Cao răng "đáng sợ" thế nào? Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?
Banner giảm béo

Cao răng “đáng sợ” như thế nào? Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?

Cập nhật ngày: 04/06/2022

Đâu là thủ phạm gây ra hôi miệng. Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?

Hôi miệng khiến bạn cảm thấy bối rối và tự ti trong giao tiếp. Hôi miệng xuất phát do rất nhiều nguyên nhân, cao răng là một trong số những lý do gây hôi miệng đó. Vậy lấy cao răng có làm hết hôi miệng không? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia qua bài viết sau.

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không?

Cao răng hay còn có tên gọi là vôi răng. Cao răng hình thành từ những thói quen trong sinh hoạt. Khi ăn uống và không vệ sinh sạch sẽ luôn, những vụn thừa thức ăn này sẽ hình thành những mảng bám. Lâu dần theo thời gian, những mảng bám này không có giải pháp xử lý sẽ bị vôi hóa tạo thành cao răng. Cao răng rất khó loại bỏ bằng những cách làm sạch thông thường.

  • Những tác hại của cao răng

Cao răng được coi là “kẻ thù” gây ra nhiều bệnh lý răng miệng. Cao răng gây ra những tác hại “không ngờ” đối với răng và nướu như sau:

+ Cao răng bám trên bề mặt răng gây mất thẩm mỹ và hôi miệng cản trở sự sự tin của bạn trong giao tiếp.

+ Cao răng là ổ chứa tích tụ nhiều vi khuẩn và dẫn đến sâu răng.

+ Cao răng kích thích đến lợi và gây ra viêm lợi dẫn đến tình trạng lợi bị sưng đỏ, chảy máu và đau đớn rất khó vệ sinh. Vì đau và khó vệ sinh, nếu không có cách điều trị đúng và kịp thời tình trạng này sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra viêm nha chu. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ chống lại vi khuẩn bằng cách tiết ra những hóa chất độc hại tấn công lại. Lâu dần khiến suy giảm hệ miễn dịch, răng bị suy yếu, lung lay, thâm chí bị mất răng.

+ Ngoài ra, vi khuẩn trong cao răng cũng là nguyên nhân của các bệnh như: Viêm tủy răng, lở miệng, viêm họng, viêm amidan, viêm niêm mạc miệng,…

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không (1)

Cao răng là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý răng miệng

  • Cao răng có làm hôi miệng không?

Như vừa nhắc ở trên, cao răng có làm hôi miệng. Tại sao lại nói có cao răng bị hôi miệng. Bởi khi cao răng tích tụ và tồn tại trong miệng cùng với các hợp chất vô cơ, cặn bã, vụn thừa từ thức ăn còn sót lại và các tế bào chết sẽ bám chặt vào nhau. Hợp chất này có chứa góc sunfua. Đây là một loại hợp chất có mùi giống với mùi trứng thối. Và đó, chính là lý do vì sao cao răng dẫn đến miệng bị hôi.

Một số dấu hiệu nhận biết cao răng làm hôi miệng:

+ Dấu hiệu đầu tiên và đơn giản nhất chính là bạn cảm thấy hơi thở có mùi hôi. Tùy vào tình trạng của cao răng sẽ dẫn đến mức độ mùi hôi khác nhau.

+ Răng tích tụ nhiều mảng bám, cao răng và thường thấy hơi thở có mùi trong khoang miệng kể cả khi mới đánh răng xong vẫn cảm nhận thấy mùi.

+ Mắc các bệnh lý về răng miệng như: Viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,…

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không (2)

Cao răng là ổ chứa tích tụ nhiều vi khuẩn

Đọc ngay: Cách chữa hôi miệng

  • Lấy cao răng có hết hôi miệng không?

Cao răng gây ra hôi miệng và nhiều người đặt ra câu hỏi “lấy cao răng có bớt hôi miệng không?” Cao răng gây hôi miệng nhưng không có nghĩa người bị hôi miệng là do cao răng. Trước tiên phải tìm hiểu nguyên nhân gây hôi miệng là gì. Nếu bị hôi miệng và phát hiện trên răng có xuất hiện cao răng; thì chắc chắn bác sĩ sẽ chỉ định bạn lấy cao răng kết hợp với chế độ chăm sóc và vệ sinh răng sạch sẽ. Bên cạnh đó, cao răng nếu được lấy định kỳ không chỉ ngăn ngừa hôi miệng mà còn giúp loại bỏ được những nguy cơ gây ra những bệnh lý răng miệng rất hiệu quả.

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo, nên đến nha khoa thăm khám và lấy cao răng 3 – 6 tháng/ lần. Ngoài ra, nếu phát hiện bị viêm lợi, viêm nha chu hay các bệnh lý về răng miệng cũng nên đến ngay cơ sở nha khoa để được khám và có phác đồ điều trị kịp thời tránh dẫn đến hôi miệng khiến bạn mất tự tin.

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không (3)

Nên đến sơ sở nha khoa láy cao răng định kỳ

Chú ý: Bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao. Bởi khi lấy cao răng, nếu thực hiện kỹ thuật không tốt cao răng tuy được loại bỏ trên bề mặt nhưng có thể khiến bạn bị viêm lợi, tụt lợi, đau nhức. Khi đang bị đau nhức sẽ khiến bạn khó vệ sinh hết các ngóc ngách răng như thông thường khiến răng dễ bị viêm nhiễm. Và đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng.

Đọc ngay: Cách nhận biết và điều trị cao răng hiệu quả
<

Cách trị cao răng hôi miệng

  • Lấy cao răng tại cơ sở nha khoa

Để trị cao răng hôi miệng cách đầu tiên người ta sẽ nghĩ ngay đến cách lấy cao răng trị hôi miệng tại cơ sở nha khoa. Nhiều người thắc mắc lấy cao răng có đau không và lấy cao răng bao nhiêu tiền? Lấy cao răng là một phương pháp chăm sóc răng miệng đơn giản, nhanh chóng vì vậy giá cả sẽ không quá cao bạn có thể hoàn toàn yên tâm đến nha khoa lấy cao răng mà không sợ tốn kém.

Ngày nay, với công nghệ y học hiện đại, lấy cao răng không cần dùng lực tác động mà dùng đến độ rung từ sóng siêu âm. Vậy nên sẽ giảm tối đa việc đau nhức, tổn hại men răng. Tuy nhiên, tình trạng mảng bám quá nhiều, cứng và lâu năm, sẽ khiến bản cảm thấy hơi đau nhẹ một chút và cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không

Lấy cao răng bằng công nghệ sóng siêu âm không gây đau nhức, không hại men răng

  • Lấy cao răng tại nhà

Một số trường hợp cao răng ở mức độ nhẹ và không có thời gian đến cơ sở nha khoa, có thể tham khảo một số cách lấy cao răng đơn giản tại nhà như sau:

+ Dùng dầu dừa và baking soda: Trộn hỗn hợp baking soda và dầu dừa thành hỗn hợp đặc sệt. Sau khi chải răng sạch sẽ rồi ủ hơn hợp này lên răng 2 phút và súc miệng sạch lại với nước. Cách này không nên quá lạm dụng. Chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ tuần bạn sẽ thấy răng được cải thiện.

+ Dùng muối và baking soda: Trộn 1 thìa cà phê muối với 1 thìa cà phê baking soda pha với 100ml nước. Sau khi đánh răng sạch sẽ, ngậm dung dịch này khoảng 3-4 phút và súc miệng sạch lại với nước. Lưu ý, một tuần nên dùng 2-3 lần để tránh bị ăn mòn men răng.

+ Pha giấm với muối: Pha 1 thìa cà phê muối cùng với 50ml giấm và 50ml nước ấm. Sau khi chải răng sạch sẽ, ngậm dung dịch 2 – 3 phút và súc miệng lại với nước. Cách làm này giúp tẩy trắng răng và loại bỏ cao răng rất hiệu quả. Lưu ý nên áp dụng 1 lần/ tuần và không nên thực hiện với người răng nhạy cảm.

Lấy cao răng có làm hết hôi miệng không (5)

Tẩy trắng răng bằng công nghệ Laser

  • Tấy trắng răng có hết hôi miệng không?

Tẩy trắng răng là phương pháp thẩm mỹ răng bằng cách dùng gel tẩy trắng và công nghệ ánh sáng laser giúp răng trắng sáng. Trước khi thực hiện tẩy trắng răng tại cơ sở nha khoa, bác sĩ thường sẽ làm sạch răng và lấy cao răng rồi tiến hành tẩy trắng. Với quy trình này cao răng có được loại bỏ. Nếu nguyên nhân hôi miệng do cao răng thì phương pháp tẩy trắng răng này có cải thiện hôi miệng.

Ngày nay, trên thị trường có bán nhiều loại miếng dán tẩy trắng răng tại nhà. Dùng cách này giúp tẩy bỏ đi những chất ố vàng trên răng nhưng cao răng thì chưa thực sự đảm bảo được loại bỏ. Vì vậy, tẩy trắng răng băng phương pháp này, sẽ không được đánh giá cao với công dụng hết hôi miệng.

Đọc ngay: Những lưu ý trước và sau khi tẩy trắng răng tại nhà

Trên đây là những thông tin về tác hại của cao răng cũng như giải đáp câu hỏi lấy cao răng có làm hết hôi miệng không. Hy vọng với những thông tin cung cấp trên sẽ giúp bạn có một hàm răng trắng sáng, hơi thở thơm mát tự tin giao tiếp. Mọi vấn đề thắc mắc cũng như cần tư vấn, vui lòng liên hệ Nha khoa Quốc tế Nevada theo số Hotline 1800. 2045

 

 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đánh răng bằng bàn chải điện có tốt không? Và đây là những sự thật không phải ai cũng biết
Khám phá ngay bài viết này, bạn sẽ tìm được lời giải đáp cực bất ...
Bị buốt răng khi ăn đồ ngọt | Nguyên nhân và cách điều trị triệt để
Tình trạng bị buốt răng khi ăn đồ ngọt [1] có phải là một bệnh ...
Top 12 Cách chữa đau nhức răng hàm dưới bên trái tại nhà
Cảm giác đau nhức răng hàm dưới bên trái hay ê răng hàm dưới quả ...
Chỉ nha khoa có tốt không? Tất tần tật những điều không thể bỏ lỡ về chỉ nha khoa được tiết lộ
Bạn thắc mắc về việc sử dụng chỉ nha khoa có tốt không [1]? Vậy ...
Những nguyên nhân khiến răng bị ê buốt? CÁCH CHỮA TRỊ
Răng bị ê buốt là tình trạng nhiều người trên thế giới mắc phải, đặc ...
Địa chỉ lấy cao răng Hà Nội AN TOÀN nhất mà KHÔNG gây đau ?
Lấy cao răng ở đâu tốt tại tphcm và Hà Nội là an toàn, uy ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia