Giải đáp thắc mắc: “Lấy cao răng có bị tụt lợi không?”
Banner giảm béo

Giải đáp thắc mắc: “Lấy cao răng có bị tụt lợi không?”

Cập nhật ngày: 04/06/2022

Bạn đang có ý định đi lấy cao răng nhưng lại lo lắng lấy cao răng có bị tụt lợi không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau:

Một số người sau khi lấy cao răng xong và gặp phải tình trạng răng ê buốt, thậm chí bị tụt lợi chân răng. Vậy lấy cao răng có bị tụt lợi không? hay tụt lợi là do nguyên nhân khác. Lấy cao răng bị tụt lợi phải xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được chuyên gia giải đáp qua bài viết sau.

lấy cao răng có bị tụt lợi

Lấy cao răng có bị tụt lợi không?

Lấy cao răng là việc vệ sinh răng cần thiết được khuyến cáo nên được lấy định kỳ 1 năm 2 lần. Phương pháp này được các bác sĩ nha khoa thực hiện bằng cách sử dụng sóng siêu âm tác động vào các mảng vôi hóa khiến chúng bị bong ra. Việc tác động như vậy, giúp cho răng sạch hơn, loại bỏ vi khuẩn cư trú trên răng giảm nguy cơ gây nên các bệnh lý về răng miệng.
Tuy nhiên, cao răng thường hình thành ở các kẽ chân răng, gần với phần nướu. Vậy nên khi dùng sóng siêu âm, tác động vào những mảng bám sẽ phần nào tác động đến phần nướu chân răng. Vì vậy, lấy cao răng CÓ bị tụt lợi và chảy máu chân răng. Đây là tình trạng phổ biến và không đáng nghiêm trọng lắm đến tình trạng răng miệng. Tình trạng này sẽ nhanh chóng được hồi phục sau một vài ngày lấy cao răng. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện đối với những người có nhiều mảng bám cứng và mảng bám lâu năm bám rất chặt vào răng. Khi xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng là điều bình thường nhưng không nên chủ quan.

lấy cao răng có bị tụt lợi

Quy trình lấy cao răng

Phải đọc: Lấy cao răng xong kiêng ăn gì?

Tại sao lấy cao răng bị tụt lợi?

Nếu bị tụt lợi và không thấy có dấu hiệu tình trạng được cải thiện thì có thể đó là do một số nguyên nhân sau:
+ Kỹ thuật lấy cao răng: Đây là một yếu tố rất quan trọng khi lấy cao răng. Nếu bác sĩ có chuyên môn tốt và kinh nghiệm dày dặn sẽ lấy nhẹ nhàng, tác động lực vừa phải giúp phần lợi của bạn không bị tổn thương. Nếu bác sĩ dùng lực mạnh cũng như không tỉ mỉ khiến phần lợi của bị tác động mạnh, thời gian phục hồi lâu hơn.
+ Do các bệnh lý răng miệng: Một số trường hợp răng lợi đang yếu, có sẵn bệnh lý từ trước đó, do thiếu chất dinh dưỡng,… sau khi răng và lợi bị yếu, hệ miễn dịch kém phải chịu sự tác động mạnh trong quá trình lấy cao răng sẽ khiến cả răng và lợi bị tổn thương hơn so với bình thường
+ Lần đầu lấy cao răng: Nếu lần đầu bạn lấy cao răng thì bạn cũng rất dễ bị tụt lợi sau khi lấy cao răng. Bởi lần đầu lấy cao răng, các mảng bám lâu ngày bám chặt lấy răng. Điều này, khiến bác sĩ khi tiến hành lấy cao răng phải dùng nhiều lực và tác động vào các mảng bám lâu khiến lợi dễ bị tụt xuống dưới hơn.

lấy cao răng có bị tụt lợi

Các bệnh lý răng miệng khiến lợi bị tụt khi lấy cao răng

Cách khắc phục khi lấy cao răng làm tụt lợi

Hiện này, y học cải tiến dù đã có nhiều phương pháp lấy cao răng hiện đại khiến người bệnh ít gặp những vấn đề không mong muốn hơn. Điển hình là ngày nay, lấy cao răng bằng công nghệ dùng sóng siêu âm đã hạn chế tình trạng đau buốt, tụt lợi, chảy máu hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, dù đã hạn chế nhưng không thể khắc phục được một cách hoàn toàn. Vì vậy, tìm ra giải pháp chữa trị, khắc phục tụt lợi sau khi lấy cao răng là rất cần thiết.

Tham khảo một số cách chữa tụt lợi được nhiều người áp dụng và thấy hiệu quả sau đây:

Các bệnh lý răng miệng khiến lợi bị tụt khi lấy cao răng

Xây dựng chế độ ăn hợp lý giúp răng chắc lợi khỏe hơn

+ Nếu sau khi lấy cao răng bị tụt lợi ở mức độ nhẹ, không gây ê buốt hay ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề ăn nhai bạn chỉ cần vệ sinh răng sạch sẽ, chải răng theo chiều dọc của răng. Đồng thời súc miệng bằng nước muối sát khuẩn cẩn thận và bổ sung các loại vitamin cần thiết cho răng miệng. Một số vitamin cần bổ sung: Vitamin (C, A, D…), canxi, fluor (qua kem đánh răng, nước súc miệng).
+ Tụt lợi ở mức độ nặng: Khi có dấu hiệu tụt lợi nặng khiến bạn bị ê buốt, chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và lên phác đồ điều trị phù hợp. Một số giải pháp tại nha khoa bạn có thể tham khảo như: Phẫu thuật ghép lợi tự thân, ghép lợi bằng mô sinh học từ động vật hoặc từ người sang người,… Các phương pháp này thường sẽ mất khoảng 4-6 tuần phục hồi và khoảng một năm để mô lợi tái tạo và hồi phục như ban đầu.

Đọc ngay: Bị tụt nướu răng lung lay phải làm sao để khắc phục triệt để nhất?

Một số câu hỏi liên quan đến cao răng và những vấn đề khi lấy cao răng

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cao răng và những vấn đề khi lấy cao răng:

lấy cao răng có bị tụt lợi

Cao răng là ổ chứa tích tụ vi khuẩn

  • Lấy cao răng có tốt không?

Lấy cao răng rất tốt, việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp răng sạch sẽ, đẹp, hạn chế các loại vi khuẩn có hại gây ra các bệnh lý về răng. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề như: Răng nhiều mảng bám lâu ngày, thực hiện tại cơ sở không uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề kém có thể gặp phải một số tác hại không mong muốn. Một số tác hại của việc lấy cao răng là: Răng nhạy cảm ê buốt, men răng bị ăn mòn, tụt lợi, chảy máu chân răng, viêm lợi, …
Vì vậy, cần đi khám và lấy cao răng định kỳ tại cơ sở uy tín. Việc này vừa tránh những mảng bám lâu ngày gây mất thẩm mỹ vừa hạn chế vi khuẩn gây ra các bệnh lý răng miệng và cũng sẽ khiến quá trình lấy cao răng của bạn nhẹ nhàng hơn.

  • Sau khi lấy cao răng có được đánh răng không?

Sau khi lấy cao răng, men răng và lợi thường yếu hơn trước vì vậy rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng. Vì vậy, việc vệ sinh răng sạch sẽ sau khi lấy cao răng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, đánh răng sau khi lấy cao răng cần lưu ý: Chọn bàn chải lông mềm, chọn kem đánh răng chứa canxi và fluor, súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối loãng, chải răng nhẹ nhàng và không nên chải răng quá nhiều khiến răng bị mài mòn.

Nhiều người thắc mắc lấy cao răng có hết nhiều tiền không? Giá bao nhiêu? Câu trả lời là tùy vào cơ sở nha khoa bạn lựa chọn giá sẽ giao động ở mức khác nhau. Và mức giá sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn nữa. Tuy nhiên cần chọn cơ sở uy tín, chất lượng cao tránh tham rẻ quy trình không đảm bảo gây ảnh hưởng đến răng.

  • Cách cầm máu chân răng khi lấy cao răng

Khi lấy cao răng, một số trường hợp có thể bị chảy máu chân răng. Thông thường tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt hoặc sẽ được bác sĩ cầm máu ngay khi lấy cao răng xong. Tuy nhiên, nếu về nhà vẫn thấy máu chảy ở chân răng, hãy súc miệng bằng nước muối vệ sinh sạch sẽ và dùng bông thấm sạch. Lưu ý tránh để vi khuẩn có cơ hội tiếp xúc gây nhiễm trùng. Nếu tình trạng diễn biến theo hướng không như ý muốn, cách tốt nhất nên quay trở lại nha khoa để được các bác sĩ xử lý đúng cách.

  • Lấy cao răng bị hở chân răng phải làm sao?

Khi cao răng tích tụ lâu ngày ở chân răng khiến cho lợi bị tụt xuống, vì vậy sau khi lấy cao răng ra sẽ dẫn đến tình trạng bị hở chân răng. Đôi khi, do bác sĩ thao tác quá mạnh hoặc cách chúng ta chăm sóc răng sau khi lấy cao răng chưa đúng cũng là nguyên nhân khiến lợi bị tụt. Khi chân răng bị hở, trước tiên chúng ta nên vệ sinh sạch sẽ tránh để vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm chân răng. Sau đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống với những thực phẩm bổ sung vitamin, canxi, fluor,… tốt cho răng. Ngoài ra, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và bổ sung những sản phẩm thuốc uống hoặc thuốc hỗ trợ cho răng và nướu giúp cải thiện tình trạng một cách nhanh chóng hơn.

  • Lấy cao răng có bị thưa răng không?

Nhiều người thường có cảm giác lấy cao răng xong khiến răng bị thưa. Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này bởi khi răng tích tụ nhiều mảng bám cao răng ở các kẽ răng, lúc đó các kẽ răng bị lấp đầy bởi lớp vôi. Khi lấy cao răng, các lớp vôi cặn bẩn bị loại bỏ ra ngoài khiến kẽ chân răng thông thoáng hơn nên tạo cảm giác răng thưa. Thực chất, lấy cao răng bằng sóng siêu âm với độ rung vừa phải không hề gây thưa răng như chúng ta vẫn tưởng. Lấy cao răng không chỉ không làm thưa răng mà còn giúp phòng tránh được rất nhiều bệnh lý về răng miệng.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc lấy cao răng có bị tụt lợi không cũng như giải pháp cho tình trạng bị tụt lợi sau khi lấy cao răng. Mọi thông tin cần giải đáp và tư vấn vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo Hotline 1800. 2045



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Review lấy cao răng có đau không webtretho và giải đáp từ nha khoa NEVADA
Review lấy cao răng có đau không Webtretho? Hầu như ai cũng biết rằng lấy ...
LẤY CAO RĂNG SIÊU ÂM GIÁ 0 ĐỒNG: KHÔNG ĐAU NHỨC – KHÔNG BIẾN CHỨNG – DUY NHẤT CHỈ 50 SUẤT
Nằm trong chiến dịch chăm sóc sức khỏe răng miệng thường niên, Nha khoa Quốc ...
Có nên cạo vôi răng? Câu hỏi nay đã có đáp án
Cạo vôi răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
Lấy cao răng có đau không? Câu trả lời từ chuyên gia
Lấy cao răng là phương pháp chăm sóc răng miệng phổ biến tại phòng khám ...
7 cách lấy cao răng tại nhà hiệu quả thần tốc sau 3 phút
Bạn hoàn toàn có thể lấy cao răng bằng những nguyên liệu tự nhiên, rẻ ...
Cao răng huyết thanh là gì? Tác hại như nào?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng, là những mảng bám hình thành do ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia