Răng lấy tủy bị vỡ - Nguyên nhân và cách khắc phục
Banner giảm béo

Răng lấy tủy bị vỡ phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục

Cập nhật ngày: 30/06/2020

Răng lấy tủy bị vỡ, răng lấy tuỷ bị bể là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong điều trị tủy răng. Những chiếc răng sau khi lấy tủy bị vỡ tủy không gây buốt nhức như những chiếc răng khác nhưng cũng gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng. Răng lấy tủy bị vỡ có thể trám răng như những răng sứt mẻ bình thường hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và các khắc phục cho những người có răng lấy tủy bị vỡ.

Răng lấy tủy bị vỡ, răng lấy tuỷ bị bể

Răng lấy tủy bị vỡ

Các triệu chứng thường gặp sau khi lấy tủy răng

Lấy tủy răng là loại bỏ đi các mô tủy bên trong răng do bị viêm nhiễm, hoại tử hoặc chết tủy. Sau khi lấy tủy, chiếc răng chỉ còn lại là răng chết. Chính vì vậy, tình trạng răng lấy tủy bị vỡ xảy ra không phải điều lạ. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về các triệu chứng thường gặp sau khi lấy tủy răng.

  • Răng lấy tủy bị đen

Tủy răng là một mô liên kết đặc biệt chứa các dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có chức năng cung cấp dinh dưỡng nuôi chiếc răng của bạn. Chiếc răng có màu trắng chính là màu của ngà răng. Do được tủy cung cấp trực tiếp dinh dưỡng cho ngà răng để nó có thể giữ màu trắng sáng. Khi chiếc răng không còn tủy nữa, ngà răng không có chất dinh dưỡng nên sẽ đổi màu.

  • Răng lấy tủy bị lung lay

Lấy tủy răng nghĩa là các mô liên kết, dây thần kinh và mạch máu tại cái răng đó cũng mất đi. Điều này đồng nghĩa với việc những chiếc răng đó sẽ không còn bám chắc vào nướu khiến cho chiếc răng ấy bị lung lay

  • Răng lấy tủy bị vỡ

Một chiếc răng không được các mạch máu nuôi dưỡng coi như là một cái răng chết. Các mô cứng của răng là men răng và ngà răng bị giòn và dễ vỡ hơn.

Răng lấy tủy bị vỡ- Nguyên nhân do đâu?

Tủy răng là “trái tim” của chiếc răng bao gồm các mạch máu và sợi thần kinh, giúp nuôi dưỡng chiếc răng được bao phủ bởi men răng và ngà răng. Sau khi lấy tủy, chiếc răng gần như không có sự sống. Chính vì vậy, răng giòn hơn và dễ gãy vỡ hơn. Do răng đã giòn và yếu nên bất cứ một tác động mạnh nào cũng khiến chiếc răng bị vỡ.

Cách khắc phục răng lấy tủy bị vỡ

Thực tế, răng lấy tủy bị vỡ không gây đau nhức gì, nhưng nó cũng cản trở nhiều trong sinh hoạt. Thậm chí có thể gây ra các bệnh lý nha khoa, và lây lan sang các răng khác.

Do vậy, chúng ta cần khắc phục những chiếc răng bị vỡ ấy để chiếc răng ấy có thể thực hiện chức năng ăn nhai như bình thường.

Nếu chiếc răng bị vỡ nhẹ, hoặc sứt mẻ nhẹ, chúng ta có thể trám lại chiếc răng đó. Tuy nhiên, bản chất của chiếc răng lấy tủy là rất giòn, do vậy trám răng chỉ có thể khắc phục tạm thời chiếc răng lấy tủy bị vỡ. Nếu có bất cứ va chạm mạnh nào răng sẽ lại vỡ như cũ.

Để khắc phục khuyết điểm của việc trám răng, các chuyên gia khuyên bạn nên bọc sứ cho chiếc răng đã lấy tủy. Răng sứ có độ cứng chắc hơn răng thật rất nhiều lần, hoàn toàn có thể thay thế răng thật.

Trong trường hợp răng lấy tủy bị vỡ nặng, gãy sâu, không còn cách nào khác là phải nhổ bỏ chiếc răng ấy đi để trồng răng giả. Việc trồng răng giả có thể khắc phục tình trạng mất răng khiến tiêu xương răng.

Răng lấy tủy bị vỡ, răng lấy tuỷ bị bể

Bọc răng sứ cho răng lấy tủy bị vỡ

==> Nếu bạn băn khoăn răng lấy tuỷ bị vỡ có nguy hiểm không có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Lấy tủy răng có nguy hiểm không?

Lời khuyên về việc bảo vệ và chăm sóc răng đã lấy tủy đúng cách

Sau khi lấy tủy răng, chiếc răng còn lại rất yếu, chính vì vậy chúng ta cần có phương pháp chăm sóc và bảo vệ răng để răng không bị vỡ. Dưới đây là các cách chăm sóc răng miệng cụ thể.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách trước hết là đánh răng hàng ngày đúng cách. Bạn nên đánh răng ít nhất 2 ngày một lần, chải răng bằng bàn chải mềm, chải răng nhẹ nhàng, không chà mạnh vì như vậy sẽ ảnh hưởng răng nướu. Ngoài ra, bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng 3-4 tháng một lần.

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa thay thế hoàn toàn cho tăm xỉa răng vì tăm xỉa răng cứng có thể làm tổn thương răng, nướu của bạn. Một số loại chỉ nha khoa trên thị trường còn có thành phần chống sâu răng.

Súc miệng hàng ngày là bước cuối cùng trong vệ sinh răng miệng. Bạn không nên lạm dụng các loại nước súc miệng có chất tẩy mạnh. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày để răng chắc, nướu khỏe.

Răng lấy tủy bị vỡ, răng lấy tuỷ bị bể

Đánh răng đúng cách để vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Khám nha định kỳ theo lịch của bác sĩ

Bạn nên đến nha khoa thăm khám tình trạng chiếc răng đã lấy tủy cũng như khám tổng quát cho răng của mình để có thể phòng ngừa hoặc kịp thời điều trị các bệnh lý nha khoa. Theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa có thể là 3-4 tháng hoặc 6 tháng khám định kỳ.

Bạn vẫn nên đi lấy cao răng định kỳ vì cao răng vẫn bám lại và ở lại trên răng của bạn gây nhiều bệnh lý nha khoa.

  • Chế độ ăn phù hợp

Bạn nên hạn chế ăn đồ ăn quá cay, quá nóng, quá lạnh hay những thực phẩm có màu. Bạn nên kiêng các đồ uống có gas, trà, cà phê hay bia rượu.

Bạn nên ăn những thực phẩm có chứa nhiều dưỡng chất, nhiều vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau, củ, quả. Ngoài ra bạn nên bổ sung thêm canxi có nhiều trong tôm, cua, cá…

Răng lấy tủy bị vỡ, răng lấy tuỷ bị bể

Những thực phẩm tốt và không tốt cho răng

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục răng lấy tủy bị vỡ. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ nha khoa tại Nha khoa Quốc tế Nevada xin vui lòng liên hệ tới số Hotline: 1800.2045 hoặc bạn vui lòng ĐỂ LẠI THÔNG TIN để đăng ký thăm khám và chăm sóc răng miệng theo tiêu chuẩn quốc tế tại đây.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Điều trị tuỷ răng công nghệ cao tại Nha khoa Quốc tế Nevada
Tuỷ răng - thứ mà khi nhắc đến bất cứ người bệnh nào cũng phải ...
Cẩm nang y học: Nuốt phải thuốc diệt tủy răng có độc không | Kiến thức về thuốc diệt tủy răng
Khi răng bị tổn thương viêm nhiễm vùng tủy gây đau nhức dữ dội thì ...
Có thai lấy tuỷ răng được không? Những điều mẹ bầu cần lưu ý
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có sức khoẻ vô cùng nhạy cảm. Chính ...
Trám răng lấy tủy giá bao nhiêu tiền | Cập nhật bảng giá trám răng lấy tuỷ 2023
Trám răng lấy tuỷ giá bao nhiêu tiền? Răng sâu, hỏng hoặc vỡ do tai ...
Viêm tủy răng cấp là gì? Điều trị viêm tủy răng cấp hiệu quả
Viêm tủy răng cấp tính dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt gây khó ...
Hướng dẫn cách chữa răng nhạy cảm an toàn và hiệu quả nhanh chóng
Răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến, dễ gặp ở nhiều người, cách chữa ...
KIẾN THỨC NHA KHOA
Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có liên quan tới nhau như thế nào?

Bệnh béo phì và sức khoẻ răng miệng có hay không 1 mối quan hệ mật thiết?! Béo phì đang […]

Những vết mốc đen có thể đem lại 1 đại dịch sâu răng kinh hoàng

Đừng coi thường những vết mốc đen, chúng có thể đem lại cho bạn ám ảnh kinh hoàng hơn cả […]

[FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành nha khoa

Những sự thật này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên đấy! [FUNFACTS] Top 5 sự thật thú vị về ngành […]

Răng sứ có tự bao giờ? Câu chuyện về quá trình phát triển của răng bọc sứ!

Đã có bao giờ bạn tự hỏi, răng sứ có tự bao giờ? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.3 (Phần cuối)

Tiếp nối 2 phần trước, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những bước chuyển mình cuối cùng […]

Những bước chuyển mình thế kỷ của ngành Nha khoa P.2

Nối tiếp phần 1 về những mốc chuyển mình mang tính lịch sử của ngành Nha khoa, hãy cùng khám […]



Giấy phép hoạt động số 00799/HCM-GPHĐ - Chứng chỉ hành nghề số 002254/HCM-CCHN

(*) Kết quả tùy thuộc cơ địa của mỗi người

X
Chat với chuyên gia