Đăng ký Tư vấn miễn phí
Bỏ túi ngay các cách tính số răng theo chuẩn nha khoa
Nhiều người khi tìm hiểu về lĩnh vực nha khoa đều muốn biết cách tính số răng chuẩn. Vậy có những cách tính số răng phổ biến nào? Biết được cách đếm số răng có thể phòng chống các bệnh về răng miệng hay không? Sau đây Nha khoa Quốc tế Nevada sẽ hé lộ cho bạn các cách đếm số răng theo chuẩn nha khoa.
Có những cách tính số răng nào?
3 Cách tính số răng phổ biến nhất hiện nay
Có rất nhiều cách tính số răng tuy nhiên sau đây là 3 cách tính số răng chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo và thực hành đếm trên khuôn hàm của mình.
-
Cách tính số răng phân chia theo trục
Sơ đồ phân chia theo cách tính trục hàm
Tính số răng theo trục là quy tắc mới nhất theo quy ước của liên đoàn nha khoa FDI. Theo cách đếm này thì sơ đồ hàm răng sẽ được chia thành 4 phần theo thứ tự sau:
+ Góc phần tư cung hàm trên phía bên phải là số 1
+ Góc phần tư cung hàm trên phía bên trái là số 2
+ Góc phần tư cung hàm dưới phía bên trái là số 3
+ Góc phần tư cung hàm dưới phía bên trái là số 4
Theo quy ước này, chiếc răng đầu tiên sẽ được bắt đầu từ số 11 và dịch dần vào phía trong hàm. Với cách đếm như vậy cung hàm 1 sẽ từ 11 – 18, cung hàm 2 sẽ từ 21 – 28, cung hàm 3 từ 31 – 38 và cung hàm thứ 4 sẽ từ 41 – 48. Như vậy với cách tính hiện đại này bạn có thể nắm bắt số răng của mình một cách khoa học và rõ ràng
-
Cách tính số răng theo vị trí răng
Đếm răng theo vị trí là cách đơn giản nhất
Cách tính số răng thứ 2 là cách tính đơn giản và cơ bản nhất hầu như ai trong số chúng ta cũng nắm được. Cách đếm răng này được đếm theo thứ tự răng trên khuôn hàm, mỗi hàm sẽ có 16 chiếc, tổng cả hàm răng của một người trưởng thành sẽ bao gồm tất cả 32 răng. Bạn hãy đếm theo thứ tự từ chiếc răng trong cùng bên trái đến chiếc răng cuối cùng bên phải.
Khác với cách tính răng theo trục hiện đại phía trên, cách tính này mặc dù cách thức tính dễ dàng hơn nhưng trong quá trình đếm dễ xảy ra sơ sót và nhầm lẫn. Trong trường hợp bạn thiếu răng tại mọt vị trí nào đó bạn sẽ khó lòng xác định được răng đó thuộc nhó răng nào. Ngoài ra trong trường hợp này bạn cũng sẽ không dễ dàng kiểm tra chiếc răng ấy có bị thiếu ở hàm còn lại hay không. Vì vậy cách tính này mặc dù phổ biến nhưng không được áp dụng nhiều trong nha khoa
-
Cách tính số răng theo nhóm
Bảng phân chia các nhóm răng
Tính răng bằng cách này được đánh giá vừa khoa học vừa dễ tính. Cách đếm răng này sẽ chia khuôn hàm thành 4 nhóm lần lượt với tên gọi, số lượng và chức năng như sau:
+ Nhóm răng cửa (8 chiếc): Là những chiếc răng chính giữa và được nhìn thấy trực diện trong toàn bộ khuôn hàm. Nhóm răng cửa được phân bố đều 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới đối xứng nhau có tác dụng ăn và đưa thức ăn vào miệng.
+ Nhóm răng nanh (4 chiếc): Là những chiếc răng xếp sau hai bên răng cửa, 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới, đỉnh răng nhịn, sắc dùng để xé thức ăn.
+ Nhóm răng hàm nhỏ (12 chiếc): Đây là những chiếc răng có bề mặt răng khá lớn, có hai đỉnh hơi nhọn có chức năng nhai nghiền thức ăn khi được những chiếc răng khác chuyển vào trong khoang miệng.
+ Nhóm răng hàm lớn (8 chiếc): 8 chiếc răng hàm lớn này bao gồm 4 chiếc răng khôn chưa mọc hoặc bị loại bỏ. Những chiếc răng hàm lớn cứng, chắc khỏe có tác dụng nghiền những thức ăn cứng và chuyển xuống cơ quan tiêu hóa.
Cách chăm sóc răng miệng sau khi nắm được cách đếm số răng
Nắm rõ cách đếm số răng để bảo vệ răng miệng tốt hơn
Sau khi đã nắm bắt được cách đếm số răng trên cung răng chuẩn, bạn đã có thể phần nào biết được vị trí chính xác của những chiếc răng khác như vị trí răng số 8 (răng khôn), răng cấm số 6, răng cửa, răng nanh. Việc nắm rõ vị trí và chức năng sẽ giúp bạn có phương án bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách toàn diện. Bên cạnh đó, cách tính số răng còn hỗ trợ bạn nhận biết được những biểu hiện bất thường của răng từ đó xác định tình trạng bệnh một cách dễ hơn.
Từng nhóm răng, từng loại răng ở các vị trí răng khác nhau sẽ có cách chăm sóc khác nhau. Ví dụ nhóm răng hàm nhỏ là những chiếc răng cực kì quan trọng trong bộ hàm. Những chiếc răng này gần như chịu toàn bộ lực ăn, nhai vì vậy trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày nếu không chú ý chăm sóc kĩ lưỡng nhóm răng này, thức ăn mắc vào chân răng rất dễ gây sâu răng, viêm chân răng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ăn nhai hàng ngày.
Nên vệ sinh răng miệng đúng cách
Hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng răng miệng. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường như nướu đau nhức, vị trí cuối hàm có hiện tượng sưng đỏ kèm theo sốt hoặc khó ăn, bạn có thể phần nào biết được chiếc răng khôn của bạn đang có dấu hiệu mọc. Hoặc tại vị trí răng số 6 nếu có hiện tượng sâu răng hoặc mọc lệch hãy mau chóng đến các trung tâm nha khoa để kiểm tra và tìm hướng chữa trị kịp thời.
Bất cứ chiếc răng nào cũng đều cần được chăm sóc và bảo vệ kĩ lưỡng. Hãy thường xuyên đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra hãy thay đổi thói quen dùng tăm bằng chỉ nha khoa để đảm bảo không bị tổn thương vùng nướu. Súc miệng bằng nước muối sinh lý và kiểm tra nha khoa định kỳ 3-6 tháng là một trong những điều mà bạn nhất định cần không được quên.
Thường xuyên kiểm tra nha khoa 3 – 6 tháng 1 lần
Hy vọng, bài viết cách tính số răng trên đây của Nha khoa Quốc tế Nevada đã giúp bạn có thêm thông tin về cách xác định nhóm răng, vị trí răng và cách chăm sóc sức khỏe răng miệng an toàn và hiệu quả nhất. Nếu các bạn đang gặp vấn đề về răng miệng cần tham khảo tư vấn của nha sĩ hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng: 1800 2045 hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để mau chóng được đặt lịch thăm khám sớm nhất.
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]