răng khôn sẽ bao gồm 32 chiếc răng. Đối với những người do sai lệch của răng khôn trong quá trình mọc phải nhổ bỏ, sẽ chỉ còn 28 chiếc răng.

Cách đếm số răng

Số răng người trưởng thành gồm chính xác bao nhiêu chiếc còn phù thuộc vào cơ địa của người đó

Tuy nhiên, sai số này không dừng lại ở đó. Có rất nhiều người chỉ có 24, 26 cái răng, có người lại có tới 36, 38 cái răng… đây thực chất là do mầm răng từ khi thay răng sữa quyết định. Đối với trường hợp ít hơn 28 cái răng là do thiếu mầm răng quyết định, với những trường hợp này sẽ có biện pháp cấy ghép răng Implant thay thế nếu sự thiếu hụt răng gây ra lệch khớp hàm, răng xô lệch ảnh hưởng tới chức năng nhai.

Trường hợp có nhiều hơn 32 cái răng, đó là do bị thừa răng khôn hoặc đã mắc chứng u răng hiếm gặp. Nếu bạn ở trường hợp này, hãy đến thăm khám nha khoa trực tiếp để các bác sĩ có thể hỗ trợ xét nghiệm và xác định chính xác tình trạng, nguyên nhân thừa răng cũng như đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách đếm số răng

Nếu số lượng răng của bạn bất thường, hãy đếm thăm khám nha khoa ngay lập tức để xác định đúng nguyên do

Cách tính số răng của trẻ

So với người lớn, số răng của trẻ em sẽ ít hơn 1 chút, tất cả bao gồm 20 răng sữa, 10 ở hàm trên và 10 ở hàm dưới. Quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ hoàn thiện khi bé được khoảng 20-32 tháng. Mỗi hàm răng của trẻ sẽ gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn. Bạn có thể tính số răng của trẻ trong từng giai đoạn theo công thức như sau:

Số răng = Số tháng tuổi – 4

Cách đếm số răng

Cách đếm số răng sữa của trẻ

Bạn cũng có thể dựa vào lịch mọc răng sữa của trẻ để biết chính xác con mình đã mọc đủ số răng cần có hay chưa. Sau đây là lịch mọc răng sữa phổ biến nhất của bé do Bệnh viện Nhi đồng St. Louis (Mỹ) đề xuất:

Vị trí & số lượng răng Thời điểm mọc
4 răng cửa giữa (1) của hàm trên và hàm dưới 5-8 tháng
4 răng cửa bên (2) 7-10 tháng
4 răng hàm đầu tiên (4) 12-16 tháng
4 răng nanh (3) 14-20 tháng
4 răng hàm thứ 2 (5) 20-32 tháng

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần biết rằng công thức tính số răng cũng như độ tuổi mọc răng của trẻ chỉ mang tính chất tham khảo. Răng mọc nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, cơ địa của trẻ trong suốt quá trình mọc răng. Tuy nhiên, nếu quá 3 tuổi mà bé vẫn chưa hoàn thiện toàn bộ răng sữa, ba mẹ cần đưa trẻ tới khám ngay tại các trung tâm nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân và có hướng hỗ trợ bé kịp thời nhất.

Những thông tin bổ ích về cách đếm số răng, đọc răng, và cách gọi tên các răng trong bộ răng hoàn chỉnh của người trưởng thành cũng như trẻ em. Các kiến thức cung cấp tuy đơn giản nhưng sẽ rất hữu ích trong việc chăm sóc răng miệng.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia