Răng của trẻ ngày càng xấu đi vì sự vô ý, tùy tiện này của cha mẹ
Banner giảm béo

Răng của trẻ ngày càng xấu đi vì sự vô ý, tùy tiện này của cha mẹ

Sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng là điều vô cùng quan trọng cần được quan tâm ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Răng vĩnh viễn được thay khi trẻ khoảng 6 – 7 tuổi và sẽ gắn bó cả cuộc đời nên nếu không chăm sóc từ nhỏ rất có thể sau này nhiều người sẽ phải ân hận. Dưới đây là những sự vô ý, tùy tiện của cha mẹ khiến cho răng của trẻ ngày càng xấu và yếu đi mà chúng ta không hề hay biết.

Tìm hiểu những nguyên nhân khiến răng trẻ ngày càng xấu đi

Cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn

Nhiều bà mẹ tùy tiện cho con dùng chung kem đánh răng của mình mà không hề hay biết điều này vô tình gây hại cho trẻ ngay từ những ngày đầu. Họ nghĩ rằng kem đánh răng của người lớn và trẻ em chỉ khác nhau về mùi vị, hương thơm nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Cấu tạo của răng sữa trẻ em mỏng và nhỏ hơn rất nhiều so với men răng vĩnh viễn của người lớn. Cùng với các thói quen về việc đánh răng ẩu, nhanh chóng, không đúng cách nên kem đánh răng của trẻ không chỉ khác về mùi vị mà còn có sự khác biệt lớn trong các hoạt chất bên trong.

Ở kem đánh răng người lớn có chứa lượng Canxi Cacbonat là nguyên liệu phổ biến được dùng với vai trò là chất tẩy, giúp làm mài mòn các mảng bám. Tuy nhiên ở răng sữa của trẻ có cấu tạo mỏng, dễ bị mài mòn gấp nhiều lần, bề mặt răng cũng có tiết diện nhám cao hơn. Do vậy, ở kem đánh răng dùng cho trẻ có nguyên liệu an toàn và phù hợp hơn.

Không nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng của người lớn

Chỉ vệ sinh răng miệng bằng bàn chải

Cũng giống như người lớn, khi trẻ đã hoàn thiện bộ răng trên cung hàm của mình thì việc chăm sóc răng miệng bằng bàn chải không thôi là chưa đủ. Thế nhưng đa số cha mẹ lại không hề quan tâm đến điều này mà chỉ cho con đánh răng bằng bàn chải thông thường để làm sạch răng. Với thói quen đánh nhanh, không cẩn thận thì điều này càng tồn đọng nguy cơ cao rằng con sẽ không thể vệ sinh sạch và vẫn gặp các tình trạng bệnh lý răng miệng.

Chính vì thế, bên cạnh việc phải cùng con đánh răng mỗi ngày, cha mẹ cần tạo cho con thói quen sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, bàn chải kẽ sau đánh răng sẽ hỗ trợ làm sạch vùng miệng, khử mùi hôi., loại bỏ những mảng bám còn sót lại sau đánh răng. Tuy nhiên, cũng cần lựa chọn các loại nước súc miệng dành cho trẻ em không chứa cồn, tránh tình trạng cả nhà dùng chung một loại nước súc miệng.

Sử dụng kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa sau khi đánh răng

Không cho con thăm khám nha sĩ định kỳ

Không chỉ với trẻ em mà nhiều người lớn cũng rất chủ quan trong việc không thường xuyên đến thăm khám nha sĩ định kỳ. Bố mẹ chỉ cho con đi đến nha sĩ khi cần nhổ răng hoặc khi con đã gặp phải các vấn đề bệnh lý như sâu răng cần phải chữa trị. Theo khuyến cáo, cha mẹ nên cho bé kiểm tra nha sĩ ngay từ khi mọc chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên và khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bé được chăm sóc và bảo vệ răng một cách tốt nhất.

Cần cho bé đi khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra sức khoẻ răng miệng

Sức khỏe răng miệng là điều vô cùng quan trọng cần được quan tâm không chỉ ở người lớn mà đặc biệt là đối với trẻ em. Những sai lầm trong cách vệ sinh răng cho trẻ cũng như sự vô ý, chủ quan của cha mẹ vô tình khiến cho răng của con ngày càng yếu và xấu đi, dễ mắc phải các tình trạng bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, cần lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo tối đa hiệu quả của việc thăm khám và xử lý các vấn đề bệnh lý không chỉ cho bé mà là cho cả gia đình.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bạn đã biết đến cách chữa hôi miệng bằng lá chanh chưa?
Xóa tan hơi thở khó chịu đơn giản với cách chữa hôi miệng bằng lá ...
Giải pháp nào cho răng nhiễm kháng sinh Tetracycline
Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline thường có màu đen sẫm, tối màu và không thể ...
Chữa viêm lợi bằng các phương pháp dân gian – Câu trả lời từ chuyên gia
Viêm lợi là bệnh lý rất dễ gặp phải và mang lại nhiều phiền toái. ...
Đau răng hàm gây đau đầu – Ẩn chứa nguy cơ khôn lường!
Đau răng hàm gây đau đầu là tình trạng rất nhiều người gặp phải và ...
Niềng răng không thành công và những hậu quả khôn lường
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha được ưa chuộng để khắc ...
Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)
Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia