Đăng ký Tư vấn miễn phí
Nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng và cách ngăn ngừa hiệu quả
Đâu là nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng và cách phòng ngừa cao răng như thế nào hiệu quả?
Cao răng tồn tại là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng bạn không ngờ tới. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng và phòng ngừa cao răng như thế nào? Cùng Nha khoa Quốc tế Nevada tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Cao răng hình thành như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng
Cao răng là những mảng bám cứng và bám chặt vào răng. Cao răng thường có màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Cao răng chính là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh lý răng miệng.
-
Cao răng hình thành như thế nào?
Sau khi ăn khoảng 15 đến 20 phút, những thức ăn còn thừa bám trên răng sẽ tạo thành một lớp màng trên bề mặt răng. Lớp màng này giúp các vi khuẩn có chỗ tích tụ trên bề mặt răng. Việc này lặp đi lặp lại và không được vệ sinh sạch sẽ, lớp màng ngày một dày lên và hình thành mảng bám.
Ở giai đoạn nhẹ được gọi là mảng bám nhưng nếu tiếp tục tồn tại và không có giải pháp khắc phục kịp thời những mảng bám này bị vôi hóa bởi những chất vô cơ có trong nước bọt và các yếu tố trong môi trường khoang miệng sẽ hình thành cao răng.
Cao răng hình thành do những thói quen ăn uống và không vệ sinh răng sạch
-
Nguyên nhân dẫn đến cao răng
Đa số nguyên nhân cao răng hình thành do từ quá trình sinh hoạt và vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, một vài nguyên nhân bị cao răng xuất phát từ những thói quen như:
+ Không vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn.
+ Không làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa, khiến thức ăn còn xót lại và hình thành nên cao răng.
+ Ăn nhiều đồ ăn có chứa hàm lượng đường cao khiến mảng bám hình thành nhanh chóng.
+ Chải răng không đúng cách khiến bề mặt và các kẽ răng chưa sạch lâu ngày hình thành mảng bám cao răng.
Vệ sinh răng sai cách dẫn đến hình thành cao răng
Phòng ngừa cao răng như thế nào?
Từ những nguyên nhân hình thành cao răng, sau đây là một số cách phòng ngừa hình thành cao răng:
+ Tập và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Chú ý đánh răng sau khi ăn uống và buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Tập thói quen sử dụng chỉ nha khoa để một lần nữa đảm bảo các kẽ răng cũng được loại bỏ sạch hết những vụn thức ăn còn xót lại.
+ Hạn chế những món ăn có chứa hàm lượng đường cao, đồ ăn chứa nhiều axit, rượu bia và chất kích thích,… Đây là những món ăn dẫn đến hình thành những mảng bám trên răng.
+ Bổ sung các loại rau, củ, quả có nhiều chất xơ. Các chất xơ trong rau, củ, quả giúp cuốn trôi đi những cặn thừa còn xót lại ở những kẽ răng.
+ Uống nước sau khi ăn để trung hòa axit trong khoang miệng và cũng giúp một phần làm miệng sạch hơn, ngăn ngừa mảng bám hình thành.
3 Bước vệ sinh răng sạch sẽ
Đọc ngay: Cách lấy cao răng tại nhà bằng muối
Một số câu hỏi liên quan đến cao răng
Chuyên gia giải đáp một số câu hỏi liên quan đến cao răng:
-
Nguyên nhân răng bị đóng vôi và cách làm rụng cao răng như thế nào?
Vôi răng là tên gọi khác của cao răng. Như vừa nêu trên, nguyên nhân răng bị đóng vôi từ thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống chưa khoa học. Cao răng tích tụ lâu ngày thường sẽ rất khó loại bỏ được bằng những cách thông thường. Cách tốt nhất nên đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ tiến hành lấy cao răng bằng thiết bị hiện đại, hiệu quả, không gây đau đớn cũng như gây hại cho răng. Một số loại cao răng có thể loại bỏ được tại nhà bằng những cách sau đây:
+ Dùng vỏ chuối và muối nguyên chất: Dùng vỏ chuối cắt thành các khúc khoảng 5 – 7 cm. Sau đó rắc một chút muối lên mặt trong của vỏ chuối. Dùng vỏ chuối chà lên răng khoảng 15- 20 lần. Chà xong, nên đánh răng sạch sẽ. Cách làm này đơn giản nhưng nếu kiên trì sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Răng không những trắng mà còn bóng khỏe.
Lấy cao răng bằng ủ hỗn hợp dầu dừa và baking soda
+ Dùng baking soda và dầu dừa: Rất đơn giản, bạn chỉ cần trộn hỗn hợp dầu dừa và baking soda thành hỗn hợp đặc sệt. Sau khi đánh răng sạch sẽ, ủ hỗn hợp này lên răng khoảng 3 – 5 phút. Súc miệng sạch lại với nước. Các này nên thực hiện khoảng 2 – 3 lần/ tuần để tránh baking soda ăn mòn men răng khiến răng bị ê buốt.
+ Ngậm dung dịch nước muối và giấm: Với những nguyên liệu có ngay trong bếp nhà bạn, hãy thử ngay với cách pha 1 thìa cà phê muối với 100ml giấm ăn. Sau khi đánh răng xong, ngậm dung dịch này 1 – 2 phút và súc miệng sạch lại với nước. Đây là cách đánh bay vôi răng rất hiệu quả. Khuyến cáo không nên áp dụng với người có răng nhạy cảm và tránh lạm dụng. Bởi dung dịch này ăn mòn cao răng rất tốt nhưng nếu lạm dụng sẽ khiến những chô răng không có cao răng bị tổn thương men răng.
Đọc ngay: Tác dụng và tác hại của việc lấy cao răng
-
Nguyên nhân trẻ bị cao răng là gì?
Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ bị cao răng cũng rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến cao răng ở trẻ do:
Thói quen ăn uống là nguyên nhân dẫn đến cao răng ở trẻ nhỏ
+ Trẻ chưa có ý thức tự vệ sinh răng miệng. Vì vậy, người lớn hãy nhắc nhở và tập cho trẻ thói quen vệ sinh sau khi ăn uống.
+ Vệ sinh răng không sạch hoặc chưa đúng cách: Vì trẻ nhỏ nên chưa biết cách vệ sinh răng đúng cách. Người lớn hãy hướng dẫn trẻ cách súc miệng. Đồng thời chọn cho trẻ bàn chải răng lông mềm, chải răng theo chiều dọc của răng, chải hết các ngọc ngách và chải răng từ 2 đến 3 phút.
+ Ăn nhiều đồ ngọt, axit, và những đồ ăn có chứa phẩm màu hóa học: Đây đều là những món ăn khoái khẩu đối với trẻ. Hãy hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn này để bảo vệ răng miệng cho trẻ.
+ Thiếu chất: Nguyên nhân này thường ít ai nghĩ đến nhưng lại rất quan trọng. Khi thiếu chất dinh dưỡng, khiến men răng yếu, sức đề kháng của răng nướu không tốt khiến răng dễ bị nhiễm cao răng hơn. hãy bổ sung vitamin (A, D, C,…), canxi, fluor,… giúp răng nướu chắc khỏe.
-
Lấy cao răng có đau không? Giá lấy cao răng có đắt không?
Khác với trước kia, lấy cao răng phải dùng lực tác động. Hiện nay, công nghệ y học phát triển, lấy cao răng dùng độ rung từ sóng siêu âm để loại bỏ các mảng bám trên răng. Vì vậy, sẽ hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, ê buốt khi lấy cao răng. Tuy nhiên, một số người có mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày quá dày hoặc đang bị sẵn các bệnh lý răng miệng hay do tâm lý có thể sẽ hơi đau nhẹ một chút và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.
Đến cơ sở nha khoa lấy cao răng định kỳ
Lấy cao răng là một phương pháp chăm sóc răng đơn giản nên giá không quá cao. Mức giá phụ thuộc vào tình trạng cao răng, bệnh lý bạn đang gặp phải khi lấy cao răng,….
Phải đọc: Bảng giá lấy cao răng
-
Cách lấy cao răng đen như thế nào là hiệu quả nhất?
Cao răng đen giống như cao răng, tuy nhiên tích tụ lâu ngày và do nhiều yếu tố tác động khiến cao răng chuyển sang màu đen. Cách tốt nhất để loại bỏ cao răng đen là nên đến cơ sở nha khoa thực hiện lấy cao răng. Những cách lấy cao răng tại nhà thông thường cần phải kiên trì và không thể loại bỏ hoàn toàn và nếu không đúng cách có thể khiến răng bị ê buốt, nhạy cảm hơn.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về những nguyên nhân dẫn đến hình thành cao răng và cách phòng ngừa cao răng hiệu quả. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có cách phòng tránh cao răng và chăm sóc răng tốt nhất. Mọi thông tin cần tư vấn và giải đáp vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số Hotline 1800.2045
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]
Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]
Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]
Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]
Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]