Đi lấy cao răng có đau không? Review từ khách hàng trên webtretho.
Banner giảm béo

Đi lấy cao răng có đau không? Review từ khách hàng trên webtretho.

Cập nhật ngày: 04/06/2022

Bạn đang có ý định lấy cao răng nhưng lại lo sợ đi lấy cao răng có đau không?

Cao răng được ví như “kẻ thù số một” âm thầm gây ra rất nhiều các bệnh lý về răng miệng. Lấy cao răng là một phương pháp loại bỏ những mảng bám lâu ngày trên răng, giúp răng sạch khỏe và phòng ngừa những bệnh có thể bị ảnh hưởng từ cao răng. Tuy nhiên “đi lấy cao răng có đau không?” là câu hỏi được đặt ra của rất nhiều người đang có ý định đi lấy cao răng. Cùng lắng nghe chia sẻ của chuyên gia và review những kinh nghiệm thực tế của khách hàng trên webtretho.

Đi lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng có đau không còn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Người mắc bệnh răng miệng lấy cao răng có đau không?

Các bệnh lý về răng miệng là một trong những lý do khiến răng bị đau nhức khó chịu. Với trường hợp bị viêm lợi, sâu răng,… chỉ cần tác động nhẹ cũng khiến răng bị đau nhức ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức này không gây ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng của bạn quá nhiều. Cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau một vài ngày sau khi lấy cao răng.

  • Trường hợp lần đầu tiên lấy cao răng có đau không?

Lần đầu tiên, đa số khách hàng sẽ thường bị ảnh hưởng bởi: Tâm lý căng thẳng hoặc mảng bám trên răng quá nhiều,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn có cảm giác đau buốt hơn khi lấy cao răng. Hãy hoàn toàn thả lỏng cơ thể và thoải mái, bạn sẽ cảm thấy lấy cao răng hoàn toàn không đáng sợ như bạn nghĩ.

  • Lấy cao răng lâu năm có đau không?

Trường hợp cao răng lâu năm cao răng cứng và bám chặt vào răng hoặc răng có quá nhiều mảng bám. Do đó, khi tiến hành lấy cao răng, mảng bám sẽ khó bong ra. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ phải dùng lực mạnh hơn, khi đó bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức răng một chút. Vì vậy, hãy đi khám răng và lấy cao răng định kỳ để tránh cao răng gây ra các bệnh lý răng miệng và sẽ hạn chế tình trạng răng bị đau buốt khi lâu ngày không lấy cao răng.

Đi lấy cao răng có đau không

Quy trình lấy cao răng

  • Phụ thuộc vào kỹ thuật lấy cao răng từ nha sĩ

Khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ dùng mũi kim của máy lấy cao răng đến vùng răng bị mảng bám, vôi răng cùng những kỹ thuật nha khoa để loại bỏ những mảng bám cứng đầu đó. Lúc này, mũi kim sẽ di chuyển đến những vùng kẽ răng, vùng nướu,… Nếu kỹ thuật không đúng hoặc sử dụng những phương pháp cũ dùng lực của tay để tác động vào mảng bám sẽ khiến bạn bị đau nhức. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và phương pháp hiện đại, các mảng bám sẽ nhanh chóng được loại bỏ và không khiến khách hàng bị đau buốt, khó chịu. Ngoài ra, nếu tay nghề của bác sĩ nếu không nhẹ nhàng, tỉ mỉ cũng có thể khiến khách hàng bị đau buốt và ảnh hưởng đến men răng.

Phải đọc: Lấy cao răng xong có được đánh răng không?

Review từ khách hàng về lấy cao răng có đau không trên webtretho?

Review một số ý kiến trực tiếp của khách hàng đã thực hiện lấy cao răng được chia sẻ trên webtretho như sau:

đi lấy cao răng có đau không (6)

Review từ khách hàng có tên tài khoản Luvforever 

 

Khách hàng Luvforever cho rằng cảm giác lấy cao răng chỉ đau đối với những người có sẵn các bệnh lý về răng miệng và một tâm lý căng thẳng không thoải mái. Dù rất sợ đau nhưng cảm giác của bạn khách hàng này cũng vượt qua một cách nhanh chóng và nhẹ nhàng.

đi lấy cao răng có đau không (5)

Review từ khách hàng có tên tài khoản Bovit

Khách hàng Bovit cho rằng: Trước khi bước vào nha khoa đã có một tâm lý không được thoải mái nhưng khi thực hiện lại không quá đáng sợ như mình nghĩ. Máu không chảy và cũng không đau như những gì mình biết và nghĩ đến.

đi lấy cao răng có đau không

Review từ khách hàng có tên tài khoản Maihoan 85

 

Bạn Maihoan 85 vừa lấy cao răng và có chia sẻ lại một trải nghiệm hết sức nhẹ nhàng và thoải mái. Sau khi lấy cao răng xong, cảm giác sạch sẽ và dễ chịu hơn rất nhiều.

Một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng

  • Lấy cao răng có hại cho răng không?

Câu trả lời là không. Ngược lại, việc lấy cao răng giúp lấy đi những cặn bẩn trên răng và phòng tránh nhiều bệnh răng miệng. Một số trường hợp lấy cao răng khiến răng bị ê buốt, đau nhức hay ảnh hưởng đến men răng có thể do răng quá nhiều mảng bám, đang gặp sẵn các bệnh lý về răng miệng hoặc do kỹ thuật của bác sĩ chưa đúng,… Tuy nhiên, những trường hợp răng bị chảy máu, đau nhức do mới lấy cao răng sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài ngày và không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai.

đi lấy cao răng có đau không

Lấy cao răng loại bỏ vi khuẩn hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm lợi

  • Bảng giá lấy cao răng

Giá của lấy cao răng sẽ phụ thuộc vào nha khoa nơi bạn lựa chọn lấy cao răng, hoặc tùy thuộc vào tình trạng cao răng của bạn.

Cao răng là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm lợi. Vì vậy, bị viêm lợi có nên lấy cao răng. Một số người lo sợ bị viêm lợi lấy cao răng sẽ bị đau nhức, tuy nhiên tình trạng đau nhức khi bị viêm lợi và thực hiện lấy cao răng không đáng lo ngại. Tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng.

  • Lấy cao răng có lâu không?

Quy trình lấy cao răng bao gồm các bước: Thăm khám và tư vấn, lấy cao răng, đánh bóng bề mặt răng và kiểm tra kết quả. Lấy cao răng mất bao nhiêu thời gian sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn. Nếu răng ít mảng bám, không gặp các bệnh lý về răng miệng thì thời gian sẽ rút ngắn hơn. Trung bình thời gian lấy cao răng đối với lượng cao răng ít sẽ từ 15-20 phút. Đối với trường hợp cao răng nhiều sẽ giao động từ 30-40 phút.

đi lấy cao răng có đau không

Phương pháp lấy cao răng tại nhà bằng muối và baking soda

Một số cách lấy cao răng tại nhà như:
+ Lấy cao răng bằng hỗn hợp dấm và muối: Pha giấm với muối theo tỉ lệ 5:1 (tức là 5 thìa cà phê giấm sẽ kết hợp với 1 thìa cà phê muối). Sau khi đánh răng xong, sẽ ngậm hỗn hợp này 2 phút và súc miệng sạch lại với nước. Thực hiện 2 lần/ tuần tình trạng cao răng của bạn sẽ được cải thiện.
+ Lấy cao răng bằng vỏ chuối: Rắc muối tinh lên vỏ chuối và chà nhẹ nhàng lên vùng răng có nhiều mảng bám. Sau đó, súc miệng sạch lại với nước rưng bạn sẽ trắng và bóng hơn.
+ Lấy cao răng bằng muối và baking soda: Trộn baking soda và muối (tỉ lệ 1:1) cùng với một chút nước. Sau khi đánh răng sẽ ủ hỗn hợp này lên răng khoảng 2 phút và súc miệng sạch với nước. Thực hiện 1-2 lần/ tuần để loại bỏ cao răng.

  • Lấy cao răng có trắng răng không?

Bản chất của lấy cao răng là loại bỏ mảng bám trên răng chứ không phải tẩy trắng răng. Tuy nhiên, một hàm răng sạch sẽ, không có mảng bám cao răng thì răng cũng sẽ trắng hơn rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia cũng như review chân thực từ khách hàng về cảm giác đi lấy cao răng có đau không? Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho các bạn, Mọi thông tin cần giải đáp vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo hotline 1800. 2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có nên cạo vôi răng? Câu hỏi nay đã có đáp án
Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Có nên lấy cao răng định kỳ không?
Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên lấy cao răng định ...
LẤY CAO RĂNG SIÊU ÂM GIÁ 0 ĐỒNG: KHÔNG ĐAU NHỨC – KHÔNG BIẾN CHỨNG – DUY NHẤT CHỈ 50 SUẤT
Nằm trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe răng miệng thường niên, Nha khoa Quốc ...
Cạo vôi răng cho trẻ em – Trẻ tự ti hay vui tươi mạnh khỏe đều do ba mẹ quyết định!
Chính vì sai lầm trong tư tưởng của ba mẹ về việc chăm sóc sức ...
Địa chỉ lấy cao răng Hà Nội AN TOÀN nhất mà KHÔNG gây đau ?
Lấy cao răng ở đâu tốt tại tphcm và Hà Nội là an toàn, uy ...
Tổng hợp tất cả các cách làm hết mảng bám trên răng
Các mảng bám trên răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là nơi ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia