Có thai lấy tuỷ răng được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Banner giảm béo

Có thai lấy tuỷ răng được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý

Cập nhật ngày: 18/02/2020

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sức khoẻ vô cùng nhạy cảm. Chính vì thế, mọi vấn đề liên quan đến điều trị đều cần phải được tuyệt đối lưu ý, cẩn thận để tránh xảy ra những điều đáng tiếc cho cả mẹ và bé yêu. Ở thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến sức khoẻ răng miệng. Với trường hợp mẹ bầu bị viêm tuỷ, sâu răng thì cần phải lưu ý xem với sức khoẻ của bản thân thì liệu có thai lấy tuỷ răng được không, tránh việc tự ý quyết định, liên luỵ đến sức khoẻ của con.

Có thai lấy tuỷ răng được không

Có thai lấy tuỷ răng được không?

Phụ nữ có thai lấy tuỷ răng được không?

Khi mang thai, cơ thể phụ nữ rất dễ bị thay đổi, rối loạn hormone Estrogen và Progestorome, gia tăng nguy cơ bị sưng lợi do tích tụ vôi răng, gây lây nhiễm vi khuẩn, khiến răng dễ bị sâu và viêm tuỷ. Tuy nhiên, phụ nữ có thai có lấy tuỷ răng được không thì còn phải phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau. Những vấn đề đó là gì? Các phần tiếp theo đây sẽ giải đáp cho bạn 1 cách chi tiết nhất.

  • Phụ nữ có thai lấy tuỷ răng được không?

Theo các chuyên gia nha khoa cho biết, phụ nữ mang thai chỉ nên điều trị các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là tuỷ răng trong khoảng 3 tháng giữa thai kỳ (tức là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6). Lý do là bởi, đây là thời kỳ thai nhi bình ổn nhất, bé cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ nên khoẻ mạnh hơn so với 3 tháng đầu mới bắt đầu hình thành.

Có thai lấy tuỷ răng được không

3 tháng đầu thai kỳ bé rất nhạy cảm nên mẹ cần hạn chế tác động mạnh 1 cách tuyệt đối

3 tháng đầu, thai nhi mới bắt đầu hình thành nên mẹ phải kiêng cữ nhiều, tránh tác động mạnh khiến thai dễ bị sảy. Thêm đó, thời gian 3 tháng đầu cũng là lúc bé cần phát triển cơ thể nhiều nhất, nên môi trường bào thai cần tuyệt đối đầy đủ dinh dưỡng cũng như không có tác động nào tới máu hay sức khoẻ của mẹ để sức khoẻ và hình dáng của con được bảo toàn trọn vẹn nhất. Do đó, việc khám chữa tuỷ răng cần đặc biệt tránh khỏi thời điểm này.

Đối với 3 tháng cuối thai kỳ, đây là thời điểm thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh và lớn rất nhanh, nên sẽ gây nhiều sự khó chịu cho cơ thể mẹ. Mẹ sẽ phải liên tục di chuyển, thay đổi dáng nằm hay ngồi rất vất vả. Nên việc nằm lâu trên ghế để khám chữa tuỷ rất có thể sẽ khiến mẹ bầu mệt, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị.

Có thai lấy tuỷ răng được không

3 tháng cuối thai kỳ việc di chuyển với mẹ rất khó khăn nên việc chữa viêm tuỷ cũng hoàn toàn không thể

  • Có nên đặt thuốc diệt tuỷ khi mang thai?

Như đã nói ở trên, mọi phương pháp điều trị tuỷ răng, kể cả là đặt thuốc diệt tuỷ cho mẹ bầu cũng chỉ nên áp dụng trong các tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Ích – Thành viên Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA (American Dental Association) cho biết, việc đặt thuốc diệt tuỷ cho răng khi mang thai thay vì dùng phương pháp lấy tuỷ thông thường là vô cùng quan trọng. Lý do là bởi, việc lấy tuỷ răng theo phương pháp thông thường sẽ cần phải sử dụng thuốc tê để làm giảm cơn đau trong suốt quá trình lấy tuỷ. Thuốc tê là 1 loại thuốc tuyệt đối bị cấm sử dụng cho mẹ bầu vì khả năng gây ảnh hưởng tới thai nhi, cũng như chất lượng sữa mẹ vô cùng lớn. Do đó, các bác sĩ vẫn thường áp dụng đặt thuốc diệt tuỷ cho mẹ bầu để giúp bảo vệ sức khoẻ thai nhi toàn diện.

Có thai lấy tuỷ răng được không

Đặt thuốc diệt tuỷ là phương pháp thay thế giúp mẹ bầu điều trị viêm tuỷ hiệu quả 3 tháng giữa thai kỳ

Tuy nhiên, sức khoẻ mẹ bầu có đủ khả năng để đặt thuốc diệt tuỷ hay không vẫn cần phải được thăm khám kỹ hơn bởi các bác sĩ. Mẹ bầu cũng đặc biệt chú ý không chụp X-quang khi điều trị răng, đây là điều cơ bản mà bất cứ trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín nào cũng phải biết và tuân thủ. Do đó, nếu bác sĩ nha khoa thăm khám cho mẹ bầu có yêu cầu chụp X-quang trước khi điều trị thì hãy từ chối và chuyển đổi trung tâm khác an toàn, uy tín hơn.

Chữa viêm tuỷ răng khi mang thai an toàn, hiệu quả

Vậy là, thông qua phần giải đáp phía trên, hẳn bạn cũng đã rõ đáp án chính xác cho câu hỏi có thai có lấy tuỷ răng được không? Tuy nhiên, bạn cũng nên biết nguyên nhân gây ra chứng bệnh này cũng như cách chăm sóc sức khoẻ răng miệng trong thai kỳ để có thể bảo vệ bản thân và bé yêu của mình an toàn hơn nhé.

  • Nguyên nhân bị viêm tuỷ răng khi mang thai

Trên thực tế, dù mẹ bầu có tiền sử bị bệnh lý nha chu, sâu răng, viêm nướu… trước khi mang thai hay không, thì khi bước vào thai kỳ tỷ lệ tái phát/mắc bệnh về răng miệng cũng cao hơn bình thường rất nhiều. Đó là bởi ở giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ sẽ buộc phải có sự thay đổi mạnh mẽ về hormone Estrogen và Progestorome khiến cho việc tích tụ vôi răng hay mảng bám cao răng cũng vô cùng cao. Đây chính là lý do khiến việc mắc viêm tuỷ răng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… cũng cao hơn.

Có thai lấy tuỷ răng được không

Thay đổi hormone là nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng nguy cơ viêm tuỷ ở mẹ bầu

Bên cạnh đó, việc mẹ bầu mang thai cũng khiến lượng canxi bị sụt giảm, men răng yếu đi, răng cũng vì thế mà nhạy cảm hơn, dễ hư tổn hơn. Chế độ ăn uống tăng đột biến để đáp ứng đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé cũng là nguyên nhân khiến răng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

  • Chăm sóc sức khoẻ răng miệng trong thai kỳ

Chính vì sức khoẻ răng miệng của phụ nữ thời kỳ mang thai nhạy cảm hơn bình thường, nên các mẹ bầu cũng cần chú ý kỹ hơn vào việc vệ sinh răng miệng của bản thân. Đánh răng đúng cách là điều hết sức quan trọng, mẹ bầu nên chọn loại kem đánh răng chứa ít flour để tránh men răng bị hư tổn, bào mòn. Bên cạnh đó, bàn chải cũng nên là loại có lông chải mềm, vừa miệng để giúp làm sạch răng mà không bị tổn thương men răng.

Có thai lấy tuỷ răng được không

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là canxi sẽ giúp mẹ bầu tránh xa nguy cơ bị bệnh răng miệng

Mẹ bầu cũng nên kết hợp súc miệng bằng nước muối sinh lý và chỉ nha khoa để răng được sạch hơn. Khi có bất cứ nhu cầu thăm khám sức khoẻ răng miệng nào, các mẹ cũng nên đến thẳng trung tâm nha khoa uy tín nhất để được các bác sĩ kiểm tra tình trạng 1 cách cụ thể, rõ ràng nhất. Tránh các trường hợp tự ý chữa theo cảm tính gây ảnh hưởng đến cả bé lẫn mẹ. Mẹ bầu cũng nên lưu ý bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin B12, magie, kẽm, sắt… cũng như các dưỡng chất cần thiết khác không chỉ bằng thực phẩm thông thường, mà còn bằng cả thuốc bổ được kê đơn phù hợp với thể trạng của mẹ.

Có thai lấy tuỷ răng được không

Thăm khám nha khoa là điều cần thiết để mẹ bầu bảo vệ sức khoẻ răng miệng tốt nhất

Bảo vệ sức khoẻ mẹ bầu là điều tuyệt đối cần ưu tiên hàng đầu, do đó dù có bất cứ triệu chứng nào xảy ra, mẹ bầu cũng cần phải đến thăm khám nha khoa ngay lập tức. Việc có thai lấy tuỷ răng được không sẽ phụ thuộc tuyệt đối vào bác sĩ chuyên khoa quyết định. Để được tư vấn cụ thể hơn về trường hợp của mình, hoặc được giải đáp những vấn đề xung quanh chuyện sức khoẻ răng miệng, mẹ bầu có thể gọi điện bất cứ lúc nào tới HOTLINE: 1800.2045 hoặc ĐỂ LẠI THÔNG TIN các chuyên gia nha khoa hàng đầu sẽ giúp mẹ giải đáp 1 cách nhanh chóng, tận tình, cụ thể nhất.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách lấy tủy răng không đau | Xóa bỏ “định kiến” lấy tủy răng
Tủy răng là mô liên kết đặc biệt gồm nhiều tế bào, các dây thần ...
Tư vấn nha khoa | Răng chữa tủy có bọc sứ được không?
Tủy răng là phần quan trọng, được coi là "trái tim" của một chiếc răng. ...
[Bác sĩ tư vấn] Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?
Câu hỏi: Chào bác sĩ, răng của tôi bị sâu và không được chữa trị ...
Giải mã nỗi lo lấy tủy răng cửa có đau không?
Lấy tuỷ răng cửa có đau không? Răng cửa được coi là những "chàng lính ...
Lấy tủy răng có chích thuốc tê không? Trường hợp nào cần thay thế thuốc tê bằng thuốc diệt tủy
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em bị viêm tủy răng rất nặng và đau nhức. ...
Chi phí lấy tủy răng số 7 bao nhiêu tiền tại các cơ sở nha khoa uy tín?
Lấy tuỷ răng số 7 bao nhiêu tiền? Răng số 7 hay còn gọi là ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia